Nội dung pháp luật lao động bảo vệ người lao động về việclàm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 38 - 41)

c) Thời kỳ 1987 đến nay

2.1.1.2 Nội dung pháp luật lao động bảo vệ người lao động về việclàm

Bảo vệ người lao động trong lính vực việc làm, Bộ luật lao động đã có các quy định nhằm bảo vệ người lao động trên các phương diện sau đây:

- Bình đẳng về việc làm: Bộ luật lao động quy định: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tơn giáo” (Khoản 1, Điều 55 BLLĐ). Đây là sự khẳng định về quyền làm việc và tự do lựa chọn việc làm của người lao động. Cụ thể

hoá một nguyên tắc hiến định được quy định tại Điều 5 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992 “Lao động là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc về tự do việc làm của pháp luật lao động quốc tế.

- Quyền lựa chọn việc làm: Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc làm tuỳ theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ (Khoản 1, Điều 16 BLLĐ). Ghi nhận điều này cũng đồng nghĩa với việc “ Cấm ngược đãi người lao động, cấm cưỡng bức người lao động dưới bất kỳ hình thức nào (Khoản 2, Điều 5, BLLĐ). Nguyên tắc này nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động về việc làm trong mối quan hệ với người sử dụng lao động có vị thế cao hơn.

- Khuyến khích mọi hoạt động tạo ra việc làm và hỗ trợ tạo việc làm. Khoản 3, Điều 16 BLLĐ quy định “Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiên thuận lợi hoặc giúp đỡ”. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, có một số đối tượng yếu thế trong vấn đề tìm việc làm, cũng như làm việc cần được Nhà nước bảo vệ trong quá trình lao động và tìm việc làm đó là lao động chưa thành niên, lao động tàn tật, lao động nữ. . . Nhà nước có chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng trên nhằm đảm bảo công bằng việc làm đối với họ và tạo khả năng làm việc để họ tự bảo đảm được cuộc sống của mình.

* Xây dựng chiến lược việc làm qua các thời kỳ. Để đảm bảo các quyền cơ bản của cơng dân trong đó có quyền lao động, Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để công dân thực hiện các quyền của mình. Thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước đối với công dân trong lĩnh vực việc làm , Nhà nước phải có kế hoạch tạo việc làm mới trong các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội qua các giai đoạn 10 năm; 5 năm và hàng năm. Chính phủ sẽ lập chương trình quốc gia về việc làm, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội trong cả nước. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngvà quỹ giải quyết việc làm địa

phương phối hợp để xây dựng chiến lược về việc làm trong địa phương mình, thực hiện các chương trình giải quyết việc làm cùng với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. . .

Để xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm , Chính phủ giao nhiệm vụ đó cho Bộ lao động, thương binh và Xã hội đảm nhiệm với tư cách là cơ quan chuyên môn. Bộ lao động thương binh và Xã hội đã có những chương trình giải quyết việc làm cụ thể được triển khai thực hiện qua các giai đoạn và thu được những kết quả nhất định: Ví dụ trong thời gian từ năm 1998-2000, trên phạm vi cả nước đã tạo được 2,6 triệu chỗ làm, trong đó 75% việc làm được tạo ra do các chương trình phát triển kinh tế xã hội như xố đói giảm nghèo; chương trình xây dựng khu kinh tế mới. . .Trong 5 năm 1996-2000 đã tạo việc làm mới và việc làm thêm cho 6,1 triệu lao động, tạo việc làm ổn định cho 23,5 triệu lao động và thu hút thêm 2,2 triệu lao động ở khu vực nông-lâm-ngư nghiệp, khu vực dịch vụ thu hút 2,3- 2,4 triệu lao động. (Chiến lược việc làm thời kỳ 2001-2010 do Bộ lao động- Thương binh và Xã hội công bố tháng 8/2000)

Trong năm 2004, thực hiện các chiến lược quốc gia về việc làm, chúng ta đã tạo việc làm trong cả nước cho 1,490 triệu người,đạt 103,8% kế hoạch năm; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5,6%, nâng tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động nông thôn lên 79% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ lao động-Thương binh và Xã hội).

* Các quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động: các doanh nghiệp là nơi tập trung nhièu nhất người lao động tới làm việc, sự thay đổi trong tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng lớn đến người lao động nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Do vậy, Điều 17 BLLĐ quy định “trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ dể tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không giải quyết được việc làm mới phải cho người lao động thơi việc thì phải trả trợ cấp mất

việc làm”. Để đảm bảo người lao động không bị mất việc làm, cũng như trong trường hợp xấu nhất họ bị mất việc làm nhưng tạo điều kiên thuận lợi cho họ tìm kiếm việc làm mới, pháp luật quy định “Các doanh nghiệp phải có quỹ dự phịng về trợ cấp mất việc làm theo quy định của Chính phủ để kịp thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm”.

* Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc đảm bảo việc làm cho người lao động. Để đảm bảo việc làm cho người lao động cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội và những người sử dụng lao động, cụ thể đó là sự phối hợp giữa Chính phủ, Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân các cấp và các trung tâm giới thiệu việc làm..

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 38 - 41)