Củng cố và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm, nâng cao chất lượng dạy nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 97 - 98)

d) Toà án nhân dân: Là cơ quan chun mơn có thẩm quyền xét xử các

3.2.4 Củng cố và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm, nâng cao chất lượng dạy nghề.

việc làm, nâng cao chất lượng dạy nghề.

Hoạt động dịch vụ việc làm ra đời và phát triển theo nhu cầu khách quan của xã hội, tuy nhiên đây có thể coi là loại dịch vụ nhạy cảm đặc biệt, do đó Nhà nước cần có chủ trương hỗ trợ, hướng dẫn để dịch vụ này hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận trực tiếp. Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ (thay thế Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995) hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm đưa ra các giải pháp đối với loại dịch vụ này là: Thống nhất tên gọi, xác định mơ hình tổ chức, quy định các điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức cung ứng lao động, về chính sách đầu tư của Nhà nước đối với hoạt động này, thống nhất các quy định về phí hoạt động, cung ứng lao động và giới thiệu việc làm, tổ chức quản

lý Nhà nước đối với hoạt động này. Kiên quyết xử lý những hoạt động trá hình, lừa gạt, những trung tâm được lập ra khơng vì mục đích giúp đỡ người lao động tìm việc làm như hiện nay.

Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, tạo điều kiện để người lao động tiếp cận với thông tin về lao động và việc làm qua các hội chợ về việc làm, qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa người lao động và người chủ sử dụng lao động (các doanh nghiệp), điều tra lao động- việc làm theo định kỳ, tổ chức nhiều hội chợ việc làm ở các đô thị lớn.

Nâng cao hoạt động dạy nghề thông qua việc định hướng việc làm đối với giới trẻ nhất là học sinh và sinh viên. Đào tạo phải gắn với thị trường lao động, gắn với nhu cầu của thị trường lao động là một định hướng cơ bản. Muốn vậy phải thực hiện quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề; tạo cơ chế thơng thống để phát triển xã hội hoá dạy nghề, thu hút đa nguồn lực từ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho dạy nghề; nâng cấp trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, đổi mới chương trình, giáo trình dạy nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)