KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 105 - 108)

d) Toà án nhân dân: Là cơ quan chun mơn có thẩm quyền xét xử các

KẾT LUẬN CHUNG

Bảo vệ người lao động là việc làm cần thiết trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, đây là vấn đề được thực hiện khơng chỉ trên bình diện kinh tế- xã hội, mà cịn được thực hiện trên cả bình diện chính trị- pháp lý, đây không chỉ là vấn đề bức xúc trước mắt mà còn là vấn đề chiến lược lâu dài. Đối với Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế thị trường mới được hình thành và phát triển chưa lâu, nền kinh tế còn chậm phát triển, bước đầu vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cịn nhiều khó khăn, cho nên thị trường lao động mới được ra đời và phát triển khơng tránh khỏi những khó khăn, và sự tồn tại những bức xúc của người lao động. Người lao động Việt nam trước những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, của việc làm và sự chênh lệch quá cao giữa cung và cầu lao động đang làm cho họ gặp nhiều khó khăn trong q trình tìm việc làm, duy trì và phát triển quan hệ lao động tốt đẹp. Tuy rằng, những khó khăn nêu trên khơng chỉ xuất hiện riêng ở Việt nam hay mới chỉ xuất hiện ở nước ta, mà trong nên kinh tế thị trường hiện nay, những khó khăn nêu trên trong điều kiện nền kinh tế thị trường được bộc lộ ngày càng rõ nét, ngày càng phức tạp và bức xúc. Giải quyết các vướng mắc của thị trường lao động thông qua giải quyết các vấn đề của quan hệ lao động như: Việc làm; Tiền lương; Bảo hiểm xã hội. . .là cần thiết nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Bảo vệ quan hệ lao động, trong đó có bảo vệ người lao động là cần thiết từ đó xây dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực của đất nước trong mối quan hệ hài hoà giữa các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Ở Việt nam, vấn đề bảo vệ người lao động đã được thực hiện từ rất sớm ngay từ khi Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời và ngày càng được hoàn thiện với các chế định của pháp luật lao động như: việc làm; tiền lương; bảo hiểm; an toàn lao động, vệ sinh lao động. . . các chế định này ngày càng đưcợ hồn thiện qua q trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, pháp luật lao động bảo vệ người lao động được thể hiện khác nhau về đối tượng điều chỉnh do sự khác nhau về điều kiện kinh tế và cơ chế quản lý kinh tếp- xã hội của Nhà nước. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, chúng ta xoá bỏ đi cơ chế bao cấp việc làm, biên chế vĩnh viễn đối với người lao động, lúc này nhà nước cần phải có chính sách điều chỉnh mới trong lĩnh vực lao động, bảo vệ người lao động yếu thế đã được Nhà nước thực hiện bằng việc hoàn thiện hơn các chế định của luật lao động biểu hiện là sự ra đời của Bộ luật lao động 1994 và nhất là khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2002 thì các chế định của luật lao động về bảo vệ người lao động trong cơ chế thị trường có sự hồn thiện hơn nữa. Việc bảo vệ người lao động được luật lao động đặt trong mối quan hệ hài hoà giữa các chủ thể là người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước, đó chính là bảo vệ người lao động trên cơ sở bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, khuyến khích sản xuất và mở rộng sản xuất, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Quá trình thực hiện các quy định của Bô luật lao động và các văn bản pháp luật liên quan đã phát huy được mục đích của BLLĐ đó là bảo vệ người lao động, người yếu thế trong quan hệ lao động, tạo điều điện cho quan hệ lao động phát triển hài hoà. Người lao động ngày càng được quyền tự do lựa chọn việc làm, thay đổi việc làm phù hợp với chuyên môn và năng lực của mình. Người sử dụng lao động có tồn quyền tuyển chọn người lao động theo ý của họ, tôn trọng quyền tự do thoả thuận của các bên. Người lao động được bản vệ trong các quan hệ lao động thông qua các chế định của luật lao động ngày càng được hoàn thiện như: việc làm; hợp đồng lao động; tiền lương; kỷ luật

lao động. . . các chế định trên đã được người lao động hết sức quan tâm và ủng hộ.

Tuy nhiên, pháp luật lao động còn bộc lộ một số điểm bất cập, chưa phù hợp với thực tế, tạo các lỗ hổng để những đối tượng có nghĩa vụ thực hiện lách luật. Quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật lao động còn nhiều điểm bất cập, chưa triệt để, chưa có sự tham gia tích cực của các chủ thể liên quan và có chức năng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể có nghĩa vụ thực hiện pháp luật coi thường pháp luật, không thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng các quy định của pháp luật trong việc bản vệ quyền lợi của người lao động. Các chế tài được áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động còn quá thấp và yếu không đủ sức dăn đe đối với các đối tượng vi phạm. . . nên thực trạng người lao động bị xâm hại về quyền lợi cũng như các điều kiện lao động ngày càng trở nên phổ biến.

Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng sâu rộng, cạnh tranh lao động ngày càng gay gắt. Pháp luật lao động bảo vệ người lao động cần phải tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện, phải tạo được hành lang pháp lý cũng như các biện pháp cần thiết để nó được thực hiện nghiêm túc và triệt để trong thực tế với sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các tổ chức và cá nhân có chức năng, thẩm quyền và nghĩa vụ thi hành dưới sự chỉ đạo triệt để của nhà nước. Xử lý nghiêm minh và kịp thời các trường hợp vi phạm xảy ra đảm bảo người lao động được hưởng các quyền lợi trong lao động đã được pháp luật ghi nhận trên cơ sở bản hộ các lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 105 - 108)