Khái niệm tiền lương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 48 - 50)

c) Thời kỳ 1987 đến nay

2.1.3.1 Khái niệm tiền lương

Khoản thu nhập mà người lao động nhận được khi bán sức lao động của mình cho người sử dụng lao động đó chính là khoản tiền lương.

Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hồn thành cơng việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, hoặc hai bên đã thảo thuận trong hợp đồng lao động.

Có thể nói, lương là một phần sản phảm xã hội của người lao động tham gia lao động xã hội thu được từ người sử dụng lao động theo số lượng, chất

lượng và giá trị sức lao động của người ấy, là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động. Tiền lương luôn gắn liền với người lao động, là nguồn sống chủ yếu của bản thân người lao động. Tiền lương có tác động kích thích người lao động nâng cao năng lực làm việc, phát huy mọi năng lực vốn có để tạo năng suất lao động cao nhất. Tiền lương có tác động tích cực đến việc quản lý kinh tế, tài chính, quản lý lao động và kích thích sản xuất. Chính tác dụng to lớn của tiền lương như vậy đòi hỏi tiền lương phải bảo đảm cho người lao động không những đảm bảo tái sản xuất sức lao động một cách tốt nhất, mà cịn duy trì được cuộc sống bình thường cho họ trong quá trình lao động.

* Nguyên tắc điều chỉnh tiền lương

- Nguyên tắc phân phối theo lao động. Nguyên tắc nàykhông chỉ được áp dụng ở Việt nam, mà nó là nguyên tắc được tất cả các quốc gia áp dụng để điều chỉnh vấn đề tiền lương của người lao động hiện nay. Ngay ở khoản 1, Điều 46 Luật lao động Trung Quốc quy định: “Phân phối lương phải tuân theo nguyên tắc phân phối theo lao động”. Ở Việt nam, ĐIều 55,BLLĐ quy định: “Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc”. Phân phối theo lao động ở đây là căn cứ vào lượng lao động tiêu hao để sáng tạo nên giá trị hàng hố mới từ đó làm căn cứ để trả lương cho người lao động trên cơ sở sức lao động bị tiêu hao. Để thực hiện được nguyên tắc này đòi hỏi phải coi tiền lương là giá cả của sức lao động.

- Điều chỉnh tiền lương phải trên cơ sở phát triển của nền kinh tế và tuỳ thuộc vào điều kiện lao động cụ thể. Tiền lương được phản ánh qua giá cả sinh hoạt, khi nền kinh tế phát triển, tức lao động xã hội tạo ra nhiều của cải vật chất, đời sống người dân được nâng cao, nhu cầu con người tăng lên thì tiền lương khơng thể thấp đi, vì sức lao động lúc này cũng phải nâng cao giá trị của nó. Do vậy, điều chỉnh tiền lương phải căn cứ vào q trình phát triển của kinh tế để khuyến khích sự sáng tạo và nâng cao năng suất lao động.

- Việc trả lương phải trên cơ sở năng suất lao động. Khi trả lương phải dựa trên cơ sở hiệu quả làm việc, không để xảy ra trường hợp việc trả lương không đúng với năng lực lao động, điều đó sẽ khơng khuyến khích sản xuất phát triển.

Hiện nay, chế độ tiền lương mới được sửa đổi bổ sung được áp dụng đối với lao động làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau kể từ ngày 1/10/2004 và thực tế có hiệu lực từ ngày 1/1/2005 cho tất cả các lĩnh vực và ngành nghề. Như vậy, nếu đi sâu vào phân tích chế độ tiền lương ở nước ta rất phúc tạp và nhiều vấn đề có thể viết thành những đề tài hay và khó, cho nên trong phạm vi cuốn luận văn, tác giả chỉ xin viết về những quy định về tiền lương trong luật lao động nhằm bảo vệ người lao động trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 48 - 50)