Quan hệ giữa người lao động và người sửdụng lao động trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 85 - 88)

d) Toà án nhân dân: Là cơ quan chun mơn có thẩm quyền xét xử các

3.1.1 Quan hệ giữa người lao động và người sửdụng lao động trong nền kinh tế thị trường.

kinh tế thị trường.

Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thị trường lao động ở nước ta. Sau khi giải phóng đất nước, với chủ trương xây dựng một chế độ xã hội khơng có áp bức, khơng có bóc lột và bất cơng trong xã hội cũng như trong quan hệ lao động, đưa vị trí người lao động lên vị trí người làm chủ xã hội và làm chủ tập thể, với đường lối quản lý kinh tế tập trung, bao cấp nên quan hệ lao động ở nước ta chủ yếu là quan hệ lao động giữa người lao động

và Nhà nước, cụ thể là các công nhân, viên chức với các Nhà máy, xí nghiệp, cơ quan Nhà nước. Tiếp đó là quan hệ lao động giữa các xã viên hợp tác xã với các hợp tác xã. Ở đây khơng có quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động theo đúng nghĩa thuê- mướn, làm công ăn lương .

Cùng với quá trình đổi mới đất nước, chuyển đổi kinh tế sang cơ chế thị trường và phát triển thị trường lao động ở nước ta đó là một q trình thay đổi cả về lượng và chất, thay đổi cả quan niệm và sự nhận thức về quan hệ lao động ở nước ta cũng như qan niệm về thuê- mướn, điều này thể hiện

* Thay đổi quan niệm về việc có hay khơng tình trạng bóc lột sức lao động ở nước ta. Trước đây chúng ta cho rằng tình trạng bóc lột sức lao động chỉ có thể tồn tại trong chế độ chủ nghĩa tư bản hay trong nền kinh tế thị trường nói chung, vậy khi chúng ta tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường thì tình trạng này liệu nó có tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta không?. Chúng ta chấp nhận chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường, do vậy chúng ta phải chấp nhận những tồn tại của trong đó có sự tồn tại tình trạng bóc lột lao động, tuy nhiên chúng ta có thể hạn chế đến mức thấp nhất những biểu hiện tiêu cực của nó trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Chúng ta chấp nhận quan hệ thuê- mướn lao động tự do trên thị trường lao động, Nhà nước chỉ có thể quy định các quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động thông qua các văn bản pháp luật lao động.

* Có sự thay đổi phong phú trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trước thời kỳ đổi mới, khi sở hữu tư nhân cịn chưa được chú trọng với các hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, người sử dụng lao động là Nhà nước thông qua các tổ chức,cơ quan và doanh nghiệp nhà nước với phương thức quản lý lao động bằng chế độ biên chế. Trong giai đoạn hiện nay, nhiều thành phần kinh tế đang được hình thành và phát triển với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp và người sử dụng lao động không đơn thuần chỉ là Nhà nước mà

cũng hết sức phong phú, đa dạng với những hình thức mới. Lúc này có sự tách bạch rõ ràng về luật điều chỉnh các quan hệ lao động được hình thành ở các mơ hình khác nhau. Đối với các doanh nghiệp nhà nước, quyền tự chủ của doan nghiệp được đề cao, nhà nước với tư cách là chủ sở hữu không trực tiếp can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp mà trao quyền tự chủ đó cho người đại diện là Tổng giám đốc (Giám đốc); Hội đồng quản trị. . . chế độ biên chế đã bị mất đi, thay vào đó quan hệ lao động được hình thành bởi các hợp đồng lao động. Đối với kinh tế tập thể, Hợp tác xã là nòng cốt, người lao động là xã viên hợp tác xã và các hợp tác xã được hoạt động theo luật hợp tác xã. Đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi do có sự xác định rõ quan hệ chủ sở hữu tư liệu sản xuất nên tính chất quan hệ lao động ở đây là quan hệ chủ- thợ được xác lập trên cơ sở Luật doanh nghiệp; Luật khuyến khích đầu tư nước ngồi và quan hệ lao động được điều chỉnh bởi luật lao động.

* Trong quá trình hình thành và phát triển của kinh tế thị trường, thị trường lao động cũng được hình thành và phát triển cũng chịu sự chi phối của kinh tế thị trường và do vậy nó gắn liền với sự thay đổi từ phía người lao động. Quan niệm về chế độ làm chủ tập thể trong các doanh nghiệp đang dần chuyển thành quan hệ chủ thợ. Bên cạnh sự yếu kém về tay nghề, trình độ, chuyên môn và sự mặc cảm của người lao động. . . cịn có các yếu tố rủi ro, tiêu cực và sự thiếu ổn định trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự thiếu ổn định và an toàn của qan hệ lao động. Đồng thời với sự thay đổi trong nhận thức và quan niệm về sở hữu, với sự chênh lệch khá lớn giữa cung và cầu lao động do đó khơng có gì là chắc chắn để đảm bảo rằng người sử dụng lao động đối xử với các công nhân viên của mình một cách cơng bằng với một thái độ tơn trọng. Sự hình thành và phát triển của thị trường lao động địi hỏi phải có một hành lang pháp lý, các chính sách hỗ trợ, bộ máy tổ chức và cán bộ quản lý để bảo vệ lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động. Bộ luật lao động nước ta ra đời năm 1994 và đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002

trong đó quyền lợi cho người lao động đã được tăng thêm đang là một thuận lợi để bản vệ người lao động tốt hơn.

Khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động luôn mong muốn có việc làm ổn định, các quyền lợi về tiền lương, bảo đảm về bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, vệ sinh lao động cũng như bảo đảm về thời gian lao động đã được pháp luật thừa nhận và được đối xử một cách công bằng, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 85 - 88)