Cơ quan giải quyết tranh chấp lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 81 - 82)

c) Thời kỳ 1987 đến nay

2.2.2.3 Cơ quan giải quyết tranh chấp lao động.

Khi có tranh chấp lao độg xảy ra, người lao động cũng như người sử dụng lao động đều muốn sớm được giải quyết một cách thoả đáng nếu như hai bên không thể thương lượng được.

Khoản 1, điều 157, BLLĐ quy định: Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề.

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động hết sức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên về cơ bản là khi có sự bất đồng của hai bên về quyền và lợi ích, chủ yếu có sự vi phạm về lợi ích. Khi có tranh chấp xảy ra, có thể dẫn đến những thiệt hại nhất định cho hai phía, do vậy giải quyết tranh chấp đó là mong muốn chính đáng. Việc giải quyết tranh chấp lao động nhằm mục đích giải toả những bất đồng và bế tắc trong quá trình thương lượng giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng phải đảm bảo được lợi ích hợp pháp và chính đáng của các bên tranh chấp, đồng thời nhằm ổn định quan hệ lao động và đảm bảo sự an toàn cho xã hội.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật lao động Việt nam là:

- Khi xảy ra tranh chấp lao động, hai bên tranh chấp phải gặp nhau để bàn bạc, thương lượng một cách trực tiếp, tự giàn xếp giữa hai bên tại nơi xảy ra tranh chấp.

- Thông qua hồ giải và trọng tài trên cơ sở tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, tơn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật

- Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật

- Có sự tham gia của đại diện Cơng đồn và của người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động

Hiện nay, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật lao động gồm có các tổ chức và cơ quan sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 81 - 82)