Thoả ước lao động tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 60 - 68)

c) Thời kỳ 1987 đến nay

2.2.1.1 Thoả ước lao động tập thể

Thoả ước lao động tập thể là một loại hợp đồng, đó là kết quả của quá trình thương lượng tập thể giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện của người lao động về các điều kiện thuê mướn lao động. Thoả ước lao động tập thể là sự cụ thể hoá những quy định của pháp luật lao động vào từng trường hợp thuê mướn lao động thực tế của doanh nghiệp dưới dạng một hợp đồng nhưng không phải hợp đồng lao động.

Điều 44, BLLĐ quy định: Thảo ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Thoả ước lao động tập thể do đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động thương lượng và ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cơng khai.

Thoả ước lao đông tập thể được hình thành thơng qua quá trình thương lượng tập thể và ln tồn tại dưới hình thức một văn bản, có giá trị pháp lý bắt

buộc đối với người sử dụng lao động, người lao đông, tổ chức Cơng đồn nhưng không phải là một văn bản pháp luật. Những vấn đề được đề cập trong thoả ước lao động tập thể đều gắn liền với quyền và lợi ích của số đông người lao động, do vậy nó quy định nguyên tắc hành động chung cho tập thể lao động trong quan hệ lao động.

 Ý nghĩa của thoả ước lao động tập thể

Trong một doanh nghiệp, thoả ước lao động tập thể có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động đó là:

- Bảo vệ người lao động. Trong nền kinh tế thị trờng, khi mà cung lao động lớn hơn cầu lao động, thì sự tự do thuê mướn lao động ngày càng được đặt dưới sự điều chỉnh của luật lao động, một ngành luật bảo vệ người lao động nhằm hạn chế sự bóc lột của người sử dụng lao động. Nhà nước quy định, người sử dụng lao động không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Thời giờ làm việc tối đa trong một tuần, tháng; thời giờ làm thêm luôn đượckhống chế ở mức tối đa trong luật. Người sử dụng lao động sa thải lao động phải có lý do chính đáng, cấm sự phân biệt đối xử, cấm cưỡng bức lao động và yêu cầu thuê mướn lao động công bằng. Sự cụ thể hoá các quy định này trong từng doanh nghiệp khác nhau, lĩnh vực khác nhau chỉ có thể thơng qua thoả ước lao động tập thể. Nguyên tắc chính đặt ra trong thương lượng tập thể đó là đạt được các điều khoản theo hướng có lợi cho người lao động. Nhiệm vụ chủ yếu của Cơng đồn trong thương lượng đó là làm cho luật lao động trở nên linh động, uyển chuyển trong thực tế để người lao động thật sự được hưởng các lợi ích đã được ghi nhận trong luật. Hơn nữa sự tồn tại của thoả ước lao động tập thể đã bảo vệ được lợi ích hợp pháp và chính đáng của người sử dụng lao động, tạo nên sự thuận lợi về phân phối lợi ích giữa các bên trên tinh thần hợp tác, bình đẳng, tơn trọng quyền và lợi ích của nhau.

- Thảo ước lao động tập thể là cơ sở cho việcký kết hợp đồng lao động. Việc ký kết hợp đồng lao động về nguyên tắc phải tuân theo các quy định của

Bộ luật lao động. Tuy nhiên Bộ luật lao động chỉ quy định chung cho tất cả các lao động nói chung, do vậy nhiều điều khoản của luật không thể chi tiết và cụ thể, mà phải được thiết kế mang tính định khung, bao quát chung. Thoả ước lao động tập thể là hợp đồng được hai bên ký kết, quy định về các vấn đề việc làm và bảo đảm việc làm; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ nghơi; tiền lương, tiền thưởng . . .và bảo hiểm xã hội đối với người lao động (khoản 2, Điều 46,BLLĐ). Khi ký kết hợp đồng lao động, nội dung của hợp đồng lao động phải phù hợp với các quy định của thoả ước lao động tập thể. Trong trường hợp quyền lợi của người lao động đã thoả thuận trong hợp đồng lao động thấp hơn so với thoả ước tập thể thì phải thực hiện những điều khoản tương ứng của thoả ước tập thể. Thoả ước là nơi cụ thể hóa pháp luật trong doanh nghiệp, ngành cho nên nó thực tế hơn văn bản pháp luật. Trong điều kiện kinh doanh hiện đại, thoả ước lao động là một công cụ quản lý lao động phát huy được dân chủ, đảm bảo quyền lợi của các bên, duy trì và phát triển quan hệ lao động.

- Thảo ước lao động là nguồn luật đặc biệt của luật lao động. Đối với bản thân doanh nghiệp, thoả ước lao động có hiệu lực mọi quy định về lao động trong doanh nghiệp phải phù hợp với thoả ước lao động tập thể. Vì thoả ước quy định những nội dung chính của sự cam kết từ phía người sử dụng lao động. nếu người sử dụng lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những cam kết trên thì người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp theo trình tự luật định. Thoả ước tập thể là sự cụ thể hoá luật lao động vào trong từng trường hợp cụ thể, riêng biệt. Là công cụ để đưa luật lao động vào cuộc sống thực tế, chính vì vậy, khi thoả ước lao động được hình thành hợp pháp thì nó được coi như căn cứ pháp lý có giá trị trực tiếp điều chỉnh quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Mặc dù nó khơng phải là một văn bản pháp luật nhưng nó là một cơ sở pháp lý quan trọng để Toà án áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp lao động.

Theo quy định tại Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thoả ước lao động tập thể thì các đối tượng áp dụng thoả ước lao động tập thể là các Doanh nghiệp, tổ chức có tổ chức Cơng đồn cơ sở hoặc ban chấp hành lâm thời (trích Khoản 1, Điều 49).

a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

b) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ của các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị- xã hội

c) Hợp tác xã thành lập theo luật hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

d) Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngồi cơng lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hố.

e) Các cơ quan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngồi đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động hợp đồng là người Việt Nam,trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cơng hồ xã hội chủ nghĩa Việt nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

* Thoả ước lao động tập thể có lợi cho việc cơng đồn tham gia quản lý, nâng cao địa vị của tổ chức Cơng đồn.

-Với tư cách là đại diện cho tập thể lao động, quá trình thúc đẩy, đề nghị đàm phán ký kết thoả ước lao động cũng chính là q trình Cơng đồn tham gia hoạt động quản lý trong doanh nghiệp, thể hiện vai trò là tổ chức của người lao động, bảo vệ người lao động thông qua việc ký kết và giám sát quá trình thực hiện thoả ước từ hai bên.

Thuật ngữ thoả ước lao động tập thể không phải là mới ở nước ta. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường thì thuật ngữ này hết sức quen thuộc. Thoả

ước lao động tập thể thực chất là quá trình thương lượng tập thể giữa một bên là một người, một nhóm người, tổ chức của người sử dụng lao động và một bên là một tổ chức hay nhiều tổ chức của người lao động. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã có Cơng ước 154 về xúc tiến thương lượng tập thể được thơng qua ngày 19/6/1981 có hiệu lực từ ngày 1/8/1983. Ở Việt nam, ngay sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà ra đời, năm 1947, Hồ chủ tịch đã ký sắc lệnh số 29/SL về điều chỉnh mối quan hệ làm cơng ăn lương thì các điều khoản về khế ước cũng được ghi nhận, và thoả ước lao đông tập thể được biểu hiện ở các tên khác nhau như: Tập hợp khế ước (Sắc lệng 29/SL). Hợp đồng tập thể (Nghị định 172/CP năm 1963); và Thoả ước lao động tập thể (1994 BLLĐ).

Có thể nói, hầu hết các ngành, doanh nghiệp Nhà nước, cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi đều có thoả ước lao động tập thể, tuy nhiên thoả ước lao động tập thể được thực hiện như thế nào ở các doanh nghiệp tư nhân, các cơng ty TNHH và nó thật sự có là cơng cụ bảo vệ người lao động như bản chất vốn có của nó hay khơng là một vấn đề.

2.2.1.2 Đình cơng.

Là sự đồng tình cùng nghỉ việc một cách có tổ chức của một số người lao động để buộc phía người sử dụng lao động chấp nhận yêu cầu của tập thể lao động. Đìng cơng thơng thường là biện pháp cuối cùng mà người lao động sử dụng để bảo vệ quyền lợi của mình , gây áp lực đối với người sử dụng lao động đáp ứng các yêu cầu về lương hay bảo đảm các lợi ích khác ở mức cao hơn, hoặc cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn.

 Đặc điểm của đình cơng.

- Đình cơng là sự ngừng việc triệt để của tập thể người lao động, do vậy nó chỉ có thể phát sinh tùe tranh chấp lao động tập thể, nhưng không phải tất cả tranh chấp tập thể đều là đình cơng.

- Đình cơng được thực hiện một cách có tổ chức từ việc xác định người lãnh đạo đình cơng cho đến cách thức tiến hành đình cơng. Tính tổ chức của đình cơng là một yếu tố đảm bảo tính hợp pháp của cuộc đình cơng.

- Sự tham gia của người lao động vào cuộc đình cơng là tự nguyện. Đình cơng hướng tới việc buộc người sử dụng lao động thoả mãn các yêu cầu về lợi ích hay cải thiện điều kiên làm việc do vậy khơng có sự cưỡng bức người lao động tham gia.

Đình cơng là phương án cuối cùng được người lao động sử dụng để buộc người sử dụng lao động đáp ứng những nhu cầu của mình. Tuy nhiên một cuộc đình cơng tập thể có thể gây thiệt hại khơng nhỏ cho nền kinh tế, nhất là trong các ngành kinh tế mũi nhọn và nhạy cảm có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Chính vì vậy, có nhiều quan điểm về vấn đề này. Có quan điểm ủng hộ đình cơng, có quan điểm lại ủng hộ phương án cấm đình cơng hoặc hạn chế đình cơng. Tuy nhiên pháp luật của các nước vẫn ghi nhận quyền đình cơng của người lao động, bởi vì đình cơng là sự cần thiết để đạt được điều kiện làm việc tốt hơn,tránh sự đe dọa sa thải hay sự vi phạm từ phía người sử dụng lao động. Đình cơng là hoạt động tập thể, biểu hiện sức mạnh tập thể, nó là phương tiện để bảo vệ người lao động, dành lại sự nhường bộ của người sử dụng lao động. Quyền đình cơng của người lao động cũng đã được tổ chức lao động quốc tế bảo vệ trên cơ sở Công ước quốc tế số 87 về tự do liên kết và tổ chức năm 1948.

Theo pháp luật lao động Việt nam, Sắc lệnh 29/SL năm 1947 đã ghi nhận quyền tự do kết hợp và bãi công của người lao động. Khi Bộ luật lao động ra đời, chúng ta thừa nhận quyền đình cơng của người lao động, và đây là hình thức đấu tranh tập thể của người lao động sử dụng để bảo vệ mình trước sự o ép, bức bách . . .của người sử dụng lao động đối với họ khi các điều kiện lao động tối thiểu bị ảnh hưởng, hoặc liên quan đến các điều kiện kinh tế. Điều 172, BLLĐ quy định: Khi tranh chấp lao động tập thể được Hội đồng trọng tài giải quyết mà tập thể lao động khơng nhất trí với quyết định đó thì tập thể lao động có thể sử dụng một trong hai quyền: Hoặc yêu cầu Toà án Nhân dân giải

quyết vụ tranh chấp lao động; hoặc tiến hành đình cơng việc người sử dụng lao động yêu cầu toà án giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể không cản trở tập thể lao động tiến hành đình cơng

Vì đình cơng có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế, do vậy quyền đình cơng được thừa nhận là quyền cơ bản của người lao động nhưng hạn chế quyền đình cơng vẫn được pháp luật các quốc gia quy định, Việt Nam chúng ta thừa nhận quyền đình cơng nhưng cũng quy định hạn chế quyền đình cơng. Theo pháp luật lao động Việt Nam một cuộc đình cơng của người lao động được coi là hợp pháp và được pháp luật bảo vệ phải đáp ứng các đòi hỏi sau đây.

- Phải lấy ý kiến của người lao động, và phải đạt được tỷ lệ 1/3 hay quá 1/2 số lao động trong toàn doanh nghiệp hay trong bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp đề nghị đình cơng.

- Ban chấp hành cơng đồn cơ sở tiến hành lấy kiến của tập thể lao động của doanh nghiệp, hoặc tập thể lao động trong bộ phận cơ cấu của doanh nghiệp bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký. Ban chấp hành cơng đồn cơ sở ra quyết định đình cơng sau khi được q nửa tập thể lao động tán thành đình cơng và lãnh đạo cuộc đình cơng.

- Sau khi quyết định đình cơng, Ban chấp hành cơng đồn cơ sở trong Doanh nghiệp cử đại diện nhiều nhất là ba người để trao đổi bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, đồng thời gửi thông báo cho cơ quan lao động cáp tỉnh, liên đoàn lao động cấp tỉnh chậm nhất là ba ngày trước khi đình cơng. Để hạn chế quyền đình cơng của người lao động, hính phủ đưa ra quyết định về cuộc đình cơng bất hợp pháp (Điều 176, BLLĐ)

+ Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể; + Vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp;

Nghị định số 15/CP ngày 29/8/1996 quy định các doanh nghiệp không được đình cơng, và thơng tư 12/LĐTBXH ngày 8/4/1997 quy định điều chỉnh các doanh nghiệp khơng được đình cơng đó là.

Đối với doanh nghiệp phục vụ công cộng và doanh nghiệp ngành thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng. Khi xảy ra tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp này thì tập thể lao động chỉ có quyền u cầu Tồ án nhân dân giải quyết trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.

- Doanh nghiệp phục vụ công cộng là doanh nghiệp nếu ngừng hoạt động vì đình cơng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của trên 30% dân cư thành phố, khu công nghiệp lớn.

- Doanh nghiệp sản xuất, cung ứng một số sản phẩm thiết yếu đối với nền kinh tế và đời sống nhân dân phải là doanh nghiệp được Nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ với vốn đầu tư cơ bản lớn và chủ yếu của Nhà nước, doanh nghiệp có cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt của Nhà nước hoặc doanh nghiệp cung ứng phục vụđời sống nhân dân theo chính sách giá của Nhà nước mà thu không đủ bù đắp chi phí sản xuất các sản phẩm, dịch vụ này và được ngân sách Nhà nước hỗ trợ bằng các chế độ trợ cấp, trợ giá, hoặc các chế độ ưu đãi khác.

- Doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm trự tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng là doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp quốc phịng và doanh nghiệpkinh tế quốc phịng do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập, Bộ cơng an, Bộ quốc phịng quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 60 - 68)