Nội dung pháp luật bảo vệ người lao động về an toàn lao động-vệ sinh lao động:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 54 - 56)

c) Thời kỳ 1987 đến nay

2.1.4.2 Nội dung pháp luật bảo vệ người lao động về an toàn lao động-vệ sinh lao động:

2.1.4.1 Khái niệm về an toàn lao động-Vệ sinh lao động

2.1.4.2 Nội dung pháp luật bảo vệ người lao động về an toàn lao động-vệ sinh lao động: sinh lao động:

An toàn lao động- Vệ sinh lao động ở nước ta đang là vấn đề đáng báo động. Có thể nói các cơ sở kinh tế đáp ứng được các yêu cầu về an toàn lao động- vệ sinh lao động không nhiều. Trong những năm gần đây chạy theo kinh tế thị trường, làm ăn chóng vánh nhiều khi dẫn đến việc không chú ý đến vấn đề này. Lao động Việt nam chủ yếu là lao động phổ thông, lao động kỹ thuật cao cịn ít, do đó việc họ được tập huấn về an toàn lao động- Vệ sinh lao động không nhiều. Đặc biệt vấn đề an toàn lao động- vệ sinh lao động đáng báo động trong một số lĩnh vực như Xây dựng; Môi trường, và một số ngành công nghiệp nặng.

Riêng về vấn đề an toàn lao động trong thời gian gần đây, khi tốc độ đơ thị hố ngày càng cao, cơ sở hạ tầng phát triển, các cơng trình xây dựng ngày càng nhiều thì cũng đặt ra vấn đề phải đạo tạo các kiến thức về an toàn lao động- vệ sinh lao động cho người lao động để tránh thiệt hại do tai nạn lao động gây ra ngày một nhiều. Theo số liệu thống kê của Bộ lao động- Thương binh và Xã hội. Số lượng vụ tai nạn lao động ngày một gia tăng, nếu như năm 1999 cả nước có 335 vụ tai nạn lao động chết người thì năm 2003 số vụ tai nạn là 469 vụ và năm 2004 đã lên tới 561 vụ tai nạn lao động làm 575 người chết và 6186 người bị thương đã nói lên rằng vấn đề về an tồn lao động đang được báo động ở nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xay dựng, mới đây thôi một số vụ vi phạm nguyên tắc về an toàn lao động dẫn đến sập giàn dáo làm hơn 10 người lao động chết.

Đảm bảo an toàn lao động- Vệ sinh lao động đã được quy định “người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Và người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, nội quy lao động của doanh nghiệp” (Điều 95, BLLĐ). Nhưng quy định này hiện nay đang bị một số chủ cơ sở lơ là, không chú ý, đặc biệt trong các cơ sở sản xuất- kinh doanh có quy mơ nhỏ, sử dụng nhiều lao động phổ thông, và các lao động tự do.

- Người lao động làm việc ở những nơi có các yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cung cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân (Điều 101). Đó là những trang bị mà người lao động sử dụng để phòng ngừa, hạn chế sự tác động của các yếu tố nguy hiểm độc hại có thể dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. . .

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách và định kỳ kiểm tra, đánh giá lại về chất lượng các loại đặc chủng có u cầu an tồn. Chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do khơng thực hiện đúng các u cầu nói trên.

Mặc dù pháp luật quy định rất rõ ràng như vậy, nhưng các vụ tai nạn lao động xảy ra trên thực tế hoàn toàn là do người lao động chưa tuân thủ đúng các quy định về an toàn lao động đã được Nhà nước ban hành. Việc không tn thủ này có thể xuất phát từ phía người sử dụng lao động do không trang bị đầy đủ các thiết bị an tồn lao động, nhưng có nhiều trường hợp là do người lao động cịn chủ quan, khơng chấp hành đúng các quy định trong nội quy lao động.

* Bảo vệ sức khoẻ cho người lao động

Người sử dụng lao động khi sắp xếp lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại cơng việc, phải bố trí cơng việc phù hợp với sức khoẻ của người lao động. Do vậy phải tổ chức khám sức khoẻ cho người

lao động trước khi tuyển dụng tại các cơ sở y tế. Khi đã tiến hành sử dụng lao động thì các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải bảo đảm người lao động được khám sức khoẻ định kỳ theo chế độ quy đinh (Điều 102).

Người lao động phải được điều trị, điều dưỡng chu đáo khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người sử dụng lao động phải chịu tồn bộ chi phí cho việc kiểm tra sức khỏê, khám chữa bệnh nói trên. Thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm cơng việc có yếu tố nguy hại vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Hiện vật dùng để bồi dưỡng phải là thực phẩm góp phần phục hồi sức khoẻ, tăng mức đề kháng, giảm bớt tác động của chất độc dễ xâm nhập vào cơ thể hoặc giúp q trình thải nhanh chất độc ra ngồi. Nhưng cho đến nay các quy định này chỉ có thể được thực hiện tại các doanh nghiệp nhà nước, và việc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện như thế nào chúng ta chưa có cơ chế giám sát cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 54 - 56)