Sự điểu chỉnh của luật lao động đối với quan hệ lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 26 - 30)

c) Thời kỳ 1987 đến nay

1.2.2.1 Sự điểu chỉnh của luật lao động đối với quan hệ lao động

Quan hệ lao động được hình thành trên thị trường lao động bằng việc kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất của người sử dụng lao động theo phương thức nhất định. Quan hệ lao động có thể được thiết lập thơng qua hợp đồng lao động hoặc các phương thức tiếp cận khác nhau trên thị trường lao động. Tuy nhiên quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường có sự phong phú, đa dạng của nó, có người đi làm thuê bằng sức lao động của mình, có người lại làm thuê cho chính mình. . . người lao động trong doanh nghiệp có thể là có cổ phần vốn góp trong doanh nghiệp, người quản lý có thể là chủ sở hữu doanh nghiệp, có thể là người đi làm thuê. . .. Do đó, sự điều chỉnh của pháp luật cần phải xác định rõ về chủ thể, nội dung và đặc điểm để đưa ra các cơ chế điều

chỉnh khác nhau, nhưng nhìn chung pháp luật lao động bảo vệ người lao động thông qua các nội dung sau:

- Hợp đồng lao động, đây là hình thức pháp lý chủ yếu hiện nay để hình thành, duy trì và phát triển quan hệ lao động. Các bên có quyền thoả thuận hoặc chấp nhận lẫn nhau để từ đó thiết lập các điều khoản của hợp đồng, hợp đồng sẽ ràng buộc các bên trong thời gian cung ứng, sử dụng sức lao động và đây cũng chính là cơng cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý lao động ở tầm vĩ mô.

- Hạn chế sự bóc lột của người sử dụng lao động đối với người lao động thông qua các quy định hạn chế quyền của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động phải tuân theo những quy định của pháp luật về việc áp dụng các tiêu chuẩn lao động cho việc xây dựng các điều kiện lao động trong doanh nghiệp của mình.

- Hoạt động của tổ chức Cơng đồn là nhân tố quan trọng đảm bảo việc thực hiện các quy định của luật lao động. Người lao động ở thế yếu hơn về mặt kinh tế và tình trạng phụ thuộc về mặt pháp lý trong quan hệ lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức Cơng đồn để tổ chức này đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

- Người lao động sử dụng quyền đình cơng để bảo vệ quyền lợi của mình như là một cơ chế tự bảo vệ của người lao động mà pháp luật trao cho họ trong trường hợp các bên không đạt được sự thương lượng trong việc bảo đảm các lợi ích hợp pháp của người lao động.

- Sự tồn tại của cơ chế lao động ba bên gồm có người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong việc duy trì và quản lý lao động và quan hệ lao động nhằm tạo điều kiện cho các bên thoả thuận với nhau trên cơ sở tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau và vì lợi ích chung của xã hội.

1.2.2.2 Đặc điểm của luật lao động Việt nam

Luật lao động Việt nam trong nền kinh tế thị trường được hình thành trên

của người sử dụng lao động do vậy luật lao động Việt nam có những đặc điểm nổi bật sau:

* Bảo vệ người lao động: Đây là nguyên tắc đầu tiên và cơ bản của luật

lao động Việt nam. Bộ luật lao động 1994 đánh dấu một bước ngoặt mới cho sự phát triển của luật lao động việt nam. Quan hệ lao động do luật lao động điều chỉnh thơng qua hình thức hợp đồng lao động, ở đó Nhà nước ghi nhận và bảo đảm các quyền cơ bản của người lao động. Người lao động Việt nam có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp. Pháp luật lao động đã ghi nhận khá đầy đủ các quyền cơ bản của người lao động và có những cơ chế thích hợp đảm bảo thực hiện các quyền đó như việc gia nhập và hoạt động cơng đồn để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người lao động có quyền tham gia thương lượng tập thể thông qua người đại diện của mình với người sử dụng lao động. . .Bộ luật lao động quy định về vấn đề ký thoả ước lao động tập thể, quyền được trả công, được nghỉ ngơi, được đóng bảo hiểm xã hội khi tham gia quan hệ lao động cũng như quyền được làm việc trong môi trường bảo đảm về vệ sinh mơi trường, an tồn lao động. . .được bảo vệ về danh dự và nhân phẩm trong quá trình tham gia quan hệ lao động. . . Có thể nói pháp luật lao động Việt nam trong nền kinh tế thị trường ghi nhận khá đầy đủ các quyền cơ bản của người lao động vàcũng đã có những cơ chế thích hợp đmả bảo thực hiện các quyền đó, tuy nhiên việc thiết lập một cơ chế hợp lý để đảm bảo tính khả thi của các quy định pháp luật lại là một vấn đề quan trọng trong quá trình áp dụng.

* Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Luật

lao động hiện đại hướng đến việc bảo vệ người lao động và lợi ích chung của xã hội, tuy nhiên khi nói đến người lao động mà khơng nói đến người sử dụng lao động thì khơng hình thành nên quan hệ lao động, tức khơng có hoạt động sản xuất- kinh doanh, khơng có việc làm. Với sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế, chính sách thu hút đầu tư nước ngồi, khuyến khích đầu tư trong nước thì người sử dụng lao động ngày nay khơng chỉ có Nhà nước mà còn bất kỳ tổ chức, hay cá nhân nào được phép tiến hành hoạt động sản xuất,

kinh doanh đều có quyền thuê mướn người lao động làm cơng cho mình. Sự đa dạng về chủ thể sửdụng lao động như vậy, bảo vệ người sử dụng lao động là cần thiết và có ý nghĩa để tạo động lực xúc tiến sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Bảo vệ người sử dụng lao động nhằm tạo điều kiện cho quan hệ lao động phát triển hài hoà và ổn định trên cơ sở tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Người sử dụng lao động có quyền thuê mướn lao động, tuyển chọn lao động, tăng giảm lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh không bị giới hạn về số lượng và địa bàn tuyển dụng lao động. Nhà nước khuyến khích và ưu đãi những người sử dụng lao động mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều việc làm và làm giàu chính đáng. Quyền tự chủ trong kinh doanh của người sử dụng lao động là nền tảng của việc tự chủ trong thuê mướn, sử dụng và trả công lao động, việc bảo hộ của Nhà nước đối với người sủ dụng lao động thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn lao động phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế và khả năng chi trả của người sử dụng lao động. Thông qua việc ghi nhận các quyền của người sử dụng lao động đối với người lao động trong q trình phân cơng, quản lý, giám sát người lao động trong quá trình làm việc nhằm nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với người sử dụng lao động. Bảo hộ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng lao động nhằm đảm bảo rằng quan hệ lao động sẽ khơng bị thối hố về chất, vì sự thiên vị đối với một chủ thể của quan hệ lao động sẽ làm cho quan hệ lao động trở nên tiêu cực. Đây là cơ sở pháp lý bảo đảm nhân quyền và dân chủ trong lĩnh vực lao động- xã hội và là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

* Nguyên tắc thiết lập cơ chế lao động ba bên. Cơ chế ba bên trong quan

hệ lao động chính là mối quan hệ giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong việc hình thành, duy trì và phát triển quan hệ lao động. Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với quan hệ lao động thông qua việc ban hành luật, tạo hành lang pháp lý cho người lao động và người sử dụng lao động, giảm bớt sự can thiệp và điều hành trực tiếp đối với việc sử dụng lao động trong các doanh nghiệp về kế hoạch hoá lao động.

Nhà nước tăng cường quản lý lao động thơng qua chính sách phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp như các tổ chức dịch vụ việc làm và dạy nghề. Người lao động và sử dụng lao động thơng qua đại diện của mình cùng với nhà nước trong việc hoạch định chính sách lao động, soạn thảo luật, giải quyết tranh chấp lao động tạo điều kiện cho quan hệ lao động phát triển vì lợi ích của ba bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 26 - 30)