Chúng ta cần phát triển một thị trường lao động trên cơ sở kết hợp hài hoà lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, hạn chế khoảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 95 - 96)

d) Toà án nhân dân: Là cơ quan chun mơn có thẩm quyền xét xử các

2.3.1 Chúng ta cần phát triển một thị trường lao động trên cơ sở kết hợp hài hoà lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, hạn chế khoảng

cách phân biệt giàu nghèo, thất nghiệp và từng bước đảm bảo an sinh xã hội.

- Phát triển thị trường lao động liên quan đến con người, đến nguồn lực lao động, trực tiếp là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy rằng mục đích và lợi ích hai bên hướng tới là không giống nhau với lợi ích riêng nhưng có cùng đích đến đó là phát triển con người thông qua phát triển kinh tế xã hội. Người chủ và người thợ đại diện cho hai bên trong trao đổi hàng hoá sức lao động, họ ở hai phía của cùng một quá trình kinh doanh, thiếu một trong hai phía q trình kinh doanh sẽ bị gián đoạn, thậm chí khơng tồn tại. Sự thống nhất biện chứng của quá trình này thể hiện trong các thoả ước lao động, hợp đồng lao động, đó là những văn bản có tính pháp lý và được nhà nước bảo vệ. Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của Nhà nước điều tiết thị trường lao động cần phải được tăng cường hơn. Nước ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, việc thể chế hoá pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích

chính đáng của người lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng. Người sử dụng lao động, giới chủ doanh nghiệp cũng đang trong quá trình hình thành và phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là khi chúng ta thừa nhận quyền tự do kinh doanh của công dân. Tuy nhiên, quan hệ lao động thể hiện rất khác nhau trong thực tế sản xuất, kinh doanh, trong khi kiến thức và kinh nghiệm quản lý cán bộ các cấp của các cơ quan chức năng của tổ chức liên đoàn đại diện cho người lao động còn thiếu, do vậy nhiều sự việc đã xảy ra để lại hậu quả không tốt đối với quan hệ lao động chủ- thợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)