Thực trạng về việclàm và thất nghiệp ở Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 30 - 32)

c) Thời kỳ 1987 đến nay

1.3.1 Thực trạng về việclàm và thất nghiệp ở Việt nam

Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề bức xúc hiện nay. Có thể nhận xét ngay rằng ở Việt Nam đang có sự mất cân đối giữa cung việc làm và cầu viẹc làm. Nước ta là một nước nông nghiệp nghèo, có dân số đơng, tốc độ tăng dân số còn ở mức cao, nguồn lao động dồi dào, năng suất lao động lại thấp, cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động và như vậy cầu về việc làm là rất lớn. Khi cung việc làm không đáp ứng được cầu việc làm trong nền kinh tế luôn luôn tồn tại lực lượng lao động dư thừa dưới nhiều hình thức, tình trạng thiếu việclàm là phổ biến. Năm 2000 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,42%, cịn ở nơng thơn tỷ lệ quỹ thời gian lao động là 76,58%.Diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người thấp và có nguy cơ ngày càng bị co hẹp lại, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp chậm, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, mức đầu tư cho cơng nghiệp cịn hạn chế cho nên tình trạng thiếu việc làm ngày càng trầm trọng.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi có nhiều khả năng tạo việc làm với ưu thế về quy mơ và chi phí thấp để tạo ra chỗ làm, tính năng động và lợi ích trực tiếp của lao động phù hợp với chất lượng lao động và trình độ quản lý. Tuy nhiên tiềm năng thu hút thêm lao động của khu vực này cũng đang đối đầu với những khó khăn trong điều kiện mở cửa hội nhập. Sản phẩm kém tính cạnh tranh do chất lượng không cao, thiếu thông tin, hạn chế về vốn. . .

Đối với khu vực nhà nước, tạo việc làm cũng gặp thách thức không nhỏ. Quyết định 176/HĐBT ngày 9/10/1989 và Quyết định số 111/HĐBT ngày 12/4/1991 nhằm mục đích giảm 20% biên chế hành chính sự nghiệp, và cải cách hành chính cùng tinh giảm biên chế Nhà nước năm 2000, Nghị định 41/CP đòi hỏi phải tinh giảm biên chế, sắp xếp lạibiên chế hiện có, hạn chế nhận thêm lao động mới. Các doanh nghiệp nhà nước mặc dù có nhiều khoản đầu tư và chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh trước yêu cầu nâng cao hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, chống độc quyền, do vậy cơ hội tạo thêm việc làm, tuyển thêm lao động là rất hạn hẹp. Hơn nữa tình trạng dư thừa lao động trong các doanh nghiệp nhà nước cũng là một vấn đề cần được quan tâm giải quyết.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tuy có tốc độ tăng trưởng trung bình năm cao khoảng 17%, song tỷ trọng trong GDP còn thấp, hơn nữa phân phối tập trung vào các ngành cần nhiều vốn như cơng nghiệp nặng, dầu khí, bất động sản nên khả năng thu hút lao động khơng nhiều. Một số hình thức khác như dệt may, giày dép thu hút được khối lượng lớn lao động nhưng đa số là lao động phổ thông, chất lượng lao động ở nước ta cũng chưa cao khi tham gia vào lĩnh vực này. Mặt khác các sản phẩn dệt may đang phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh về giá cả và hạn ngạch khi xuất khẩu sang các nước khác đặc biệt là thị trường Mỹ và thị trường châu Âu. Do vậy khi giải quyết vấn đề việc làm ở Việt nam cần giải quyết các vấn đề sau đây.

- Tình trạng thiếu việc làm, dư thừa lao động đang trở nên bức xúc đặc biệt là ở khu vực nông thôn do tốc độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang cơng nghiệp và dịch vụ cịn chậm. Trong vòng 10 năm từ 1990-2000 khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng 14,2%, nhưng lực lượng lao động trong nông nghiệp chỉ giảm 4%. Phần lớn lực lượng lao động vẫn ở trong nông nghiệp (chiếm 68%), nhưng thời gian lao động chỉ sử dụng khoảng 65-75%, cịn lại khơng có việc làm.

- Vấn đề tạo việc làm cho lao động trẻ hiện nay cũng là vấn đề cần quan tâm. Số lao động từ 15 tuổi trở lên bước đầu làm việc trong gia đình. Số lượng

các học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp ra trườgn tìm việc làm ngày càng nhiều tạo ra sức ép lớn cho thị trường lao động. Lao động được phân bổ ở ba khu vực chính đó là khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực doanh nghiệp và khu vực phi doanh nghiệp. Với đặc trưng như vậ, chỉ có lao động được đào tạo hoặc đào tạo lại, hoặc những người có trình độ cao mới có đủ điều kiện tìm việc làm trong khu vực hành chính sự nghiệp, tuy vậy số lượng tuyển dụng không nhiều. Khu vực doanh nghiệp nhà nước đến nay mới chỉ có thể giải quyết và đáp ứng được 5% lao động cả nước (khoảng gần 2 triệu lao động) thì nhu cầu về việc làm làm cần giải quyết là rất lớn. Số lao động cịn lại tìm việc làm trong khu vực phi quốc doanh, bao gồm các doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các hộ gia đình, các tổ hợp tác. . .. Đến nay có một bộ phận lao động không nhỏ (gần 30 vạn người) làm việc trực tiếp trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và thu hút hàng chục vạn lao động khác có liên quan đến khu vực này có việc làm. Tuy nhiên do trình độ lao động cịn thấp nên số lượng lao động được tuyển vào làm việc ổn định, lâu dài chưa nhiều. Các doanh nghiệp như Công ty cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân đang thu hút rất nhiều các bạn trẻ mới tốt nghiệp các trường đại học đến làm việc tuy nhiên với số lượng cơng việc có hạn trong khi cầu về việc làm ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng, đây không phải vấn đề của riêng nước ta mà là tình trạng, vấn đề của các nước khác trên thế giới. Chính sự bất cân bằng nêu trên mà khơng ít người lao động chấp nhận làm việc với những điều kiện bất lợi, cũng như không được đảm bảo đầy đủ các quyền lợi lao động mà đáng ra họ phải được hưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 30 - 32)