Khái niệm việclàm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 36 - 38)

c) Thời kỳ 1987 đến nay

2.1.1.1 Khái niệm việclàm

Định nghĩa về việc làm theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO): người có việc làm là những người làm một việc gì đó được trả cơng, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích.

Xét về phương diện kinh tế- xã hội, có thể hiểu việc làm là các hoạt động tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho người lao động, và việc làm là hoạt động của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội và được xã hội thừa nhận.

Xét ở phương diện pháp lý, tại Điều 13 Bộ luật lao động đã quy định về việc làm đó chính là hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm

Việc làm luôn là một vấn đề được mỗi cá nhân, và xã hội quan tâm, vì việc làm gắn liền với lao động, là nơi tạo ra nguồn thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Do đó việc làm luôn được người lao động, Nhà nước quan tâm, bởi gắn liền với vấn đề này là tình trạng thất nghiệp là tình trạng trong đó một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng khơng tìm được việc làm. Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động hiện khơng có việc làm và đang đi tìm việc làm. Hiện nay vấn đề thất nghiệp đang trở nên bức xúc ở nước ta, đặc biệt tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên (15-35) có xu hướng tăng cao, nhất là đối với các học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp ra trường do có sự định hướng nghề nghiệp chưa đúng đắn, và một phần do vấn đề đạo tạo ở nước ta chưa gắn liền với thực tế.

Do đó, giải quyết việc làm khơng chỉ có ý nghĩa với người lao động, mà cịn có ý nghĩa với sự phát triển kinh tế của đất nước, phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế qua tỷ lệ lao động bị thất nghiệp, và tình hình trật tự an tồn xã hội. Đảm bảo việc làm được đặt ra khi cầu về việc làm lớn hơn cung về việc làm, khi mà tình trạng thất nghiệp có xu hướng gia tăng.

Bảo đảm việc làm cho người lao động khơng chỉ nhằm bảo vệ lợi ích của người lao độngmà cịn bảo vệ người sử dụng lao động trong việc duy trì cơng việc ổn định, thường xuyên, ổn định sản xuất, kinh doanh từ đó ổn định kinh tế đất nước. Vấn đề bảo đảm việc làm cho người lao động không chỉ có pháp luật Việt nam quy định, mà nó được rất nhiều quốc gia quan tâm với những đạo luật riêng về vấn đề này như: Nhật Bản có luật về ổn định việc làm năm 1847. Hoa Kỳ có luật về việc làm và đào tạo nghề (1973); Trung Quốc có sắc lệnh trợ cấp việc làm (1996). Ngay trong Luật lao động Trung Quốc (1994) đã quy định một chương riêng (Chương II) về vấn đề xúc tiến việc làm và bảo đảm việc làm.

Bảo đảm việc làm đã được Bộ luật lao động Việt nam quan tâm và quy định tại Chương II Bộluật lao động 1994 đã được sửa đổi bổ sung năm 2002. Ngoài các quy định trong bộ luật lao động, khi chuyển đổi từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, nguy cơ thất nghiệp do chuyển đổi ngày càng cao, nhất là việc tinh giảm biên chế trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước đã dẫn đến một lực lượnglớn lao động dôi dư, mất việc làm. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để giải quyết tình trạng trên, đặc biệt là Nghị định 41/CP ngày 11/4/2002 về giải quyết việc làm cho lao động dôi dư trong các doanh nghiệp Nhà nước, và đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 155/CP ngày 10/8/2004. Đồng thời để thực hiện các quy định của bộ luật lao động trong lĩnh vực việc làm, Chính phủ đã có Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về việc làm, sau khi BLLĐ được sửa đổi, Chính phủ cũng đã có Nghị định số 39/2003/NĐ- CP ngày 18/4/2003 cũng về nội dung này và thay thế cho Nghị định 72/CP nói trên.

Ngồi các quy định của pháp luật lao động về việc làm, bảo đảm việc làm, thì vấn đề việc làm nói chung và giải quyết việc làm cũng được đề cập khá nhiều trong các đạo luật khác như Luật doanh nghiệp; Luật doanh nghiệp nhà nước; luật khuyến khích đầu tư trong nước; Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam. . .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường (Trang 36 - 38)