Nguyên tắc khuyến khích các bên tranh chấp tự thương lượng, hoà giải tại cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường qua thực tiễn Hải Phòng (Trang 30 - 32)

lượng, hoà giải tại cơ sở.

Trong nền kinh tế thị trường nói chung, giữa các bên tranh chấp ln có mối quan hệ chặt chẽ, xét trên nhiều phương diện. Do vậy, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh không chỉ là bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp trong thời điểm hiện tại mà vấn đề cơ bản, lâu dài là phải xây dựng được lòng tin, sự tin tưởng lẫn nhau và duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp. Phương thức giải quyết tranh chấp thơng qua tự thương lượng và hồ giải là một trong những phương thức quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp môi trường cũng không nằm ngồi quy luật đó.

Trước hết, thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp bằng cách các bên có tranh chấp gặp nhau, nêu ra các quan điểm, yêu cầu của mình và thơng qua việc đàm phán, trao đổi trực tiếp để tìm ra cách giải quyết vụ tranh chấp mà các bên đều có thể chấp nhận được. Theo PGS. TS Trần Đình Hảo thì “đặc điểm cơ bản của thương lượng là các bên cùng nhau trình bày, phát biểu quan điểm, chính kiến, bàn bạc, tìm các biện pháp thích hợp và đi đến thống nhất thoả thuận để tự giải quyết bất đồng". [20, 30]

Hồ giải là phương thức các bên có tranh chấp chấp nhận hay lựa chọn hồ giải viên (người thứ ba làm trung gian) để giúp đỡ, hỗ trợ các bên tìm ra giải pháp thích hợp trong qúa trình đàm phán giải quyết tranh chấp. Kết quả của việc hoà giải là một phương thức giải quyết vụ tranh chấp mà các bên đều có thể chấp nhận được. Trong giải quyết tranh chấp môi trường hiện nay, vai trị trung gian hồ giải thuộc về thanh tra chuyên ngành mơi trường và có sự tham gia của chính quyền địa phương, trong đó vai trò chủ yếu là thanh tra chuyên ngành về môi trường, là người nắm được tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật môi trường và của tranh chấp xảy ra sẽ giúp các bên tranh chấp đưa ra giải pháp thích hợp.

Như vậy, nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tơn trọng ý kiến, lợi ích của các bên tranh chấp cũng như lợi ích của xã hội, hướng các chủ thể cùng nhau bàn bạc, thoả thuận để đi đến thống nhất phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đó. Thực tế áp dụng nguyên tắc này đã chứng minh tính ưu việt của nó trong việc giải quyết tranh chấp: đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém, giúp các bên tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền của. Thương lượng, hoà giải xuất phát từ sự tự nguyện của các bên nên khi đạt được phương án giải quyết tranh chấp thì các bên thường nghiêm túc thực hiện, khơng gây nên tình trạng đối đầu căng thẳng, góp phần bảo đảm sự ổn định xã hội và giữ được sự đoàn kết giữa các bên tranh chấp.

Bên cạnh đó, tranh chấp nếu được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải sẽ hạn chế được xu hướng ùn tắc các khiếu nại, khiếu kiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trong Điều 2 của Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có quy định: "Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính về bảo vệ mơi trường gây ra được tiến hành theo nguyên tắc thoả thuận giữa bên có hành vi gây thiệt hại và bên bị thiệt hại…"

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường qua thực tiễn Hải Phòng (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)