30 phút đại diện Ban quản lý dự án đã phải viết cam kết là sẽ báo cáo sự việc và đề nghị của nhân dân lên cấp có thẩm
2.3. THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG TẠI HẢI PHÒNG.
TRANH CHẤP MƠI TRƯỜNG TẠI HẢI PHỊNG.
Giải quyết tranh chấp mơi trường có vai trị quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước về môi trường, là một trong những phương thức bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của con người. Trước những địi hỏi của cuộc sống về bảo vệ mơi trường, hoạt động giải quyết tranh chấp mơi trường của Hải Phịng cũng đã bước đầu được thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn những tồn tại cần khắc phục. Để có được những đánh giá chung về thực trạng của vịêc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp mơi trường tại Hải Phịng, chúng ta cần xem xét thực tiễn giải quyết các vụ vịêc đã nảy sinh trong thời gian qua tại Hải Phòng.
2.3.1.Thực tiễn giải quyết một số vụ tranh chấp môi trường điển hình của Hải Phịng
* Vụ việc thứ nhất.
Vụ việc tranh chấp môi trường giữa nhân dân xã Tràng Cát (nay đổi là phường Tràng Cát) gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền của thành phố Hải Phòng yều cầu:
Thứ nhất: phải ngừng đổ rác tại khu vực này và có cam kết về thời hạn
di chuyển bãi rác Tràng Cát.
Thứ hai: phải dừng thi công dự án quản lý và xử lý chất thải rắn Hàn
Quốc tại khu vực bãi rác Tràng Cát.
Lý do mà người dân đưa ra đối với các yều cầu trên là: Bãi rác Tràng Cát đã không được xử lý tốt, gây ô nhiễm nặng nề về môi trường, ảnh hưởng
trực tiếp tới sức khoẻ của người dân và gây thiệt hại tới việc nuôi trồng thuỷ sản cũng như sản xuất nông nghiệp. Theo Thông tư liên bộ số 01 ngày 18/01/2001 giữa Bộ KHCN&MT và Bộ xây dựng thì khoảng cách từ bãi rác tới khu dân cư phải đảm bảo trong khoảng từ 15 đến 30km; Việc đền bù đất đai và bồi thường thiệt hại về môi trường trong việc triển khai dự án chưa được làm rõ.
Trước sự phản ứng của nhân dân Tràng Cát (06/08/2004) về việc phải đóng cửa hồn tồn bãi rác này thì Cơng ty mơi trường đơ thị đã ngừng đổ rác tại đây và thành phố đã giải quyết địa điểm tập kết rác tạm thời tại một số khu vực khác nhau của thành phố Hải Phịng. Đồng thời Cơng ty mơi trường đơ thị của thành phố đã thực hiện các phương án xử lý ô nhiễm tại bãi rác Tràng Cát như: san gạt, đầm nền, phủ đất, xử lý nước rác... Thành phố mà trực tiếp là Công ty môi trường đô thị đã nhiều lần họp bàn với nhân dân phường Tràng Cát để xin chia sẻ, đồng cảm và xin lỗi về những khó khăn mà nhân dân phường Tràng Cát phải gánh chịu trong nhiều năm qua và phân tích về những thiếu sót do lỗi chủ quan từ phía các cơ quan chức năng của thành phố trong việc gây ra ô nhiễm tại bãi rác Tràng Cát (các cơ quan quản lý Nhà nước của thành phố thiếu kiểm tra, đôn đốc thường xuyên và Công ty môi trường đơ thị Hải Phịng chưa làm tốt nhiệm vụ được giao).
Thành phố cũng cho rằng theo Thông tư liên bộ số 01 ngày 18/01/2001 giữa bộ KHCN&MT và bộ xây dựng thì khoảng cách tối thiểu 15km là khoảng cách giữa đơ thị với bãi rác loại đặc biệt (có số dân đơ thị trên 1 triệu người). Đối với thành phố Hải Phòng bãi chôn lấp chất thải rắn phục vụ 4 quận nội thành (Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng, Hải An) với số dân khoảng 500.000 người là bãi chôn lấp rác loại 1, yêu cầu cách khu tập trung dân cư ở cuối hướng gió thịnh hành là 1 km, các hướng gió khác là 300m.
Như vậy việc đặt bãi chôn lấp rác tại Tràng Cát trong thời điểm hiện tại là vẫn phù hợp.
Đồng thời với kế hoạch tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân về trách nhiệm đối với vấn đề môi trường của thành phố, thành phố đã triệu tập các cuộc họp bàn để chỉ đạo xử lý ô nhiễm môi trường tại bãi rác Tràng Cát và các vấn đề có liên quan. Ngày 04/11/2004, phó Chủ tịnh UBND thành phố Dương Anh Điền đã họp bàn chỉ đạo, cùng dự có các thành viên ban chỉ đạo; lãnh đạo quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận Hải An; Văn phòng thành uỷ. Buổi họp đã đi đến kết luận: “Thời gian vừa qua các ngành và đơn vị chức năng, các thành viên ban chỉ đạo của thành phố và quận Hải An đã có nhiều có gắng, tích cực thực hiện sự chỉ đạo của Ban Thường Vụ thành uỷ và UBND thành phố trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến bãi rác Tràng Cát, bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực. Phần lớn nhân dân phường Tràng Cát đã đồng tình với kết luận của Ban thường vụ thành uỷ tại thông báo số 274/TB-TU ngày 23/08/2004 và của Uỷ ban nhân dân thành phố tại thông báo số 416/TB-UB ngày 09/08/2004, ủng hộ chủ trương của thành phố trong việc tiếp tục sử dụng bãi rác Tràng Cát khi đã được xử lý tốt, giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường cho đến khi tìm được địa điểm xây dựng mới, khu xử lý rác; ủng hộ thành phố trong việc xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn tại phường Tràng Cát, quận Hải An; đồng thời vấn đề xử lý rác cũng được các Bộ, ngành Trung ương rất quan tâm, chia sẻ và đồng tình ủng hộ” [46]
Trong thông báo số 274-TB/TU, ngày 23/08/2004 về ý kiến kết luận của Ban thường vụ thành uỷ về việc tập trung lãnh đạo giải quyết vụ việc ở bãi rác Tràng Cát đã thảo luận và thống nhất ý kiến chỉ đạo.
“... Kiên quyết thực hiện quan điểm: Trong thời gian tới, vẫn phải tiếp tục đưa rác thải khu vực nội thành về xử lý tại bãi rác Tràng Cát trong khi tích cực tìm địa điểm xây dựng bãi rác mới để bảo đảm lâu dài...” [5]
Đối với việc thực hiện dự án xây dựng khu quản lý và xử lý chất thải rắn tại Tràng Cát, Công ty mơi trường đơ thị Hải Phịng đã có Cơng văn số 422 ngày 15/10/2004 về việc trả lời kiến nghị của một số người dân phường Tràng Cát, trong đó đã khẳng định: “Việc ra đời của dự án quản lý và xử lý chất thải rắn nguồn vốn ODA của Hàn Quốc nhằm mục đích giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường của khu vực bãi chôn lấp rác Tràng Cát... Hiện tại, một nhà máy có công suất và công nghệ tương tự đã được xây dựng ở thành phố Nam Định. Nhà máy này nằm ngay bên cạnh khu dân cư (cách 100- 200m), q trình vận hành hồn tồn khơng ơ nhiễm môi trường được nhân dân địa phương ủng hộ. Nhà máy xử lý chất thải rắn Tràng Cát sẽ được hoàn thiện hơn bằng việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại, hệ thống hút lọc, xử lý khí, hệ thống quan trắc nước ngầm...” [8].
Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phịng đã có thơng báo số 416/TB- UB ngày 09/08/2004 về ý kiến kết luận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Trịnh Quang Sử tại buổi họp về xử lý bãi rác Tràng Cát. “Giao thanh tra thành phố khẩn trương, tổ chức lập đoàn thanh tra tiến hành thanh tra ngay đối với những kiến nghị về công tác đền bù giải phóng mặt bằng tại khu vực Tràng Cát của Công ty mơi trường đơ thị, nếu phát hiện có cán bộ sai phạm, báo cáo uỷ ban nhân dân thành phố để xử lý nghiêm minh và trả lời nhân dân trong tháng 08 năm 2004” [45].
Cùng với kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nhận thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của nhân dân phường Tràng Cát, thì cơng ty mơi trường đơ thị Hải Phịng đã có cơng văn số 542/CV- MTĐT ngày 20/12/2004 về việc đảm
bảo vấn đề môi trường và giải quyết lao động địa phương khi vận hành nhà máy xử lý chất thải rắn tại Tràng Cát. Trong công văn này, công ty môi trường đô thị đã cam kết “nhà máy xử lý chất thải rắn được đầu tư cơng nghệ hiện đại có đầy đủ hệ thống xử lý nước thải, khí thải và khơng làm ơ nhiễm môi trường. Trong quá trình vận hành sẽ được cơ quan chun mơn tiến hành quan trắc môi trường và chịu sự giám sát về môi trường của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ và phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Công ty môi trường đô thị sẽ đề nghị thành phố bồi thường thiệt hại theo mức độ ô nhiễm trên cơ sở đánh giá của các cơ quan chuyên môn” [9].
*Vụ việc thứ hai:
Nhà máy gạch Gị Cơng là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Công ty sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng- Sở xây dựng Hải Phịng. Trong qúa trình vận hành Nhà máy, mặc dù đã có một số biện pháp giảm thiểu, song vẫn gây ô nhiễm môi trường làm thiệt hại đến lúa, hoa màu và sức khoẻ của nhân dân thuộc khu vực xã An Tiến (An Lão, Hải Phòng).
Tháng 03/1995, nhân dân khu vực Tiên Hội đã gửi đơn tố giác về hành vi gây ô nhiễm môi trường của nhà máy và yêu cầu bồi thường thịêt hại do ơ nhiễm khí thải nhà máy gạch gây ra. Sở KHCN&MT đã tiến hành thanh tra giải quyết và ngày 06/06/1995 đã có Cơng văn số 09/CV-Mtg, yêu cầu nhà máy phải thực hiện yêu cầu trong phiếu thẩm định đánh giá tác động môi trường. Nhà máy đã tiến hành đo đạc, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ sở hoạt động, thực hiện giải pháp nâng cao ống khói, xem xét cùng với UBND xã An Tiến bồi thường thiệt hại cho dân.
Đến tháng 08 năm 1997, nhà máy tiếp tục đưa dây chuyền thứ hai (công suất 20 triệu viên/năm) vào hoạt động cùng với hai lị gạch thủ cơng trong khi
chưa hoàn thành báo cáo đánh giá tác động mơi trường cho tồn bộ hoạt động của nhà máy và áp dụng biện pháp xử lý chất thải theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Tháng 03 năm 1998, nhân dân thôn Tiên Hội tiếp tục gửi đơn tố giác đến Sở KHCN&MT và các cấp chính quyền đề nghị giải quyết tình trạng ơ nhiễm khí thải của nhà máy, gây thiệt hại lúa, hoa màu và sức khoẻ của nhân dân. Sở KHCN&MT tổ chức thanh tra lần thứ hai vào ngày 21/04/1998. Đoàn thanh tra của Sở đã xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu nhà máy phải hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường, tổ chức xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn cho phép mới được thải ra môi trường, thời hạn trong quý 2 năm 1998 phải hoàn thành.
Ngày 05/09/1998, nhân dân khu vực Tiên Hội lại gửi đơn tố giác lần thứ 3 về hoạt động của nhà máy. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông Chủ tịch UBND thành phố, ngày 28/09/1998 Sở KHCN&MT đã phối hợp với UBND huyện An Lão, UBND xã An Tiến tổ chức thanh tra giải quyết, có sự chứng kiến của các cơ quan thông tin đại chúng. Kết quả thanh tra cho thấy: việc kiến nghị của dân là có căn cứ do hoạt động của nhà máy chưa được kiểm soát và chất thải (đặc biệc là khí thải chưa được tổ chức xử lý đúng yêu cầu, quy định, theo tiêu chuẩn cho phép, vi phạm quy định điều 16, điều 18 luật bảo vệ môi trường năm 1993. Tại thời điểm thanh tra, nhà máy đã cho ngừng 2 lị gạch thủ cơng, tiến hành đo đạc lại thông số môi trường 2 lần để làm căn cứ triển khai xử lý ô nhiễm. Đồng thời với vai trị trung gian hồ giải của thanh tra môi trường cùng với UBND địa phương sở tại thì nhà máy đã thoả thuận và bồi thường thiệt hại cho nhân dân thôn Tiên Hội số tiền là 34 triệu đồng. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tế, đoàn thanh tra của Sở đã yêu cầu: nhà máy phải hoàn thành việc lập báo cáo đánh giá tác động mơi trường và tổ chức xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn cho phép, chủ động cùng địa phương tích cực xem xét cụ thể việc bồi thường thiệt hại cho
nhân dân thoả đáng và đúng pháp luật, thời hạn hết 30/12/1998 phải hoàn thành. Quá thời hạn trên, nhà máy không thực hiện, Sở KHCN&MT sẽ đề nghị UBND thành phố tạm đình chỉ hoạt động của nhà máy.
Ngày 25/05/1999, để kiểm tra lần cuối cùng kết quả xử lý ô nhiễm của nhà máy, Sở KHCN&MT đã tiến hành đo đạc các thông số gây ô nhiễm môi trường. Kết quả quan trắc khí thải tại 3 điểm quan trắc trong khu dân cư thôn Tiên Hội, xã An Tiến cho thấy: nồng độ khí CO vượt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937- 1995 từ 1,02 đến 1,2 lần; nồng độ khí HF đều vượt từ 8,5 lần đến 10 lần so với tiêu chuẩn cho phép TCVN 5938- 1995; nồng độ bụi lơ lửng có giá trị trung bình ngày đêm vượt từ 1,4 đến 2,3 lần tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937- 1995. Kết quả trên một lần nữa khẳng định hoạt động của nhà máy gạch Gị Cơng đã và đang gây ơ nhiễm mơi trường trong khu vực xung quanh, mặc dù đã có đầu tư cơng trình xử lý ở một dây chuyền sản xuất. Vì vậy, việc tạm dừng một phần hoạt động của nhà máy để tiếp tục tổ chức xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép theo đúng quy định của luật bảo vệ môi trường và Nghị định 175/CP là biện pháp cần thiết, cấp bách nhằm vừa duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động, vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật về bảo vệ mơi trường, góp phần giải quyết dứt điểm việc kiến nghị nhiều năm của nhân dân thơn Tiên Hội, sớm ổn định tình hình căng thẳng trong khu vực.
Với quan điểm nêu trên, ngày 21/06/1999 Sở KHCN&MT đã có cơng văn số 260/KHCNMT báo cáo kết luận ô nhiễm và đề nghị UBND thành phố xem xét, giải quyết: 1) Cho tạm dừng sản xuất dây chuyền 2 của nhà máy để hồn thiện hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn cho phép; 2) Cho phép dây chuyền 1 tiếp tục hoạt động để đảm bảo sản xuất. Khi dây chuyền 2 hoàn thiện hệ thống xử lý và các chỉ tiêu khí thải đạt tiêu chuẩn cho phép, nhà máy sẽ tiến hành đầu tư tiếp để hoàn thiện hệ thống xử lý của dây chuyền 1đạt tiêu chuẩn quy định.
*Vụ việc thứ ba:
Giải quyết đơn tố cáo của một số tổ chức và công dân đối với hoạt động gây ô nhiễm môi trường của Công ty TNHH Quảng- Phát.
Sau khi tiến hành thanh tra, xác minh giải quyết đơn kiến nghị của nhân dân về hoạt động sản xuất của chi nhánh Công ty TNHH thương mại và du lịch Quảng- Phát đặt tại địa điểm thơn Bình Kiều, phường Đơng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phịng, đồn thanh tra Sở KHCN&MT Hải Phịng đã kết luận: 1) Hoạt động sản xuất thủ công mỹ nghệ bằng đá của chi nhánh cơng ty TNHH Quảng- Phát có gây tác động nhất định đến mơi trường về tiếng ồn, bụi, thải cơng nghiệp. Cơng ty chưa có biện pháp hiệu quả để xử lý triệt để tiêu chuẩn môi trường cho phép, chưa có biện pháp quy hoạch đảm bảo vệ sinh công nghiệp, để bột đá rơi lan trên mặt đất, lẫn vào nước mưa chảy tràn sang các khu vực xung quanh. Công ty cũng chưa thực hiện đăng ký đạt tiêu chuẩn mơi trường trình cơ quan quản lý xem xét thẩm định để có căn cứ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định, vi phạm quy định tại các Điều 16, điều 18 luật bảo vệ môi trường năm 1993 và thông tư 490/Mtg; 2) Nội dung phản ánh về ảnh hưởng ô nhiễm môi trường đến khu vực dân cư tiếp giáp do hoạt động sản xuất của chi nhánh Cơng ty TNHH Quảng- Phát tại thơn Bình Kiều, phường Đơng Hải, Quận Hải An là có cơ sở thực tế.