Nội dung văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường qua thực tiễn Hải Phòng (Trang 104 - 109)

30 phút đại diện Ban quản lý dự án đã phải viết cam kết là sẽ báo cáo sự việc và đề nghị của nhân dân lên cấp có thẩm

3.3.1.2. Nội dung văn bản quy phạm pháp luật

- Tranh chấp môi trường liên quan đến bồi thường thiệt hại giữa các tổ chức, cá nhân, về bản chất nó có thể là tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp kinh tế và làm phát sinh trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng (vụ án dân sự). Tranh chấp mơi trường bên cạnh những điểm chung của một tranh chấp dân sự thong thường, nó cịn có các đặc điểm riêng. Điều đó đặt ra hai khả năng, thứ nhất là phải quy định một thời hiệu tố tụng hợp lý tương ứng với tính chất phức tạp và thiệt hại gây ra cho môi trường; thứ hai là vẫn áp dụng trình tự tố tụng dân sự thông thường để giải quyết. Như vậy đối với việc quy định một thời hiệu tố tụng riêng cho việc giải quyết tranh chấp mơi trường có thể áp dụng riêng cho tồ án chun giải quyết các tranh chấp mơi trường (tồ mơi trường). Tuy nhiên điều này (việc thành lập một toà chuyên trách riêng về mơi trường) sẽ khơng có tính khả thi cao đối với Việt Nam (ít nhất trong giai đoạn hiện nay) như đã phân tích trong mục 2.2 phần II. Như vậy, có thể quy định một thời hiệu tố tụng riêng, hợp lý cho các tranh chấp môi trường trong văn bản quy phạm pháp luật riêng ( nghị định về giải quyết tranh chấp môi trường). Trong trường hợp vẫn áp dụng trình tự tố tụng dân sự thơng thường để giải quyết tại tồ dân sự hoặc tồ kinh tế thì có vấn đề

đặt ra là Bộ luật tố tụng dân sự phải có quy định về thẩm quyền theo vụ việc của toà án về giải quyết tranh chấp mơi trường. Tuy nhiên có một điều thiếu sót là Bộ luật tố tụng dân sự mới ban hành năm 2004 (quy định việc giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng) lại không quy định thẩm quyền của toà án nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc về tranh chấp môi trường.

- Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường được coi là cơ sở để xây dựng và áp dụng các quy trình, cách thức cụ thể vào việc giải quyết các tranh chấp môi trường. Tuy nhiên hiện nay trong dự thảo luật bảo vệ môi trường cũng mới chỉ ghi nhận các nguyên tắc chung về bảo vệ môi trường. Do vậy để tạo cơ sở pháp lý vững chắc, ổn định cho công tác giải quyết tranh chấp mơi trường thì cần thiết phải quy định các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường trong luật bảo vệ môi trường sắp ban hành hoặc quy định cụ thể trong nghị định về giải quyết tranh chấp mơi trường.

- Cần có quy định cụ thể trong luật để phân biệt rõ hơn hai loại trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi gây thiệt hại đến mơi trường, đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khắc phục tình trạng mơi trường bị ô nhiễm . Trước hết chúng ta phải khẳng định rằng hai loại trách nhiệm pháp lý này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng khơng đồng nhất mà chúng có bản chất hoàn toàn khác nhau. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm dân sự (trách nhiệm của người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại). Trong khi đó trách nhiệm khắc phục tình trạng mơi trường bị ơ nhiễm là trách nhiệm hành chính (trách nhiệm của người có hành vi vi phạm pháp luật mơi trường trước Nhà nước), trách nhiệm pháp lý này đặt ra ngay cả khi hành vi vi phạm pháp luật môi trường chưa gây thiệt hại trên thực tế. Như vậy pháp luật môi trường cần phải có quy định rõ người có hành vi làm ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại phải đồng thời gánh chịu hai loại trách nhiệm pháp lý là

trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khắc phục tình trạng mơi trường bị ơ nhiễm ngay cả khi các thành phần mơi trường nào đó đã được giao hoặc chưa được giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng.

- Vấn đề yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về môi trường đối với các thành phần môi trường đã giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định sẽ do các tổ chức, cá nhân thực hiện. Tuy nhiên đối với các thành phần môi trường mà Nhà nước chưa giao cho ai quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài nếu bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật mơi trường thì pháp luật cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của người đại diện cho Nhà nước để đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp này. Hiện nay trong dự thảo luật bảo vệ môi trường ngày 10/01/2005 tại điều 66 khoản 4 có quy định về đối tượng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường bao gồm: tổ chức, cá nhân đang khai thác, sử dụng hợp pháp thành phần môi trường; đại diện tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư; người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan; UBND, cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường các cấp; thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường; hiệp hội, hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Tuy nhiên đây mới chỉ là quy định chung cho tất cả các trường hợp mà chưa quy định cụ thể trách nhiệm của chủ thể đại diện cho Nhà nước đòi bồi thường thiệt hại về môi trường đối với các thành phần môi trường mà Nhà nước chưa giao cho cá nhân, tổ chức quản lý, sử dụng hoặc thành phần môi trường không thể phân chia. Việc quy định cụ thể như vậy sẽ tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và sẽ bảo vệ được tốt hơn cho các lợi ích chung về mơi trường. Có thể quy định cụ thể sự phân cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường theo đơn vị hành chính tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, giá trị kinh tế, xã hội của các thành phần mơi trường bị tổn hại. Ngồi ra cũng cần phải quy định trong trường hợp khơng có

ai khởi kiện để địi bồi thường thiệt hại về mơi trường, thì viện kiểm sát sẽ có quyền khởi tố vụ án để bảo vệ quyền lợi chung.

- Pháp luật cần có quy định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với các tranh chấp môi trường nảy sinh vào giai đoạn tiền hoạt động của dự án (trên thực tế thiệt hại chưa xảy ra). Chúng ta có thể quy định trong pháp luật môi trường về vần đề này theo hướng như sau: trước hết bảo vệ môi trường không chỉ lấy việc khắc phục thiệt hại đã xảy ra trên thực tế mà bảo vệ mơi trường phải lấy việc phịng ngừa tác động xấu tới môi trường trong tương lai. Bên cạnh đó trong bồi thường thiệt hại về môi trường, cần phải quán triệt nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Do vậy đối với các dự án chưa đi vào hoạt động (thiệt hại thực tế chưa xảy ra), tuy nhiên trong tương lai có cơ sở chắc chắn rằng dự án đi vào hoạt động sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều tới mơi trường thì để bảo đảm quyền của người dân được sống trong môi trường trong lành, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường sẽ được xem xét như sau: 1) Đối với các dự án nhằm mục đích cơng (thực hiện các dịch vụ cơng) thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường thuộc về Nhà nước (cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định dự án); 2) Đối với các dự án khơng nhằm phục vụ cho các mục đích cơng, mà chỉ nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh, thu lợi nhuận đơn thuần của các tổ chức, cá nhân thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại về mơi trường thuộc về chủ dự án đầu tư (các tổ chức, cá nhân).

- Để có thể giải quyết tốt các vụ việc đòi bồi thường thiệt hại về mơi trường, pháp luật cần có các quy định cụ thể về việc xác định các thiệt hại gây nên bởi ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường. Việc quy định cụ thể như vậy sẽ tạo điều kiện để các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước có đủ cơ sở pháp lý để quyết định việc bồi thường thiệt hại được chính xác và nhanh chóng. Trong dự thảo luật bảo vệ mơi trường ngày 10/01/2005 tại điều 65 có

quy định thiệt hại về mơi trường. Tuy nhiên cần phải có quy định cụ thể về các loại thiệt hại có liên quan đến mơi trường (có quy định về phân loại thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên), bao gồm: các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản của các tổ chức và cá nhân (những thiệt hại về kinh tế); các thiệt hại về tài nguyên và môi trường sinh thái (những thiệt hại về môi trường). Thiệt hại không chỉ bao gồm các thiệt hại thực tế trước mắt mà cịn là các thiệt hại lâu dài về mơi trường.

- Cần quy định cụ thể các phương pháp thống nhất để xác định tính chất và mức độ thiệt hại gây nên bởi ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có đủ cắn cứ thống nhất để tính tốn chính xác mức độ thiệt hại gây ra, bảo đảm tốt quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có tranh chấp, bảo đảm sự cơng bằng và nhanh chóng trong giải quyết vụ việc.

Pháp luật môi trường cần ghi nhận các phương pháp xác định mức độ thiệt hại như sau: Phương pháp thứ nhất là so sánh tài sản bị giảm sút, thiệt hại thông qua năng suất, sản lượng, sức khoẻ trước và sau khi bị ô nhiễm và suy thối mơi trường; phương pháp thứ hai là đánh giá thiệt hại thơng qua chi phí giảm thiểu ơ nhiễm tại nguồn; phương pháp thứ ba là đánh giá thông qua hiệu quả sử dụng; phương pháp thứ tư là đánh giá thiệt hại sức khoẻ do bị ô nhiễm môi trường.

- Một trong những nguyên nhân khiến cho quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp mơi trường gặp nhiều khó khăn, đó là: luật nội dung chưa hồn chỉnh, trong đó việc xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn mơi trường đồng bộ và chính xác có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Tiêu chuẩn môi trường sẽ là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đánh giá, xem xét một hành vi nào đó là vi phạm pháp luật mơi trường hay khơng, từ đó quyết

định trách nhiệm pháp lý được chính xác đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường qua thực tiễn Hải Phòng (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)