30 phút đại diện Ban quản lý dự án đã phải viết cam kết là sẽ báo cáo sự việc và đề nghị của nhân dân lên cấp có thẩm
2.4.3. Các quyđịnh về trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp chưa rõ ràng.
rõ ràng.
Trong việc giải quyết tranh chấp môi trường thuộc nhóm 1 (tranh chấp hành chính về mơi trường) ở Hải Phòng hiện nay đều được thực hiện dưới hình thức khiếu nại tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của thành phố mà chưa có vụ việc nào khiếu kiện tại tồ hành chính, tồ án nhân dân thành phố Hải Phòng. Thực tế này dẫn tới kết quả là: các vụ việc khiếu nại đổ dồn vào các cơ quan hành chính, các cơ quan quản lý Nhà nước, làm cho các cơ quan này nhiều khi giải quyết không kịp, ảnh hưởng tới chất lượng giải quyết không tốt và dẫn tới khiếu nại nhiều lần do chưa thoả đáng với kết quả giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền; làm mất đi tính khách quan của việc giải quyết tranh chấp vì có trường hợp chính các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này lại là cơ quan đã cấp phép cho dự án, làm giảm vai trò của hệ thống tồ án nói chung và tồ hành chính nói riêng trong việc giải quyết các tranh chấp môi trường.
Thực tế trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là theo điều 11- pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì trong lĩnh vực mơi trường, tồ án chỉ có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính (khoản 1). Hơn nữa, tại Hải Phòng khi cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường đưa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thường thấp hơn để mang tính giáo dục (so với quy định của luật hoặc có trường hợp luật chưa quy định) cho nên cá nhân, tổ chức sẵn sàng nộp phạt mà không khiếu kiện và như vậy tồ hành chính khơng giải quyết một vụ khiếu kiện hành chính nào về mơi trường trên thực tế.
Trong việc giải quyết các tranh chấp mơi trường thuộc nhóm 2 (liên quan đến bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên), về nguyên tắc áp dụng như trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự. Tuy nhiên, do đặc thù riêng của tranh chấp môi trường mà hiện nay quá trình giải quyết tranh chấp tranh chấp mơi trường thuộc nhóm này vẫn cịn có những khó khăn, đó là: các tranh chấp mơi trường khơng thể tự giải quyết ở cơ sở, nó thường vượt ra ngoài “khả năng” làm trung gian hoà giải của các hoà giải viên ở cơ sở (theo điều 3- pháp lệnh tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở ngày 05/01/1999 và Nghị định số 160/1999/NĐ- CP ngày 18/10/1999 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh); Một điều nữa cho thấy tâm lý chung của các bên tranh chấp môi trường là ngại đưa vụ việc ra toà án để giải quyết, thường thì thoả thuận với nhau qua trung gian hoà giải là chính quyền địa phương và thanh tra mơi trường, trong đó chủ yếu là thanh tra môi trường. Thực tế giải quyết các vụ việc địi bồi thường thiệt hại về mơi trường ở Hải Phịng đều thơng qua vai trò của thành tra môi trường mà cũng chưa có vụ việc nào khởi kiện tại toà án.
Việc tham gia của thanh tra mơi trường có những ưu điểm nhất định nhưng lại thường khó đạt u cầu về tính khách quan, cơng minh, đặc biệt là trường hợp cơ sở gây ơ nhiễm trước đó vì nhiều lý do đã được cơ quan quản lý môi trường xác nhận sự “tuân thủ nghiêm chỉnh” pháp luật mơi trường.
Tóm lại, trên đây là thực trạng của việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp mơi trường tại Hải Phịng và một số vấn đề đặt ra trong thực tiễn giải quyết tranh chấp mơi trường tại Hải Phịng
Chương 3