Kinh ngiệm của Phillipine

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường qua thực tiễn Hải Phòng (Trang 45 - 46)

Là một quốc gia trong khối Asean, cũng giống như Thái Lan, Phillipine cũng phải gánh chịu những hậu quả về mơi trường trong qua trình phát triển kinh tế- xã hội. Điều này đã buộc Chính phủ phải khẩn trương xúc tiến các biện pháp hữu hiệu nhằm làm cân bằng giữa môi trường và phát triển.[2]

Để bảo vệ môi trường được tốt hơn, Chính phủ đã ban hành 2 biện pháp rất quan trọng là: 1) Giấy chứng nhận tuân thủ môi trường như một yêu cầu bắt buộc đối với dự án phát triển; 2) Thành lập quỹ bảo đảm môi trường đối với những dự án có tính trọng yếu về mơi trường hoặc các hoạt động kinh doanh được xác định là có khả năng gây ra những rủi ro đáng kể đối với xã hội và môi trường hoặc ở những vùng mà dự án hoặc hoạt động kinh doanh địi hỏi phải có sự phục hồi hoặc khơi phục lại tình trạng mơi trường. Việc sử dụng quỹ này phải được lập thành kế hoạch cụ thể và được dùng cho các mục đích: 1) Sửa chữa, phục hồi các vùng chịu ảnh hưởng do sự huỷ hoại môi trường và các vùng mà chất lượng môi trường bị xuống cấp; 2) Đền bù cho

các đối tượng, cộng đồng phải chịu tác động xấu của dự án; 3) Tiến hành các nghiên cứu khoa học để ngăn ngừa sự cố và phục hồi sự cố môi trường; 4) Các biện pháp làm sạch, cải thiện chất lượng môi trường, ngăn ngừa sự huỷ hoại môi trường.

Mức độ thiệt hại về môi trường được xác định là: 1) ước đoán thu nhập của các hộ gia đình từ các hoạt động chịu tác động của ơ nhiễm; 2) Tính theo chi phí để phục hồi lại tình trạng mơi trường như ngun trạng ban đầu.

Đối với Phillipine, tất cả các chi phí về mơi trường đều được lấy từ quỹ bảo đảm môi trường để chi trả và người gây hại phải trả toàn bộ thiệt hại về môi trường mà không được loại trừ bất kỳ thiệt hại nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường qua thực tiễn Hải Phòng (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)