30 phút đại diện Ban quản lý dự án đã phải viết cam kết là sẽ báo cáo sự việc và đề nghị của nhân dân lên cấp có thẩm
3.2.2.2. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Những người theo quan điểm thứ hai cho rằng, việc thành lập một hệ thống cơ quan tư pháp chuyên trách (tồ mơi trường) để giải quyết các tranh chấp môi trường như ý kiến đã nêu là không phù hợp và khả thi trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam. Thực tế hoạt động xét xử trong thời gian qua cho thấy ngay cả đối với các toà chuyên trách đã được thành lập như toà kinh tế, toà lao động, tồ hành chính để giải quyết các loại tranh chấp nảy sinh khá phổ biến trong đời sống kinh tế, xã hội như các tranh chấp kinh tế, tranh chấp lao động và các tranh chấp liên quan đến hoạt động quản lý hành chính Nhà nước thì cũng đang có nhiều ý kiến phải thu hẹp hoặc “xố bớt” mơ hình này vì thực tế khơng có việc để làm hoặc có nhưng rất ít, khơng tương xứng với cơ cấu tổ chức nhân sự của các toà án này. Như vậy, nếu thành lập thêm tồ mơi trường mà khơng có sự hồn thiện các yếu tố liên quan khác, trong khi đó lại khơng cịn tồ hành chính và tồ dân sự tham gia giải quyết các tranh chấp mơi trường thì sẽ khơng thể bảo đảm tính khả thi trong việc xét xử và sẽ mâu thuẫn với các quy định có liên quan khác của pháp luật.
Những người theo quan điểm này cho rằng hướng thích hợp để hồn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp là tập trung vào việc xây dựng các tiêu chuẩn cơ bản để nhận biết được bản chất thật sự của tranh chấp mơi trường, từ đó sẽ đưa ra các quy định chi tiết về trình tự và thủ tục tố tụng sao cho phù hợp với đặc thù của việc giải quyết tranh chấp mơi trường.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng, mỗi phương án đều có những hạt nhân hợp lý và đều hướng tới mục đích là giải quyết có hiệu quả các tranh chấp môi trường. Trong hai quan điểm nêu trên, nói về thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì quan điểm thứ nhất có thể được xem như mục tiêu lâu dài mà đất nước chúng ta cần hướng tới.
Xu hướng chun mơn hố đội ngũ thẩm phán trong các cơ quan xét xử của nước ta hiện nay đang được quan tâm một cách tích cực và trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế- xã hội cũng đã thu được những kết quả đáng kể. Quan điểm thứ hai tỏ ra phù hợp hơn với điều kiện hiện nay của Việt Nam, khi mà các tranh chấp mơi trường vẫn cịn là điều mới mẻ với nhiều cá nhân, tổ chức, thậm chí với ngay cả các cán bộ có thẩm quyền, hơn nữa ý thức và kiến thức về môi trường của các thẩm phán còn nhiều hạn chế, các quy định của pháp luật mới chỉ dừng lại ở tính ngun tắc thì nên chăng việc hoàn thiên pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường cần tập trung vào hoạt động cụ thể hoá các quy định của pháp luật hiện hành cho phù hợp hơn với lĩnh vực mới phát sinh này.