Về hình thức của văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường qua thực tiễn Hải Phòng (Trang 98 - 99)

30 phút đại diện Ban quản lý dự án đã phải viết cam kết là sẽ báo cáo sự việc và đề nghị của nhân dân lên cấp có thẩm

3.2.1.1. Về hình thức của văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường.

dụng cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường.

Luật bảo vệ môi trường năm 1993 và dự thảo luật bảo vệ môi trường hiện nay là các văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức là văn bản luật do Quốc Hội ban hành. Các văn bản luật này đề cập tới những vấn đề chung nhất có tính ngun tắc của hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên các tranh chấp mơi trường có những đặc thù riêng, diễn biến phức tạp và liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, do đó cơ chế pháp lý giải quyết tranh chấp môi trường cần phải được thể hiện trong hình thức văn bản pháp luật riêng đó là Nghị định do Chính phủ ban hành. Đây là văn bản quy phạm pháp luật dưới luật nhằm cụ thể hoá Hiến pháp, luật bảo vệ môi trường và các văn bản luật

khác về giải quyết tranh chấp môi trường. Nghị định này có thể đặt tên là Nghị định quy định việc giải quyết tranh chấp môi trường. Các yêu cầu nảy sinh trong lĩnh vực môi trường rất đa dạng, song chúng có thể bao gồm các nhóm chính sau đây: 1) Yêu cầu xem xét lại các quyết định phát triển có khả năng hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường; 2) Yêu cầu chấm dứt hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh; yêu cầu di dời địa điểm hoạt động của dự án, yêu cầu phải đóng cửa nhà máy; 3) Yêu cầu xem xét lại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong lĩnh vực mơi trường gây ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người dân; 4) Yêu cầu khắc phục (khôi phục, phục hồi, làm sạch) tình trạng môi trường bị ô nhiễm, bị huỷ hoại; 5) Yêu cầu hỗ trợ về tài chính đối với những người phải chịu ảnh hưởng môi trường (trong trường hợp chưa có thiệt hại thực tế xảy ra); 6) Yêu cầu bồi thường thiệt hại (về người, tài sản và môi trường) do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường qua thực tiễn Hải Phòng (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)