30 phút đại diện Ban quản lý dự án đã phải viết cam kết là sẽ báo cáo sự việc và đề nghị của nhân dân lên cấp có thẩm
3.3.3.4. Giải quyết tranh chấp môi trường tại các trung tâm Trọng tà
Giải quyết các tranh chấp nói chung tại cơ quan Trọng tài, cho chúng ta thấy những ưu điểm nhất định so với giải quyết tại cơ quan toà án. Pháp lệnh Trọng tài thương mại đã được Quốc hội nước CHXH CN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 25/02/2003, đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự ra đời của trung tâm Trọng tài với tư cách là tổ chức phi Chính phủ trong việc giải quyết các tranh chấp. Như vậy, chúng ta cần mở rộng và quy định để các trung tâm Trọng tài này có chức năng làm trung gian thương lượng, hoà giải các tranh chấp môi trường theo hướng xã hội hoá việc giải quyết tranh chấp môi trường và tự nguyện thi hành phán quyết của Trọng tài.
KẾT LUẬN
Trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, bảo vệ mơi trường được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta để thực hiện được tốt mục tiêu “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”. Giải quyết tranh chấp môi trường khơng chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể về mơi trường, giữ gìn trật tự ổn định xã hội, mà cịn góp phần vào cơng tác bảo vệ mơi trường nói chung qua việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân về bảo vệ môi trường.
Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng ta có thể nhận thấy một số điểm chung:
Thứ nhất: Tranh chấp mơi trường cịn là hiện tượng xã hội mới nảy
sinh ở Việt Nam. Bên cạnh những đặc điểm chung giống như mọi tranh chấp khác, tranh chấp mơi trường cịn có những đặc thù riêng và qua đó làm cho tranh chấp môi trường trở nên đa dạng và phức tạp hơn rất nhiều cả về tính chất và nội dung của tranh chấp.
Thứ hai: Những vấn đề liên quan đến tranh chấp mơi trường, cịn có
nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau, từ đó dẫn đến sự thiếu nhất quán trong việc xem xét và giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực môi trường.
Thứ ba: Do tranh chấp mơi trường cịn là hiện tượng xã hội mới nảy
sinh, là vấn đề mới mẻ đối với chúng ta, cho nên hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp mơi trường cịn rất sơ sài, các quy định pháp lý có liên quan mới dừng lại ở việc đưa ra các nguyên tắc chung, đồng thời lại được quy định tản mạn trong nhiều văn bản khác nhau, thiếu tính thống nhất nên rất khó áp dụng trên thực tế, từ đó dẫn tới việc không đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong công tác giải quyết tranh chấp môi trường hiện nay.
Trên cơ sở tình hình chung về tranh chấp môi trường và giải quyết tranh chấp môi trường, qua việc nghiên cứu các vụ việc tranh chấp môi trường tại Hải Phòng và thực trạng của việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp, luận án đã đưa ra các quan điểm hoàn thiện và một số ý kiến cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường qua thực tiễn Hải Phòng.
Việc nghiên cứu thành cơng đề tài sẽ đóng góp ít nhiều cho việc tìm ra một cơ chế giải quyết tranh chấp mơi trường phù hợp, góp phần tích cực vào cơng tác bảo vệ môi trường chung của cả nước và của thành phố Hải Phịng nói riêng.