Sự lành mạnh về tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 49 - 55)

2.2. THỰC TRẠNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC TẠ

2.2.1.2. Sự lành mạnh về tài chính

Thanh khoản

Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia [33]

Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi huy động được trong giai đoạn 2008 – 2010 có sự thay đổi về vị trí dẫn đầu xen kẽ giữa nhóm NHTMNN và nhóm NHNNg, NHLD, tuy nhiên nhóm NHTMNN luôn ở mức cao trong tổng hệ thống của ngân hàng. Tại 31/12/210, NHNNg và NHLD là nhóm dẫn đầu với tỷ lệ 141.21%, trong khi đó, nhóm NHTMNN chỉ ở mức xấp xỉ 101.3%. Theo số liệu công bố của Fitch Rating cho thấy tỷ lệ này của Việt Nam cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Hàn Quốc trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tỷ lệ quá cao, cho thấy tiềm ẩn rủi ro thanh khoản của hệ thống nói chung và nhóm NHTMNN nói riêng đang ở mức đáng báo động.

Hiệu quả hoạt động

Nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của hầu hết các NHTMNN. Năm 2010, tỷ trọng trung bình thu nhập lãi trong tổng thu nhập củacác ngân hàng lần lượt là VBARD (76.27%), CTG (81.58%), VCB (71.05%), BIDV (80.01%), MHB (92.22%). Điều này cho thấy cơ cấu thu

60% 90% 120% 150%

T2/2008 T6/2009 T12/2009 T6/2010 T12/2010

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi giai đoạn 2008 - 2010 giai đoạn 2008 - 2010

NHTMNN NHTMCP NHNNg, LD Cty TC, CTTC

nhập của hệ thống NHTMNN Việt Nam chưa có sự đa dạng, phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng, kéo theo rủi ro về chất lượng tín dụng.

Nguồn: BCTC của các ngân hàng 2010 [31, 32, 36, 43, 44]

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 – 2010

Đơn vị: tỷ đồng Ngân hàng 2008 2009 2010 TN lãi thuần EBT EAT TN lãi thuần EBT EAT TN lãi thuần EBT EAT VBARD 14441 2789 2124 11987 –1137 –1856 17562 3480 2568 CTG 7189 2436 1804 4451 3373 2583 12089 4638 3444 VCB 3697 3590 2728 6499 5004 3945 8195 5569 4303 BIDV 6244 2368 1979 6974 3605 2818 9191 4626 3761 MHB 433 64 52 603 74 57 937 111 81

Nguồn: BCTC của các ngân hàng 2010 [31, 32, 36, 43, 44]

-20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% VBARD CTG VCB BIDV MHB

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu thu nhập năm 2010

TN từ góp vốn, mua cổ phần Lãi thuần từ HĐ khác Lãi/lỗ ròng từ mua bán CK đầu tư Lãi/lỗ ròng từ mua bán CK kinh doanh Lãi/lỗ ròng từ HĐ KD ngoại hối và vàng Lãi/lỗ ròng từ HĐ dịch vụ TN lãi ròng download by : skknchat@gmail.com

Lợi nhuận của các ngân hàng tăng nhẹ so với 2009, chỉ riêng VBARD lợi nhuận giảm gần 29% chủ yếu do thu nhập lãi giảm và chi phí dự phòng tăng cao. Cơ sở chủ yếu để các ngân hàng còn lại vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương là do tín dụng và huy động tiếp tục tăng trưởng tốt, lợi nhuận từ các hoạt động cốt lõi mặc dù sụt giảm nhưng vẫn duy trì được tính ổn định.

Chất lượng tín dụng

Nguồn: Tổng hợp BCTN của các ngân hàng [31, 32, 36, 43, 44]

Tính đến 31/12/2010 VBARD là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm các NHTMNN, với tỷ lệ nợ xấu 3.75% có thể thấy VBARD đã vượt mức an toàn để quản lý rủi ro tín dụng theo quy định là 3%. Tương tự tình trạng nợ xấu bất ổn, dù chưa vượt mức 3% như VBARD nhưng cũng nằm trong mức nên báo động là VCB (2.83%) và VCB (2.72%). Trong khi đó thì tỷ lệ nợ xấu của MHB ở mức trung bình trong toàn khối NHTMNN 1.90%. Xếp cuối bảng, BIDV là ngân hàng có khả năng quản lý nợ xấu tốt nhất toàn nhóm 0.66%.

Do ảnh hưởng của việc tăng trưởng tín dụng cao, nợ xấu luôn là một trong những vấn đề nổi cộm của ngành Ngân hàng Việt Nam từ trước tới nay. Tuy nhiên cần xem xét tỷ lệ nợ xấu này như sau.

Khi so với nhóm NHTMCP thì nhóm NHTMNN có tỷ lệ nợ xấu toàn nhóm cao hơn nhiều, trong đó có VBARD vượt cả mức cho phép 3%. Nguyên nhân của sự

2.60% 0.61% 2.47% 2.82% 2.03% 3.75% 0.66% 2.83% 2.72% 1.90% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% VBARD CTG VCB BIDV MHB Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu 2009 - 2010 2009 2010 download by : skknchat@gmail.com

chênh lệch này một mặt là do tăng trưởng tín dụng nóng, cùng với chất lượng quản lý tín dụng không tốt của các NHTMNN Việt Nam, mặt khác là do cách biệt về phân loại nợ giữa các ngân hàng.

Hầu hết các NHTM tại Việt Nam hiện nay đều phân loại nợ dựa vào định lượng mà thiếu đi phần định tính như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ không phản ánh thực chất khoản nợ. Đồng thời, các NH chỉ xếp phần nợ đến hạn không trả được vào nợ xấu, trong khi phần còn lại của khoản nợ vẫn là nợ đủ tiêu chuẩn. Trong khi đó, theo IAS, nếu phần nợ đến hạn không trả được thì toàn bộ khoản nợ phải được xếp vào nợ xấu.

Rất ít NH áp dụng phân loại nợ định tính do còn nhiều bất cập: Mặc dù NHNN đã đưa ra quy định về việc phân loại nợ theo Quyêt định 493/2005/QĐ–NHNN, trong đó bao gồm cả phân loại theo định lượng (Điều 6) và định tính (Điều 7), tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 3 NH tại Việt Nam đã thực hiện việc phân loại nợ định tính theo Điều 7 là BIDV, Agribank và VCB. Nguyên nhân chủ yếu là do: (1) Các NH phải xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để áp dụng phương pháp phân loại này (2) Phân loại nợ theo định tính sẽ làm tỷ lệ nợ xấu cao gấp 2 – 3 lần so với định lượng và (3) Bản thân việc phân loại nợ theo định tính cũng gặp phải nhiều điểm bất cập.

Ngoài ra, một số NH Việt Nam còn biến nghiệp vụ gia hạn nợ, vốn là một nghiệp vụ bình thường của NH, thành một hình thức để giảm tỷ lệ nợ xấu của mình do nợ gia hạn không được tính vào nợ xấu. Đồng thời, không ít ngân hàng đã hạn chế phân loại nợ xuống nhóm 3–5 để tránh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình. Kết quả là sự chênh lệch giữa phân loại nợ xấu theo VAS và IAS ngày càng lớn.

Mức đủ vốn

Tính đến cuối 2010, chỉ có 3/5 NHTMNN đáp ứng được yêu cầu về hệ số CAR theo quy định của NHNN là trên 9% bao gồm BIDV (9.3%), VCB (9%) và MHB (9%), 2 ngân hàng chưa đáp ứng được là VBARD (6.1%) và CTG (8.6%).

2.2.1.3. Khả năng quản trị

 Quản trị trong các NHTMNN Việt Nam chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực tốt về quản trị ngân hàng như tính minh bạch thấp, chưa hình thành môi trường làm việc và giá trí văn hoá kinh doanh lành mạnh; vai trò và nhiệm vụ của các vị trí công tác chưa rõ ràng, hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống thông tin quản lý, kiểm toán chưa hiệu quả. Trình độ quản lý thấp và quản lý rủi ro còn non yếu (cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, năng lực thẩm định tín dụng yếu, hệ thống phân loại nợ chưa phù hợp, nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát thiếu chặt chẽ, áp dụng sổ tay tín dụng chưa có hiệu quả). Hầu hết các NHTM NN chưa thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hợp lý và chưa có chiến lược kinh doanh để đối phó có hiệu quả với những thách thức của tiến trình mở cửa thị trường tài chính.

 Cách thức quản trị kinh doanh ở các NHTMNN thường được thực hiện theo kinh nghiệm, chưa thực sự có bản bản khoa học. Đặc biệt công tác điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày thường theo sự vụ, chưa bám sát các mục tiêu dài hạn. Chưa xây dựng được tầm nhìn, chiến lược kinh doanh dài hạn để định hướng cho hoạt động. Do vậy chưa xác định được các kế hoạch trung và ngắn hạn một cách hợp lý.

2.2.1.4. Công nghệ

 Hoạt động của Ngân hàng thương mại đòi hỏi phải gắn liền với công nghệ hiện đại. Trong khi đó công nghệ của các NHTMNN hiện nay lại quá lạc hậu. Thậm chí có những công nghệ chúng ta đi sau thế giới vài ba thập kỷ. Trong khi tốc độ đổi mới chỉ ở mức 10% là quá chậm so với tốc độ đổi mới công nghệ của hai khối cổ phần và đầu tư nước ngoài. Các sản phẩm công nghệ của các NHTMNN chưa khai thác được hết tính ưu việt và hiệu quả. Ví dụ điển hình là áp dụng máy rút tiền tự động (ATM), phần lớn chỉ để rút tiền ra rồi chi tiêu tiền mặt. Trong khi đó có rất nhiều tiện ích mà chúng ta chưa khai thác hết. Đặc biệt các ứng dụng công nghệ trong quản trị điều hành nội bộ NH còn

nhiều hạn chế. Chưa nghiên cứu triển khai được các cách thức quản lý đo lường rủi ro và chưa hỗ trợ được nhiều trong việc ban hành quyết định của NH.

2.2.1.5. Nhân sự

 Để giúp cho hoạt động ngân hàng phát triển và hiệu quả cao, một trong số những nhân tố quan trọng hàng đầu chính là yếu tố nhân sự. Hệ thống nhân sự tại ngân hàng được chia thành nhân viên cấp điều hành – quản lý và nhân viên tác nghiệp.

 Xét về số lượng và chất lượng của 2 nhóm nhân viên này tại các NHTMNN có thể thấy một số bất cập như: số lượng nhân viên ở cấp tác nghiệp tại một số NH vượt qua mức cần thiết để duy trì hoạt động làm tăng chi phí trả lương – tạo gánh nặng về tài chính cho NH, một số bộ phận nhân viên thừa đến mức không có đủ việc để làm, thế nhưng số nhân viên có đủ khả năng thực hiện công việc thì lại không đủ. Dẫn đến tình trạng người đông nhưng việc vẫn thiếu người làm.  Đối với nhân sự cấp điều hành ngoài trừ cần nắm bắt được nghiệp vụ tại NH thì còn phải được đào tạo trình độ quản lý. Tuy nhiên, số lượng nhân sự đáp ứng đủ 2 điều kiện này hiện nay vẫn chưa nhiều tại các NH. Đa phần nhân viên quản lý xuất phát từ nhân viên tác nghiệp được đưa lên, trình độ chuyên môn tương đối tốt, nhưng trình độ quản lý vẫn chưa được đào tạo bài bản.

2.2.2. Nhận xét

 Hoạt động ngân hàng tự nó đã chứa đựng rất nhiều rủi ro và khi những rủi ro đó tích tụ, trở nên quá lớn do tác động của các yếu tố bên ngoài như bất ổn kinh tế vĩ mô, khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán hay/và thị trường bất động sản lao dốc hay do các yếu tố bên trong như quản trị rủi ro bất cập, quy trình tín dụng không hoàn chỉnh, đầu tư mạo hiểm, trình độ năng lực và đạo đức của đội ngũ không đáp ứng yêu cầu,… thì ngân hàng sẽ không thể tránh khỏi đổ vỡ nếu không được thay đổi. Cho đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với những rủi ro ngày một gia tăng nhiều hơn.

 Bên cạnh đó, có thể nhận thấy rõ năng lực cạnh tranh của các NHTMNN hiện nay rất yếu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao khả năng cạnh

tranh trên thị trường trong nước và từng buớc mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trường khu vực và quốc tế... Tuy nhiên xét về tổng thể thì khả năng cạnh tranh của các NHTMNN sẽ rất hạn chế khi hình thành một sân chơi bình đẳng cho tất cả các TCTD.

 Hiệu quả kinh doanh của các NHTMNN còn thấp. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu của các NHTMNN lại rất cao, là nguyên nhân dẫn đến hoạt động của các NHTMNN chưa thực sự bền vững.

 Ngoài ra, đường lối phát triển kinh tế của Đảng đòi hỏi hệ thống NHTMNN đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng, điều này đặt ra yêu cầu bức bách cho việc thay đổi các NHTMNN.

Xuất phát từ những yếu tố trên đòi hỏi việc cơ cấu lại NHTMNN là tất yếu, để khắc phục những yếu kém tồn tại trong hệ thống, nhằm lành mạnh hóa toàn bộ hệ thống ngân hàng, bảo đảm hệ thống hoạt động an toàn, thông suốt, trở thành kênh dẫn vốn đáng tin cậy và hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro.

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI DO NHÀ NƯỚC NẮM CỔ PHẦN CHI PHỐI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)