Quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 67 - 69)

2.3.3. Thay đổi về hệ thống quản trị

2.3.3.2. Quản trị rủi ro

Rủi ro tín dụng: Công tác quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM do NN nắm CP

chi phối áp dụng chủ yếu:

 Các chính sách tín dụng định hướng công tác tín dụng, chính sách Quản lý rủi ro (QLRR) tín dụng cho từng thời kỳ.

 Các quy trình, quy định và các công văn chỉ đạo điều hành cụ thể về hoạt động tín dụng của các NHTM do NN nắm CP chi phối phù hợp với thực tiễn.  Phân cấp uỷ quyền phê duyệt tín dụng cho tập thể, cá nhân có tham gia quy

trình thẩm định và phê duyệt tín dụng.

 Xây dựng và phân giao các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng cho các đơn vị: quy mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả

 Các công cụ đo lường rủi ro: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, Hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng đối với các chi nhánh.

 Rà soát danh mục, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.  Thực hiện kiểm tra kiểm soát định kỳ, đột xuất hoặc theo chuyên đề.

Rủi ro thị trường

 Áp dụng các công cụ để quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro tỉ giá theo phương pháp truyền thống (phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất, duy trì cơ cấu tài sản hợp lý, quản lý trạng thái ngoại hối theo quy định của NHNN, thực hiện các sản phẩm phái sinh ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro, theo sát thông tin diễn biến thị trường.

 Thành lập Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ – Có; đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tài sản trên Bảng tổng kết tài sản và giám sát việc tuân thủ các hạn mức quản lý rủi ro trong hoạt động đầu tư.

Rủi ro tác nghiệp

 Hệ thống kiểm toán được hình thành và đi vào hoạt động; Hoạt động kiểm tra nội bộ một mặt được tăng cường hoạt động, mặt khác đang được nghiên cứu chuyển đổi mô hình để nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát.

 Nguồn nhân lực được tuyển dụng kỹ lưỡng và đạo tạo khá bài bản.

 Các công cụ đo lường và quản lý rủi ro hoạt động như thư viện các dấu hiệu rủi ro chủ yếu, Báo cáo sự cố rủi ro, ma trận rủi ro được xây dựng và thí điểm triển khai ở một số NHTM do NN nắm CP chi phối như BIDV, CTG, VCB.

Tóm lại, phần lớn các NHTM do NN nắm CP chi phối đã và đang kiểm soát hoạt động của mình một cách phân tán thông qua bộ máy tác nghiệp bằng hệ thống các công cụ như các quy chế, quy định, quy trình, cơ chế phân cấp, uỷ quyền, các quy định các giới hạn kinh doanh… Tuy nhiên tính hiệu quả của các định chế quản lý này không cao và hậu quả là: rủi ro ngày một gia tăng, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động tín dụng: hàng chục nghìn tỷ đồng nợ xấu đã và đang phải xử lý, bên cạnh đó nợ xấu vẫn tiếp tục phát sinh và chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Bộ máy quản lý rủi ro mặc dù đã được thành lập và đi vào họat động, tuy nhiên với tính chất phức tạp của mảng công việc này cộng với sự thiếu kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, thiếu thông tin và những điều kiện hỗ trợ khác, hoạt động của bộ máy này còn lúng túng và chưa thực sự có hiệu quả. Phần lớn bộ máy này mới chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng, những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro khác như: rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro tác nghiệp… hầu như chưa được quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)