2.3.2.1. Vốn
Vốn điều lệ
Bảng 2.2: Vốn điều lệ của từ 2009 đến 2012
Đơn vị: tỷ đồng
Ngân hàng Năm Tốc độ tăng/giảm (%)
2011 2012 2011/2010 2012/2011 VBARD 21639 29605 0.6 36.8 CTG 20230 26218 33.3 29.6 VCB 19698 23174 12.0 17.6 BIDV 12948 23012 –11.3 77.7 MHB 3062 3400 1.8 11.0
Nguồn: Tổng hợp BCTN của các ngân hàng [31, 32, 36, 43, 44]
Khi xét từng ngân hàng trong nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối thì có thể thấy các NH đều đã tăng vốn theo đúng quy định của NHNN. Về số tuyệt đối thì tình đến 31/12/2012 VBARD là NH có vốn điều lệ lớn nhất nhóm và cũng là NH có vốn điều lệ lớn nhất trong toàn ngành. Xét về tốc độ tăng vốn, năm 2010 do ảnh hưởng của quy định của NHNN về vốn điều lệ, quy định an toàn vốn, an toàn hoạt động NH, cho nên hầu hết các NH đều tăng vốn khá mạnh để đảm bảo thực hiện được các quy định này. Trong năm 2011 riêng BIDV có tốc độ tăng vốn âm (-1.3%) là do trong năm này BIDV thực hiện IPO cho nên có một số thay đổi vốn điều lệ do tỷ lệ chuyển đổi cũng như hầu hết hoạt động của NH này.
Mức đủ vốn – tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)
Theo số liệu báo cáo, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) toàn ngành nhìn chung đáp ứng quy định (≥ 9%), tuy nhiên có sự biến động khác nhau giữa các nhóm TCTD. Tại 31/12/2011, CAR toàn ngành đạt 11.62%, cao hơn năm 2010 (10.99%). Năm 2012 lại tiếp tục tăng lên 13.75%. Tỷ lệ CAR của nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối có cải thiện, đạt 9.06% năm 2011 và 10.28% năm 2012 chỉ còn VBARD là chưa đảm bảo được yêu cầu theo quy định (chỉ đạt 7.9%). Tỷ lệ an toàn vốn được cải
thiện là do tốc độ tăng của vốn tự có của các ngân hàng cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản có rủi ro.
Bảng 2.3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống TCTD
Đơn vị: % Nhóm TCTD Năm 2010 2011 2012 NHTM do NN nắm CP chi phối 7.10 9.06 10.28 NHTMCP 14.87 12.99 14.01 NNNNg và NHLD 35.26 24.66 27.63 Cty TC và CTTC 10.94 11.13 9.25 Toàn ngành 10.99 11.62 13.7% Nguồn: NHNN [37] 2.3.2.2. Chất lượng tài sản
Bảng 2.4: Nợ quá hạn và nợ xấu so với tổng dư nợ
Đơn vị: % Nhóm TCTD Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu 2010 2011 2010 2011 NHTM do NN nắm CP chi phối 10.43 13.36 2.16 2.95 NHTMCP 3.53 6.43 1.66 2.30 NHNNg và NHLD 4.66 5.76 1.20 1.86 Cty TC, CTTC 21.06 22.9 11.38 16.56 Ngành 7.69 10.47 2.21 3.10
Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia [33]
Chất lượng nợ của nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối rất kém, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn cao thứ hai chỉ sau nhóm Cty TC, CTTC. Tuy tỷ lệ nợ xấu vẫn còn nằm trong vùng an toàn theo quy định của NHNN là nợ xấu dưới 3% nhưng nợ quá hạn của nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối ở mức nghiêm trọng, rất đáng báo động, từ mức 10.43% năm 2010 tăng lên mức 13.36% năm 2011. Do nợ quá hạn của nhóm này chiếm 61% tổng nợ quá hạn toàn thị trường (trong khi nhóm này chỉ
chiếm 50.64% thị phần tín dụng), nên trong tương lai nếu nợ quá hạn bị chuyển thành nợ xấu thì chất lượng tính thanh khoản của toàn thị trường sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Trong năm 2012, nhóm NHTM do NN nắm CP chi phốiđã chiếm tới 50.5% nợ xấu của toàn hệ thống NH tương đương hơn 46.600 tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu VBARD là cao nhất hơn 27.800 tỷ đồng, tức tỷ lệ nợ xấu 5.8%.
Nguồn: NHNN [37]
Bảng 2.5: Nợ xấu so với tổng dư nợ từ 2009 đến 2012
Đơn vị: % Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 VBARD 2.60 3.75 6.10 5.80 CTG 0.61 0.66 0.75 1.46 VCB 2.47 2.83 2.03 2.40 BIDV 2.82 2.72 2.96 2.90 MHB 2.03 1.90 2.31 2.99 Nguồn: Tổng hợp các BCTN của các NH [31, 32, 36, 43, 44]
Trong nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối, VBARD là NH có tỷ lệ nợ xấu cao nhất qua hầu hết các năm. Điều này cho thấy khả năng quản trị rủi ro tín dụng tại VBARD còn quá yếu kém. Đặc biệt trong 2 năm 2011 và 2012, tỷ lệ nợ xấu tăng
50.50% 27.80%
4.20%
17.50%
Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng nợ xấu toàn hệ thống 2012
NHTM do NN nắm CP chi phối NHTMCP NHNNg và NHLD Khác download by : skknchat@gmail.com
mạnh, lần lượt là 6.10% và 5.80%, vượt cả mức quy định là dưới 3%, cho thấy dưới áp lực của những biến động xấu trong nền kinh tế Việt Nam, cộng thêm sự sát sao của NHNN trong việc quy định các NH thực hiện đúng phân loại nhóm nợ đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của các NH nói chung và VBARD nói riêng đã thay đổi đột biến như vậy.
Bảng 2.6: Dự phòng rủi ro trên nợ quá hạn và trên nợ xấu
Đơn vị: tỷ đồng
Nhóm TCTD
Năm 2010 Năm 2011 DP/Nợ xấu
(%) DP/Nợ quá hạn (%) Dự phòng Nợ xấu Dự phòng Nợ xấu 2010 2011 2010 2011 NHTM do NN nắm CP chi phối 23208 23571 30475 37090 98.46 82.17 20.36 18.14 NHTMCP 9066 13508 12616 21283 67.12 59.28 29.82 21.20 NHNNg và NHLD 2558 2487 3619 3964 102.86 91.29 26.45 29.41 Cty TC, CTTC 5252 8835 11397 14706 59.45 77.50 32.12 56.05 Toàn ngành 40084 48400 58107 77042 82.82 75.42 23.52 22.34
Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia [33]
Mặc dù nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng cao, nhưng tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu lại có xu hướng giảm. Số dư dự phòng rủi ro tín dụng tại thời điểm cuối năm 2011 bằng 62.81% tổng nợ xấu và so năm 2010 giảm 17.15%. Tỉ lệ dự phòng trên nợ xấu và nợ quá hạn tại khu vực NHTM do NN nắm CP chi phối và nhóm Cty TC và CTTC đều giảm. Nếu thực hiện phân loại nợ và trích lập đủ dự phòng rủi ro theo đúng quy định thì kết quả kinh doanh của nhiều TCTD sẽ sụt giảm mạnh. Không ít tổ chức tín dụng bị thua lỗ, thậm chí thua lỗ nặng. Như vậy, rủi ro mất thanh khoản vẫn rất nghiêm trọng.
Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng trên TT2 Đơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng Nhóm TCTD Năm So sánh 2011/2010 2010 2011 Mức tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm (%) NHTM do NN nắm CP chi phối 19940 54855 34915 175.10 NHTMCP 2130 6195 4065 190.87 NHNNg và NHLD 27155 49015 21861 80.50 Cty TC, CTTC 1215 2797 1582 130.19 Toàn ngành 50439 112862 62422 123.76
Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia [33]
Dư nợ tín dụng trên TT2 tăng mạnh, chủ yếu từ 2 nhóm là nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối và nhóm NHNNg và NHLD. Nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối có lợi thế về nguồn vốn do nắm giữ một lượng lớn giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu với NHNN, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp từ NHNN thông qua các nghiệp vụ tái cấp vốn, tái chiết khấu. Nhóm NHLD, NHNNg có nguồn vốn được cấp từ NH mẹ và nguồn vốn trên TT2 quốc tế dồi dào, giá rẻ. Vì vậy, hai nhóm này có điều kiện mở rộng cho vay trên TT2, tìm kiếm lợi nhuận cao trong bối cảnh các nhóm khác khan hiếm vốn.
Sự bùng nổ cho vay TT2 đi đôi với chất lượng tín dụng trên thị trường này giảm mạnh, nợ quá hạn và nợ xấu đều tăng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đối với hệ thống. Một hiện tượng cũng hết sức nghiêm trọng là nợ quá hạn tăng mạnh trên thị trường liên NH. Nợ quá hạn trên thị trường liên NH tại 31/12/2011 tăng 94.24% so với năm 2010 và chiếm 10.84% tổng dư nợ cho vay. Nợ quá hạn của nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối tăng 23.97% so với năm 2010 và chiếm 94%.
Bảng 2.8: Nợ quá hạn trên TT2 Đơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng Nhóm TCTD Năm So sánh 2011/2010 2010 2011 Mức tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm (%) NHTM do NN nắm CP chi phối 5602 6945 1343 23.97% NHTMCP 314 336 22 7.09% NHNNg và NHLD 0 4857 4858 100.00% Cty TC, CTTC 381 92 –289 –75.93% Toàn ngành 6296 12230 5933 94.24%
Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia [33]
Điều lưu ý là những con số công bố của các TCTD và Cơ quan Thanh tra giám sát của NHNN có sự khác biệt rất lớn. Theo báo cáo của các TCTD vào cuối năm 2012, nợ xấu khoảng 135.000 tỷ đồng, tương đương 4.86% tổng dư nợ và tăng 67.25% so với 2011. Còn theo kết quả giám sát của NHNN, nợ xấu của hệ thống các TCTD đến cuối năm 2012 là 8.6% tổng dư nợ. Trong khi nợ xấu bình quân toàn hệ thống khá cao, thì báo cáo tài chính của từng TCTD lại khá thấp.
Nguyên nhân nợ xấu theo kết quả giám sát cao hơn nợ xấu theo báo cáo của các TCTDtrong năm 2012, theo NHNN là do:
Thứ nhất, các tiêu chí xác định nợ xấu theo quy định hiện hành bao gồm tiêu chí định lượng, (như thời gian quá hạn, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ…) và tiêu chí định tính (chấm điểm, xếp hạng khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng). Do khoản nợ rủi ro và năng lực quản trị rủi ro của các TCTD là khác nhau, nên việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu của các TCTD.
Thứ hai, một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm CP trích lập dự phòng rủi ro.
Thứ ba, do thiếu thông tin về phân loại nợ của các khách hàng tại các TCTD, nên dẫn đến có sự khác nhau về nhóm nợ của 1 khách hàng quan hệ tại nhiều
TCTD. Do các nguyên nhân trên, nợ xấu do TCTD báo cáo thường thấp hơn nợ xấu theo kết quả giám sát TCTD và còn thấp hơn nữa so với nợ xấu theo kết quả thanh tra tại chỗ của NHNN.
2.3.2.3. Thanh khoản
Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia [33]
Thanh khoản hệ thống năm 2011 và 2012 nhiều bất ổn, tỉ lệ cho vay/huy động tiền gửi liên tục tăng mạnh trong 4 năm gần đây, từ 83,38% (2008) lên tới 103,36% (2011) và có hạ đôi chút vào năm 2012 (89.35%).Nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối có sự biến động lớn nhất trong toàn hệ thống, tỷ lệ cho vay/huy động của nhóm có thời điểm lên tới 118.23% (30/6/2011) tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm tỷ lệ này được cải thiện xuống còn 109.33%. Trong năm 2012, tỷ lệ này có giảm xu hướng giảm xuống nhưng vẫn còn rất cao, cụ thể nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối đạt 96.77%, xếp thứ hai trong toàn hệ thống. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rủi ro thanh khoản có xu hướng tăng là do trong vòng 4 năm trở lại đây, nhóm NHTMCP với nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn đã mở rộng thị phần tiền gửi, làm cho thị phần tiền gửi của nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối ngày càng bị thu hẹp lại. Tốc độ tăng trưởng huy động cũng giảm mạnh. Ngoài ra, doanh số tiền gửi rút trước hạn của nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối chiếm 32% doanh số toàn ngành, tăng gấp 2 lần so với 2010.
0% 30% 60% 90% 120% 150% T6/2011 T12/2011 2012
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi giai đoạn 2011 - 2012 giai đoạn 2011 - 2012 NHTM do NN nắm CP chi phối NHTMCP NHNNg, LD download by : skknchat@gmail.com
Ngoài ra, tỷ lệ cho vay/tiền gửi ngoại tệ rất cao, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản, tác động xấu tới thị trường ngoại hối và hệ thống ngân hàng. Tại 31/12/2011, tỷ lệ cho vay/huy động ngoại tệ toàn hệ thống ở mức 129,19%, chênh lệch lên tới 123.366 tỷ đồng. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối (124.08%). Mất cân đối ngoại tệ buộc các TCTD phải vay ngoại tệ từ các TCTD tại nước ngoài để bù đắp nguồn ngoại tệ bị thiếu hụt. Vay ngoại tệ từ các TCTD nước ngoài lên tới 5,32 tỷ USD tăng 26% so với 31/12/2010. Trong đó nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối chiếm tỷ trọng 40.25%, lớn nhất toàn ngành.
Có 4 lý do cơ bản dẫn tới tình trạng căng thẳng thanh khoản:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn so với huy động trong một thời gian dài dẫn tới tình trạng mất cân đối nghiêm trọng cả về loại tiền lẫn cơ cấu kỳ hạn.
Thứ hai , cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn mất cân đối và thiếu bền vững do các TCTD nhiều năm trở lại đây tăng mạnh cho vay đầu tư phát triển dự án (trung, dài hạn), tiềm ẩn nhiều rủi ro như xây dựng, BĐS,…
Thứ ba, tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn, hàng tồn kho nhiều, tốc độ lưu chuyển hàng hóa và tiền tệ chậm lại, vốn bị kẹt trong hàng tồn kho nhiều... dòng tiền từ các TCKT chưa thể quay trở lại hệ thống ngân hàng.
Cuối cùng, chênh lệch giữa cho vay và huy động ngoại tệ ngày càng lớn.
2.3.2.4. Hiệu quả hoạt động
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hầu hết giảm dưới sức ép của khủng hoảng kinh tế trong nước cũng như hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả. Nổi bật là VBARD sụt giảm trầm trọng, lợi nhuận sau thuế lũy kế từ đầu năm đến cuối quý quý III/2012 ước tính chỉ đạt 522 tỷ đồng. Chỉ có 2 ngân hàng vẫn tăng lợi nhuận là VCB và MHB, cho thấy kết quả của quá trình cổ phần hóa đã làm thay đổi hoạt động của 2 ngân hàng này theo hướng tốt hơn. Đó cũng là lý do mà VCB liên tiếp nhiều năm đạt được danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Bảng 2.9: Kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng 2011 và 2012
Đơn vị: tỷ đồng
Ngân hàng
2011 2012
TN lãi thuần EBT EAT TN lãi thuần EBT EAT
VBARD 26727 3514 2280 18058 5601 522
CTG 20048 8392 6259 18420 8168 6169
VCB 12422 5697 4217 10954 5764 4427
BIDV 12639 4220 3209 9208 4320 2571
MHB 1035 114 84 1492 313 313
Nguồn: BCTN của các ngân hàng [31, 32, 36, 43, 44] (VBARD số liệu quý III/2012)
Theo báo cáo, chênh lệch thu chi toàn hệ thống TCTD năm 2011 đạt 49.693 tỷ đồng, tăng 33.59% so với năm 2010 (kết quả kinh doanh chính thức được công bố khi TCTD đã trích lập dự phòng rủi ro, phân bổ các quỹ, kết chuyển thu nhập chi phí và nộp thuế đầy đủ). Nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối, chênh lệch thu chi năm 2011 tăng 31.59% cao hơn năm 2010 (21.85%). Bên cạnh một số TCTD hoạt động hiệu quả còn không ít đơn vị phải điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận, hoặc không đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra, thậm chí là chịu thua lỗ.
Theo số liệu báo cáo, ROE và ROA toàn hệ thống năm 2011 lần lượt đạt 14.26% và 1.12%. Hiệu quả sinh lời toàn ngành tăng so với năm 2010 nhưng thấp hơn năm 2009. Xét chỉ tiêu hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu, nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối dẫn đầu (18.01%), tiếp theo là nhóm NHTMCP (14.85%), nhóm NHLD và NHNNg (12.52%), riêng nhóm Cty TC, CTTC hoạt động thua lỗ, ROE ở mức – 1,43%. Nếu so với khu vực doanh nghiệp tỷ lệ ROE đạt mức 14.93% (năm 2011) thì hiệu quả sinh lời theo báo cáo của khu vực ngân hàng thấp hơn so với các ngành nghề kinh doanh khác trong nền kinh tế.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập phản ánh hoạt phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng.Năm 2011, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 89.13% trong tổng thu nhập (năm 2010 là 83.98%;
năm 2009 là 78.85%). Nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tới 92.13% trong tổng thu nhập, cao nhất toàn ngành.
Bảng 2.10: Cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập
Đơn vị: %
Nhóm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
NHTM do NN nắm CP chi phối 86.38 89.95 92.13
NHTMCP 73.23 80.04 88.07
NHNNg và NHLD 65.59 66.44 71.83