1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Tại Trung Quốc có 4 NHTMNN là Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China), Ngân hàng Kiến thiết, Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Công thương chiếm 60% thị phần hoạt động Ngân hàng tại nước này. Sau nhiều năm đổi mới, hệ thống NHTMNN của Trung Quốc bộc lộ nhiều tồn tại lớn. Theo kế hoạch, đến hết năm 2006 Trung Quốc phải mở cửa hoàn toàn lĩnh vực Ngân hàng, tự do hoá thị trường tài chính theo cam kết gia nhập WTO. Hệ thống NHTMNN của Trung Quốc đứng trước yêu cầu cấp bách phải cơ cấu lại một cách toàn diện. Trước tình đó Trung Quốc đã lựa chọn giải pháp cho vấn đề này là cổ phần hoá
các NHTMNN nhằm nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Việc cổ phần hoá của NHTM Trung Quốc là một sự cải cách lớn trong hệ thống tài chính. Nó tạo cho hoạt động kinh doanh tiền tệ lành mạnh hướng mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận và tăng khả năng cung cấp dịch vụ.
Để đạt được sự cải cách triệt để, Chính phủ Trung Quốc đã có những biện pháp cụ thể:
Thành lập Uỷ ban giám quản Ngân hàng độc lập với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ngày 28/4/2003. Cùng với việc thành lập Uỷ ban giám quản Bảo hiểm, Uỷ ban Giám quản chứng khoán. Các cơ quan này do Quốc Vụ viện phụ trách và báo cáo trực tiếp lên Quốc Vụ viện. Chức năng của Uỷ ban Giám quản Ngân hàng là:
Phê chuẩn việc thành lập, chấm dứt thay đổi của hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng – tài chính.
Giám sát hiện trường và phi hiện trường.
Kiểm tra việc thực hiện bổ nhiệm các chức vụ Ngân hàng
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có chức năng theo dõi thị trường tiền tệ và cùng giám sát với Uỷ ban giám quản Ngân hàng, phụ trách xây dựng và giám
sát hệ thống thanh tóan trên toàn quốc, cải cách tổ chức lại cơ quan Ngân hàng. Trong quá trình phối hợp với Uỷ ban giám quản Ngân hàng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thường là trưởng ban giám sát.
Thực hiện nâng cao năng lực tài chính, quản trị Ngân hàng tại các NHTM. Làm sạch các khoản nợ xấu, xử lý các khoản nợ khó đòi, áp dụng chuẩn mực giám sát Ngân hàng quốc tế Basel 2. Dùng Quỹ dự trữ ngoại tệ cấp tăng vốn cho các Ngân hàng. Trong năm 2004, cấp thêm vốn 45 tỷ USD cho 2 NHTM là Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Kiến thiết. Tiến hành bóc tách (tái đầu tư) chuyển một phần nợ xấu cho công ty mua bán giám sát nợ quản lý và có các chính sách khoanh các khoản nợ xấu. Đề nghị Bộ tài chính miễn thuế cho trích dự phòng rủi ro các khoản nợ khó đòi, cho phép chuyển dự phòng vào vốn, cho ân hạn 5 năm đối với các khoản nợ khó đòi.
Thành lập thị trường vốn ngắn hạn tại Bắc Kinh năm 1996 tạo tiền đề cho quá trình tự do hoá lãi suất, đưa lại cho các Ngân hàng khả năng sinh lời thực sự và tăng cao.
Tách biệt các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực chính sách và hoạt động kinh doanh Ngân hàng tạo ra sự tự chủ trong kinh doanh của các NHTM nâng cao chất lượng sử dụng vốn.
Mở rộng chính sách cho các Ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc như: được phép kinh doanh Nhân dân tệ và các sản phẩm khác liên quan trên 18 thành phố. Cấp phép cho các Ngân hàng nước ngoài muốn mở chi nhánh và phát triển dịch vụ tại miền Tây và vùng Đông bắc, cho phép thực hiện nghiệp vụ đại lý Bảo hiểm theo quy định trong phạm vi nghiệp vụ và đối tượng khách hàng đã được cấp phép, đẩy nhanh việc phê chuẩn cho phép các Ngân hàng mở thêm chi nhánh tại cùng một thành phố. Động thái tích cực này cộng với chính sách duy trì tỉ giá thấp đã tạo ra sức cạnh tranh toàn cầu cho các Ngân hàng Trung Quốc.
Cải tổ triệt để nội bộ của Ngân hàng chia làm 2 phần:
Cải tổ cán bộ nhân viên: mỗi một vị trí nhân viên đều phải giải quyết chất lượng là hàng đầu, phải thường xuyên bổ sung kiến thức mới. Đối với các cán bộ không đạt yêu cầu về học lực hoặc công việc buộc phải thuyên chuyển hoặc nghỉ việc (tỉ lệ dư thừa của Ngân hàng tại Trung Quốc là 1/5).
Cải tổ về nghiệp vụ kinh doanh: chú trọng đến chất lượng của các sản phẩm dịch vụ (trước đây lợi nhuận chủ yếu của các Ngân hàng Trung Quốc là từ tín dụng) mục tiêu khách hàng chất lượng cao và thị trường ổn định hiệu suất lợi nhuận cao. Chỉnh đốn lại các chi nhánh không hiệu quả để tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm, lựa chọn tài nguyên hữu hạn vào nơi cần thiết. Thay đổi tư duy “vì toàn dân phục vụ” chọn mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu xoá bỏ sự không rõ ràng trong hành chính và kinh doanh.
Tăng cường mở rộng hệ thống khách hàng thân thiết trọng điểm, lấy kinh doanh tại cơ sở làm trọng tâm, chú trọng hướng tới khách hàng.
Đây thực sự là những cải cách đồng bộ hợp lý nhằm giúp cho các NHTM Trung Quốc thực sự chuyển sang kinh doanh và tiến tới toàn cầu hoá trong lĩnh vực Ngân hàng cũng như đạt được yêu cầu khi tham gia khu vực mậu dịch tự do WTO.