Kinh nghiệm của Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 39 - 41)

1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia

 Malaysia là một trong những nước trong khu vực có công cuộc cải tổ các NHTMNN mạnh mẽ. Nếu nói về mức độ thành công có thể so sánh ngang bằng Trung Quốc. Tuy nhiên cách thức và quá trình thực hiện không hoàn toàn giống nhau.

 Malaysia đã chứng minh được việc xử lý các khoản nợ tồn đọng có hiệu quả bằng việc thành lập công ty nhà nước Danahatar làm nhiệm vụ mua, bán, quản lý và xử lý nợ với số vốn cấp ban đầu là 10 tỷ RM.

 Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, công ty có quyền hạn đặc biệt là chỉ định kiểm soát đặc biệt hoặc quản lý toàn bộ hoạt động của những công ty được Danahatar cần thiết. Và trong vòng 12 tháng chịu sự kiểm soát đặc biệt đó, người được chỉ định sẽ nắm bắt tình hình thực tế của công ty, sau đó đề xuất một phương án thích hợp nhất để cải tổ công ty này. Nếu bản đề án được công ty Danahatar và các cổ đông chính đồng ý thì sẽ được thi hành. Ngày 30/6/1999 Danahatar đã mua hơn 2000 khoản cho vay không hoạt động với tổng giá trị đạt hơn 30 tỷ Ringit.

 Như vậy nhiệm vụ của Danahatar là quản lý những khoản tài sản có vấn đề từ các Ngân hàng, các công ty tài chính để các định chế này nhanh chóng khôi phục lại hoạt động cho vay. Quyền lực của công ty Danahatar là thu hồi bắt buộc những khoản nợ có vấn đề ở các Ngân hàng thông qua việc kiểm soát. Tài sản là những khoản cho vay này được phép chuyển từ Ngân hàng sang Danahatar mà không cần được sự đồng ý của người vay. Danahatar có quyền chỉ định người vào kiểm soát và quản lý hoạt động của công ty đang nợ các khoản không thanh toán này được trong một thời gian có hạn định cho đến khi có được phương án giải quyết.

 Đối với việc tái cấp vốn cho các Ngân hàng có khả năng duy trì hoạt động, Malaysia thành lập Ban tái cấp vốn Danamodal Nasional Berhad (Danamodal). Ban này sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc xem xét những định chế nào có khả năng duy trì hoạt động và tái cấp vốn cho định chế đó từ nguồn vốn ngân sách. Hoạt

động của Danamodal được tập trung vào những phạm vi như: Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia giải quyết vấn đề trong khung chiến lược phát triển của Chính phủ; hỗ trợ cho công ty Danahatar và các cơ quan khác của Chính phủ thực hiện chiến lược phát triển khôi phục và phát triển kinh tế; hoạt động dựa trên nguyên tắc và định hướng thị trường.

 Các biện pháp mà Danamodal áp dụng chủ yếu là khuyến khích việc sáp nhập và hợp nhất với mục tiêu xây dựng hệ thống tài chính nước này đáp ứng được nhu cầu phục hồi và phát triển kinh tế trong giai đoạn mới. (Tuy nhiên đây là một việc làm rất khó bởi thực chất các NH không muốn ủng hộ biện pháp này). Vấn đề quan trọng và có thể coi là thành công của Malaysia là sát hạch các Ngân hàng để sàng lọc những NH yếu, những NH không đủ khả năng duy trì hoạt động ra với NH có khả năng. Từ đó lên kế hoạch tái cấp vốn (căn cứ vào bản xây dựng kế hoạch của chính các NH này). Để nhận được sự trợ giúp tài chính từ Danamodal, các Ngân hàng sẽ phải:

 Lập một kế hoạch tái cấp vốn với nhiều biện pháp khác nhau và kế hoạch giải quyết các khoản nợ không hoạt động.

 Lập các báo cáo tháng và đệ trình cho Danamodal.

 Có những kế hoạch và biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu đó đồng thời với những biện pháp khắc phục khi không đạt được mục tiêu.

 Nhận thức được tầm quan trọng của việc tái cơ cấu các NHTM, Danamodal đã thuê tư vấn quốc tế (từ G8) tư vấn trong việc tái cấp vốn cho các NH. Mặc dù chi phí thuê rất cao nhưng vì sự thành công của công cuộc cơ cấu lại, Malaysia đã quyết tâm và quan trọng là họ đã chọn được những nhà tư vấn giỏi.

 Có thể nói trong công cuộc cơ cấu lại các NHTMNN của Malaysia tập trung trách nhiệm cũng như sự phối hợp hiệu quả của ba tổ chức là Công ty quản lý tài sản (Danahatar), Uỷ ban tái cấp vốn cho các Ngân hàng, Công ty tài chính (Danamodal) và Uỷ ban Tái cơ cấu nợ công ty (Corporate Debt Restructuring Committee). Tuy nhiên song song đó thì NHTW Malaysia vẫn đảm nhiệm vai trò xây dựng kế hoạch tái cơ cấu toàn bộ hệ thống tài chính nước nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)