Tiếp tục xử lý nợ xấu của các NHTMNN
Trước mắt tăng cường vai trò và nhanh chóng xúc tiến hoạt động của công ty VAMC
Tăng cường kiểm tra, giám sát về tình hình nợ xấu của các ngân hàng để có được số liệu một cách chính xác, từ đó công tác xử lý mới có thể thực hiện triệt để và hiệu quả.
Tính đến hiệu quả của việc phát triển mạng lưới. Trong điều kiện phải nâng cao
tính hiệu quả khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, thay vì phát triển mạng lưới chi nhánh quá rộng như hiện nay, các NHTM do NN nắm CP chi phối không cần thiết duy trì và mở rộng mạng lưới ở những địa bàn không có thị trường.
Sáp nhập hoặc hợp nhất NH để xây dựng được 2 hoặc 3 NHTM do NN nắm CP
chi phối ngân hàng lớn hàng đầu tại Việt Nam
Hiện nay tất cả các ngân hàng đều thực hiện nghiệp vụ giống nhau, khách hàng không phân biệt. Nói cách khác là không có sự chuyên môn hoá. Trong khi hiện tại chúng ta đang tồn tại quá nhiều ngân hàng với số vốn chỉ ở mức trung bình. Nên chăng sáp nhập hoặc hợp nhất lại thành 2 hoặc 3 NH lớn? Lúc đó chúng ta sẽ có đủ lực. Từ đó có thể dễ dàng thực hiện được những mong muốn giống như những NH hiện đại trên thế giới và khu vực. Đó là tiến hành mua lại, sáp nhập, hợp nhất các NH khác, thậm chí là ở các nước
khác trên thế giới. Mặt khác, khi có đủ lực thì việc tiếp cận khách hàng, “mua bán” các dịch vụ cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Theo tác giả, để M&A được hiệu quả đòi hỏi các NHTM do NN nắm CP chi phối cần phải làm trong sạch bảng cân đối tài sản một cách thực sự. Cần phải giải quyết dứt điểm nợ xấu. Không thể dây dưa, xuề xoà hay bệnh thành tích mà các NHTM do NN nắm CP chi phối thường cố tình che giấu con số thực chất về nợ xấu. Điều này rất nguy hiểm bởi nếu chúng ta không đánh giá được nợ xấu một cách chính xác thì không thể đưa ra kế hoạch hợp lý để xử lý nợ xấu một cách triệt để. Và chắc chắn không giải quyết được vấn đề này thì không thể sáp nhập hoặc hợp nhất được một cách tốt nhất. Chúng ta chỉ có thể thực hiện khi thực sự các NHTM do NN nắm CP chi phối là những Ngân hàng có năng lực tài chính và hoạt động có hiệu quả.
Cần thiết phải thành lập một cơ quan đặc trách để bàn về các kế hoạch cụ thể cũng như phương án thực hiện, lộ trình của việc sáp nhập hoặc hợp nhất các NHTM do NN nắm CP chi phối.
Công tác tư tưởng cho các NHTM do NN nắm CP chi phối cũng cần phải hướng tới. Đây là việc M&A các Ngân hàng cũ thành Ngân hàng mới lớn hơn chứ không phải “phá bỏ” các NHTM do NN nắm CP chi phối. Chúng ta rất cần có một số Ngân hàng tầm cỡ để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài mà không sợ bị thất bại trên “sân nhà”. Thay vì Chính phủ và các NHTM do NN nắm CP chi phối đang loay hoay tìm hướng giải quyết hiện nay thì thiết nghĩ giải pháp này có thể khả thi nếu chúng ta có đủ quyết tâm. Đằng nào các NHTM do NN nắm CP chi phối cũng một lần xử lý nợ xấu và chúng ta sẽ kết hợp để thực hiện việc sáp nhập hoặc hợp nhất có hiệu quả.