Giúp nhân viên thích nghi với quá trình thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 86 - 87)

 Trong bất cứ một quá trình thay đổi nào cũng phải gặp những rào cản , một trong những rào cản khó khăn nhất chính là sự chống đối của nhân viên tại ngân hàng. Trong thay đổi, không thể tránh khỏi phản kháng từ phía nhân viên, nhưng nếu hiểu được căn nguyên của những hành động, tư tưởng đó lãnh đạo hoàn toàn có thể có đối sách phù hợp. Phần lớn nhân viên có những phản ứng tiêu cực đối với sự thay đổi là do chưa nhận thức được sự cần thiết phải có thay đổi và họ sợ rằng quyền lợi của mình sẽ bị ảnh hưởng.

 Lý do cho những phản kháng này có thể kể như sau:

 Nhân viên không hiểu được “Vì sao cần phải thay đổi?” hay “Tôi được lợi ích gì từ những thay đổi này?”…

 Nhân viên gần đến tuổi về hưu sẽ không muốn có sự xáo trộn nào cả.  Nhân viên hoàn toàn thỏa mãn với hoàn cảnh hiện tại và không muốn

phải tìm hiểu những hệ thống hay công cụ mới.  Sợ mất vị trí công việc và quyền lợi hiện tại.

 Nhân viên bị hàng loạt những thay đổi cùng lúc trong tổ chức choáng ngợp.

 Không muốn thay đổi vì đã có tiền lệ thay đổi thất bại/yếu kém trong quá khứ…

 Để đối phó với những phản ứng tiêu cực của nhân viên, trước tiên người quản lý cũng cần phải hiểu rằng bất cứ ai khi đối mặt với những thay đổi nói chung thường phản ứng thông qua bốn giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Bất ngờ

 Giai đoạn 2: Rút về phòng thủ  Giai đoạn 3: Nhận thức

 Giai đoạn 4: Chấp nhận và thích nghi

 Bốn giai đoạn này thường diễn ra theo trình tự và nên được xúc tiến vơi sự cẩn trọng. Việc tăng tốc tiến trình sẽ gặp phải những nguy cơ về tâm lý chưa hoàn thành từ giai đoạn này sang giai đoạn kế tiếp. Đa số mọi người đều trải qua bốn giai đoạn đó nhưng một số người lại bị mắc kẹt trong giai đoạn rút lui phòng thủ và dùng toàn tâm toàn lực để kháng cự và chống đối.

 Khi đã hiểu bản chất của sự chống đối, nhiệm vụ của nhà quản lý là phải giúp nhân viên thích nghi với tiến trình thay đổi. Các nhà quản lý có thể giúp đỡ nhân viên của mình vượt qua bốn giai đoạn này bằng việc sử dụng một số biện pháp, trong đó có lắng nghe, giữ sự liên hệ của nhân viên với nhóm làm việc hoặc với công việc hàng ngày của họ càng nhiều càng tốt, cuối cùng là chuyển sự chú ý của họ từ những cảm giác cá nhân sang những hoạt động hữu ích. Điều quan trọng nhất nhà quản lý cần hướng tới đó là tìm được sự đồng thuận của nhân viên, giúp nhân viên hiểu rằng vì sao thay đổi vào lúc này là cần thiết, chỉ rõ cho họ thấy những thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới họ như thế nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 86 - 87)