Cơ cấu thu nhập năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 50)

TN từ góp vốn, mua cổ phần Lãi thuần từ HĐ khác Lãi/lỗ ròng từ mua bán CK đầu tư Lãi/lỗ ròng từ mua bán CK kinh doanh Lãi/lỗ ròng từ HĐ KD ngoại hối và vàng Lãi/lỗ ròng từ HĐ dịch vụ TN lãi ròng download by : skknchat@gmail.com

Lợi nhuận của các ngân hàng tăng nhẹ so với 2009, chỉ riêng VBARD lợi nhuận giảm gần 29% chủ yếu do thu nhập lãi giảm và chi phí dự phòng tăng cao. Cơ sở chủ yếu để các ngân hàng còn lại vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương là do tín dụng và huy động tiếp tục tăng trưởng tốt, lợi nhuận từ các hoạt động cốt lõi mặc dù sụt giảm nhưng vẫn duy trì được tính ổn định.

Chất lượng tín dụng

Nguồn: Tổng hợp BCTN của các ngân hàng [31, 32, 36, 43, 44]

Tính đến 31/12/2010 VBARD là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm các NHTMNN, với tỷ lệ nợ xấu 3.75% có thể thấy VBARD đã vượt mức an toàn để quản lý rủi ro tín dụng theo quy định là 3%. Tương tự tình trạng nợ xấu bất ổn, dù chưa vượt mức 3% như VBARD nhưng cũng nằm trong mức nên báo động là VCB (2.83%) và VCB (2.72%). Trong khi đó thì tỷ lệ nợ xấu của MHB ở mức trung bình trong toàn khối NHTMNN 1.90%. Xếp cuối bảng, BIDV là ngân hàng có khả năng quản lý nợ xấu tốt nhất toàn nhóm 0.66%.

Do ảnh hưởng của việc tăng trưởng tín dụng cao, nợ xấu luôn là một trong những vấn đề nổi cộm của ngành Ngân hàng Việt Nam từ trước tới nay. Tuy nhiên cần xem xét tỷ lệ nợ xấu này như sau.

Khi so với nhóm NHTMCP thì nhóm NHTMNN có tỷ lệ nợ xấu toàn nhóm cao hơn nhiều, trong đó có VBARD vượt cả mức cho phép 3%. Nguyên nhân của sự

2.60% 0.61% 2.47% 2.82% 2.03% 3.75% 0.66% 2.83% 2.72% 1.90% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% VBARD CTG VCB BIDV MHB Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu 2009 - 2010 2009 2010 download by : skknchat@gmail.com

chênh lệch này một mặt là do tăng trưởng tín dụng nóng, cùng với chất lượng quản lý tín dụng không tốt của các NHTMNN Việt Nam, mặt khác là do cách biệt về phân loại nợ giữa các ngân hàng.

Hầu hết các NHTM tại Việt Nam hiện nay đều phân loại nợ dựa vào định lượng mà thiếu đi phần định tính như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ không phản ánh thực chất khoản nợ. Đồng thời, các NH chỉ xếp phần nợ đến hạn không trả được vào nợ xấu, trong khi phần còn lại của khoản nợ vẫn là nợ đủ tiêu chuẩn. Trong khi đó, theo IAS, nếu phần nợ đến hạn không trả được thì toàn bộ khoản nợ phải được xếp vào nợ xấu.

Rất ít NH áp dụng phân loại nợ định tính do còn nhiều bất cập: Mặc dù NHNN đã đưa ra quy định về việc phân loại nợ theo Quyêt định 493/2005/QĐ–NHNN, trong đó bao gồm cả phân loại theo định lượng (Điều 6) và định tính (Điều 7), tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 3 NH tại Việt Nam đã thực hiện việc phân loại nợ định tính theo Điều 7 là BIDV, Agribank và VCB. Nguyên nhân chủ yếu là do: (1) Các NH phải xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để áp dụng phương pháp phân loại này (2) Phân loại nợ theo định tính sẽ làm tỷ lệ nợ xấu cao gấp 2 – 3 lần so với định lượng và (3) Bản thân việc phân loại nợ theo định tính cũng gặp phải nhiều điểm bất cập.

Ngoài ra, một số NH Việt Nam còn biến nghiệp vụ gia hạn nợ, vốn là một nghiệp vụ bình thường của NH, thành một hình thức để giảm tỷ lệ nợ xấu của mình do nợ gia hạn không được tính vào nợ xấu. Đồng thời, không ít ngân hàng đã hạn chế phân loại nợ xuống nhóm 3–5 để tránh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tránh ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình. Kết quả là sự chênh lệch giữa phân loại nợ xấu theo VAS và IAS ngày càng lớn.

Mức đủ vốn

Tính đến cuối 2010, chỉ có 3/5 NHTMNN đáp ứng được yêu cầu về hệ số CAR theo quy định của NHNN là trên 9% bao gồm BIDV (9.3%), VCB (9%) và MHB (9%), 2 ngân hàng chưa đáp ứng được là VBARD (6.1%) và CTG (8.6%).

2.2.1.3. Khả năng quản trị

 Quản trị trong các NHTMNN Việt Nam chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực tốt về quản trị ngân hàng như tính minh bạch thấp, chưa hình thành môi trường làm việc và giá trí văn hoá kinh doanh lành mạnh; vai trò và nhiệm vụ của các vị trí công tác chưa rõ ràng, hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống thông tin quản lý, kiểm toán chưa hiệu quả. Trình độ quản lý thấp và quản lý rủi ro còn non yếu (cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, năng lực thẩm định tín dụng yếu, hệ thống phân loại nợ chưa phù hợp, nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát thiếu chặt chẽ, áp dụng sổ tay tín dụng chưa có hiệu quả). Hầu hết các NHTM NN chưa thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hợp lý và chưa có chiến lược kinh doanh để đối phó có hiệu quả với những thách thức của tiến trình mở cửa thị trường tài chính.

 Cách thức quản trị kinh doanh ở các NHTMNN thường được thực hiện theo kinh nghiệm, chưa thực sự có bản bản khoa học. Đặc biệt công tác điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày thường theo sự vụ, chưa bám sát các mục tiêu dài hạn. Chưa xây dựng được tầm nhìn, chiến lược kinh doanh dài hạn để định hướng cho hoạt động. Do vậy chưa xác định được các kế hoạch trung và ngắn hạn một cách hợp lý.

2.2.1.4. Công nghệ

 Hoạt động của Ngân hàng thương mại đòi hỏi phải gắn liền với công nghệ hiện đại. Trong khi đó công nghệ của các NHTMNN hiện nay lại quá lạc hậu. Thậm chí có những công nghệ chúng ta đi sau thế giới vài ba thập kỷ. Trong khi tốc độ đổi mới chỉ ở mức 10% là quá chậm so với tốc độ đổi mới công nghệ của hai khối cổ phần và đầu tư nước ngoài. Các sản phẩm công nghệ của các NHTMNN chưa khai thác được hết tính ưu việt và hiệu quả. Ví dụ điển hình là áp dụng máy rút tiền tự động (ATM), phần lớn chỉ để rút tiền ra rồi chi tiêu tiền mặt. Trong khi đó có rất nhiều tiện ích mà chúng ta chưa khai thác hết. Đặc biệt các ứng dụng công nghệ trong quản trị điều hành nội bộ NH còn

nhiều hạn chế. Chưa nghiên cứu triển khai được các cách thức quản lý đo lường rủi ro và chưa hỗ trợ được nhiều trong việc ban hành quyết định của NH.

2.2.1.5. Nhân sự

 Để giúp cho hoạt động ngân hàng phát triển và hiệu quả cao, một trong số những nhân tố quan trọng hàng đầu chính là yếu tố nhân sự. Hệ thống nhân sự tại ngân hàng được chia thành nhân viên cấp điều hành – quản lý và nhân viên tác nghiệp.

 Xét về số lượng và chất lượng của 2 nhóm nhân viên này tại các NHTMNN có thể thấy một số bất cập như: số lượng nhân viên ở cấp tác nghiệp tại một số NH vượt qua mức cần thiết để duy trì hoạt động làm tăng chi phí trả lương – tạo gánh nặng về tài chính cho NH, một số bộ phận nhân viên thừa đến mức không có đủ việc để làm, thế nhưng số nhân viên có đủ khả năng thực hiện công việc thì lại không đủ. Dẫn đến tình trạng người đông nhưng việc vẫn thiếu người làm.  Đối với nhân sự cấp điều hành ngoài trừ cần nắm bắt được nghiệp vụ tại NH thì còn phải được đào tạo trình độ quản lý. Tuy nhiên, số lượng nhân sự đáp ứng đủ 2 điều kiện này hiện nay vẫn chưa nhiều tại các NH. Đa phần nhân viên quản lý xuất phát từ nhân viên tác nghiệp được đưa lên, trình độ chuyên môn tương đối tốt, nhưng trình độ quản lý vẫn chưa được đào tạo bài bản.

2.2.2. Nhận xét

 Hoạt động ngân hàng tự nó đã chứa đựng rất nhiều rủi ro và khi những rủi ro đó tích tụ, trở nên quá lớn do tác động của các yếu tố bên ngoài như bất ổn kinh tế vĩ mô, khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán hay/và thị trường bất động sản lao dốc hay do các yếu tố bên trong như quản trị rủi ro bất cập, quy trình tín dụng không hoàn chỉnh, đầu tư mạo hiểm, trình độ năng lực và đạo đức của đội ngũ không đáp ứng yêu cầu,… thì ngân hàng sẽ không thể tránh khỏi đổ vỡ nếu không được thay đổi. Cho đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với những rủi ro ngày một gia tăng nhiều hơn.

 Bên cạnh đó, có thể nhận thấy rõ năng lực cạnh tranh của các NHTMNN hiện nay rất yếu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao khả năng cạnh

tranh trên thị trường trong nước và từng buớc mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trường khu vực và quốc tế... Tuy nhiên xét về tổng thể thì khả năng cạnh tranh của các NHTMNN sẽ rất hạn chế khi hình thành một sân chơi bình đẳng cho tất cả các TCTD.

 Hiệu quả kinh doanh của các NHTMNN còn thấp. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu của các NHTMNN lại rất cao, là nguyên nhân dẫn đến hoạt động của các NHTMNN chưa thực sự bền vững.

 Ngoài ra, đường lối phát triển kinh tế của Đảng đòi hỏi hệ thống NHTMNN đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng, điều này đặt ra yêu cầu bức bách cho việc thay đổi các NHTMNN.

Xuất phát từ những yếu tố trên đòi hỏi việc cơ cấu lại NHTMNN là tất yếu, để khắc phục những yếu kém tồn tại trong hệ thống, nhằm lành mạnh hóa toàn bộ hệ thống ngân hàng, bảo đảm hệ thống hoạt động an toàn, thông suốt, trở thành kênh dẫn vốn đáng tin cậy và hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro.

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI DO NHÀ NƯỚC NẮM CỔ PHẦN CHI PHỐI TẠI VIỆT NAM

2.3.1. Thay đổi về mặt cơ cấu

 Số lượng NHTM do NN nắm CP chi phối sau quá trình thay đổi vẫn giữ nguyên là 5, bao gồm: VBARD, CTG, VCB, BIDV và MHB.

 Hoàn thành căn bản việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của 4/5 ngân hàng thương mại nhà nước bao gồm: CTG, VCB, BIDV và MHB, trong đó đã có 2/4 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán.

 Cả 4 ngân hàng thực hiện cổ phần hóa nhưng Nhà nước hiện nay vẫn là người nắm cổ phần nhiều nhất, có quyền chi phối đối với hoạt động của cả 4 ngân hàng này.

 Đã hoàn thành Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phương án xử lý đối với công ty cho thuê tài chính (ALCII) thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.3.2. Thay đổi về tài chính

2.3.2.1. Vốn

Vốn điều lệ

Bảng 2.2: Vốn điều lệ của từ 2009 đến 2012

Đơn vị: tỷ đồng

Ngân hàng Năm Tốc độ tăng/giảm (%)

2011 2012 2011/2010 2012/2011 VBARD 21639 29605 0.6 36.8 CTG 20230 26218 33.3 29.6 VCB 19698 23174 12.0 17.6 BIDV 12948 23012 –11.3 77.7 MHB 3062 3400 1.8 11.0

Nguồn: Tổng hợp BCTN của các ngân hàng [31, 32, 36, 43, 44]

Khi xét từng ngân hàng trong nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối thì có thể thấy các NH đều đã tăng vốn theo đúng quy định của NHNN. Về số tuyệt đối thì tình đến 31/12/2012 VBARD là NH có vốn điều lệ lớn nhất nhóm và cũng là NH có vốn điều lệ lớn nhất trong toàn ngành. Xét về tốc độ tăng vốn, năm 2010 do ảnh hưởng của quy định của NHNN về vốn điều lệ, quy định an toàn vốn, an toàn hoạt động NH, cho nên hầu hết các NH đều tăng vốn khá mạnh để đảm bảo thực hiện được các quy định này. Trong năm 2011 riêng BIDV có tốc độ tăng vốn âm (-1.3%) là do trong năm này BIDV thực hiện IPO cho nên có một số thay đổi vốn điều lệ do tỷ lệ chuyển đổi cũng như hầu hết hoạt động của NH này.

Mức đủ vốn – tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Theo số liệu báo cáo, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) toàn ngành nhìn chung đáp ứng quy định (≥ 9%), tuy nhiên có sự biến động khác nhau giữa các nhóm TCTD. Tại 31/12/2011, CAR toàn ngành đạt 11.62%, cao hơn năm 2010 (10.99%). Năm 2012 lại tiếp tục tăng lên 13.75%. Tỷ lệ CAR của nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối có cải thiện, đạt 9.06% năm 2011 và 10.28% năm 2012 chỉ còn VBARD là chưa đảm bảo được yêu cầu theo quy định (chỉ đạt 7.9%). Tỷ lệ an toàn vốn được cải

thiện là do tốc độ tăng của vốn tự có của các ngân hàng cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản có rủi ro.

Bảng 2.3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống TCTD

Đơn vị: % Nhóm TCTD Năm 2010 2011 2012 NHTM do NN nắm CP chi phối 7.10 9.06 10.28 NHTMCP 14.87 12.99 14.01 NNNNg và NHLD 35.26 24.66 27.63 Cty TC và CTTC 10.94 11.13 9.25 Toàn ngành 10.99 11.62 13.7% Nguồn: NHNN [37] 2.3.2.2. Chất lượng tài sản

Bảng 2.4: Nợ quá hạn và nợ xấu so với tổng dư nợ

Đơn vị: % Nhóm TCTD Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ xấu 2010 2011 2010 2011 NHTM do NN nắm CP chi phối 10.43 13.36 2.16 2.95 NHTMCP 3.53 6.43 1.66 2.30 NHNNg và NHLD 4.66 5.76 1.20 1.86 Cty TC, CTTC 21.06 22.9 11.38 16.56 Ngành 7.69 10.47 2.21 3.10

Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia [33]

Chất lượng nợ của nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối rất kém, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn cao thứ hai chỉ sau nhóm Cty TC, CTTC. Tuy tỷ lệ nợ xấu vẫn còn nằm trong vùng an toàn theo quy định của NHNN là nợ xấu dưới 3% nhưng nợ quá hạn của nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối ở mức nghiêm trọng, rất đáng báo động, từ mức 10.43% năm 2010 tăng lên mức 13.36% năm 2011. Do nợ quá hạn của nhóm này chiếm 61% tổng nợ quá hạn toàn thị trường (trong khi nhóm này chỉ

chiếm 50.64% thị phần tín dụng), nên trong tương lai nếu nợ quá hạn bị chuyển thành nợ xấu thì chất lượng tính thanh khoản của toàn thị trường sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Trong năm 2012, nhóm NHTM do NN nắm CP chi phốiđã chiếm tới 50.5% nợ xấu của toàn hệ thống NH tương đương hơn 46.600 tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu VBARD là cao nhất hơn 27.800 tỷ đồng, tức tỷ lệ nợ xấu 5.8%.

Nguồn: NHNN [37]

Bảng 2.5: Nợ xấu so với tổng dư nợ từ 2009 đến 2012

Đơn vị: % Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 VBARD 2.60 3.75 6.10 5.80 CTG 0.61 0.66 0.75 1.46 VCB 2.47 2.83 2.03 2.40 BIDV 2.82 2.72 2.96 2.90 MHB 2.03 1.90 2.31 2.99 Nguồn: Tổng hợp các BCTN của các NH [31, 32, 36, 43, 44]

Trong nhóm NHTM do NN nắm CP chi phối, VBARD là NH có tỷ lệ nợ xấu cao nhất qua hầu hết các năm. Điều này cho thấy khả năng quản trị rủi ro tín dụng tại VBARD còn quá yếu kém. Đặc biệt trong 2 năm 2011 và 2012, tỷ lệ nợ xấu tăng

50.50% 27.80%

4.20%

17.50%

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng nợ xấu toàn hệ thống 2012

NHTM do NN nắm CP chi phối NHTMCP NHNNg và NHLD Khác download by : skknchat@gmail.com

mạnh, lần lượt là 6.10% và 5.80%, vượt cả mức quy định là dưới 3%, cho thấy dưới áp lực của những biến động xấu trong nền kinh tế Việt Nam, cộng thêm sự sát sao của NHNN trong việc quy định các NH thực hiện đúng phân loại nhóm nợ đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của các NH nói chung và VBARD nói riêng đã thay đổi đột biến như vậy.

Bảng 2.6: Dự phòng rủi ro trên nợ quá hạn và trên nợ xấu

Đơn vị: tỷ đồng

Nhóm TCTD

Năm 2010 Năm 2011 DP/Nợ xấu

(%) DP/Nợ quá hạn (%) Dự phòng Nợ xấu Dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)