NHNN cần đổi mới và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng, bao gồm:
Ban hành chuẩn mực an toàn vốn phù hợp với Basel II.
Đổi mới, hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là các tỷ lệ về khả năng chi trả để hạn chế và kiểm soát có hiệu quả các rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Sửa đổi, bổ sung quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Quy định về công bố thông tin của các tổ chức tín dụng phù hợp với thực
tiễn Việt Nam và các nguyên tắc của Ủy ban Basel.
Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Phòng, chống rửa tiền.
Hoàn thiện các quy định về cấp phép thành lập tổ chức tín dụng, mở và chấm dứt hoạt động của các chi nhánh, điểm giao dịch của tổ chức tín dụng.
Ban hành các nguyên tắc, chuẩn mực quản trị rủi ro đối với các tổ chức tín dụng.
Sửa đổi, bổ sung hệ thống kế toán của các tổ chức tín dụng phù hợp hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế.
NHNN cần tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả thanh tra, giám sát ngân hàng: Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Thực hiện thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro và giám sát tổng hợp tổ chức tín dụng; phát triển hệ thống giám sát theo tiêu chuẩn CAMELS, hệ thống đánh giá rủi ro đối với tổ chức tín dụng và cảnh báo sớm trong hoạt động ngân hàng. Tập trung nâng cao chất lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng.
NHNN tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất, mua lại thông qua tìm kiếm, giới thiệu đối tác, cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng có nhu cầu tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật, pháp lý và thủ tục.
NHNN cần xử lý nghiêm các sai phạm trong quản trị, điều hành và vi phạm pháp luật của các NHTM do NN nắm CP chi phối, tránh trường hợp nương nhẹ hoặc có ưu đãi, ưu tiên hơn so với các nhóm TCTD khác.
NHNN cần có chính sách để cho phép các NHTM thuê kiểm toán có uy tín theo thông lệ quốc tế chứ không phải thông qua đấu thầu như hiện nay. Mặc dù việc đấu thâù có ưu điểm là chọn nhà kiểm toán có chi phí thấp nhưng nếu phải tổ chức đấu thầu hàng năm có thể mỗi năm sẽ có một cơ quan kiểm toán khác nhau trúng thầu. Việc này lại không có lợi vì thông thường một công ty kiểm toán thường xuyên sẽ nắm vững hơn về khách hàng của mình, thuận lợi cho việc kiểm toán được chính xác, nhanh chóng.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản trị sự thay đổi của các NHTM do NN nắm CP chi phối tại Việt Nam ở chương 2, Luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm xúc tiến cũng như tăng hiệu quả quá trình quản trị sự thay đổi tại các NHTM do NN nắm CP chi phối ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay bao gồm 2 nhóm giải pháp: nhóm giải pháp cho quá trình chuẩn bị thay đổi và nhóm giải pháp cho quá trình thực hiện thay đổi.
Hệ thống giải pháp đồng bộ, trong đó tác giả nhấn mạnh đến yếu tố cơ bản nhất là mô hình sở hữu của các NHTM do NN nắm CP chi phối. Trên cơ sở đó việc cổ phần hoá các NHTM do NN nắm CP chi phối được coi là trọng tâm hàng đầu trong hệ thống về giải pháp thay đổi hiện nay. Qua đó khẳng định rằng việc tiếp tục tiến trình thay đổi các NHTM do NN nắm CP chi phối tại Việt Nam hiện nay là vô cùng cấp bách, không thể chậm trễ hơn nữa.
KẾT LUẬN
Đề tài “Quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm cổ phần chi phối tại Việt Nam” đã được thể hiện qua các nội dung chính sau:
Thứ nhất, Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về NHTM, NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối và quản trị sự thay đổi NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối: Nội dung, căn cứ và quy trình thực hiện. Nghiên cứu quản trị sự thay đổi NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối trong phạm vi quốc gia cũng như kinh nghiệm của các nước.
Thứ hai, Luận văn đã chỉ ra những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của các NHTMNN tại Việt Nam trước thời điểm thực hiện quá trình thay đổi. Phân tích và phát hiện những bất cập trong quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2012.
Thứ ba, Luận văn đã dự báo triển vọng về quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối tại Việt Nam trong thời gian tới. Đề xuất giải pháp những giải pháp đồng bộ và có tính thực thi, góp phần vào việc quản trị sự thay đổi có hiệu quả của các NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối tại Việt Nam
Một số giải pháp được coi là điểm mới của tác giả. Đó là:
1. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thay đổi từ hiện trạng hoạt động của các NHTM do NN nắm cổ phần chi phối tại Việt Nam.
2. Từ thực tiễn về quá trình quản trị sự thay đổi của các NHTM do NN nắm cổ phần chi phối tại Việt Nam, tác giả nhận định vấn đề quan trọng nhất hiện nay là thay đổi cơ cấu sở hữu. Và mô hình tối ưu nhất hiện nay là cổ phần hoá cho các NHTM do NN nắm cổ phần chi phối tại Việt Nam.
3. Chính phủ cần thiết lập ngay một cơ quan đặc trách xúc tiến cổ phần hoá NHTM do NN nắm cổ phần chi phối tại Việt Nam (do NHNN Việt Nam làm đầu mối).
4. Việc thực hiện hoạt động sáp nhập hoặc hợp nhất trong hệ thống ngân hàng có thể tạo ra 2 – 3 NHTM do NN nắm cổ phần chi phối tại Việt Nam thực sự lớn mạnh cũng là một giải pháp Luận văn cho rằng mới.
Với những nội dung cơ bản trên, Luận văn đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra. Việc nghiên cứu Luận văn với đề tài trên có một ý nghĩa quan trọng trong điều kiện hoạt động của NHTM do NN nắm cổ phần chi phối tại Việt Nam kém hiệu quả. Tác giả mong đóng góp được phần nhỏ vào quá trình quản trị sự thay đổi của các NHTM do NN nắm cổ phần chi phối tại Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay.
Đề tài có phạm vi nghiên cứu là tình hình quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối tại Việt Nam. Tuy nhiên sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp của người đọc để bổ sung cho hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Lê Đăng Doanh (2012), “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại”, Tạp chí Nhà đầu tư
2. Frederic S.Miskhin(1993), Tiền tệ ngân hàng & thị trường tài chính, Đại học kinh tế quốc dân biên dịch, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
3. Đỗ Khắc Hưởng (2013), Xu hướng thay đổi cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính
4. Đinh Tuấn Minh (2010), Giải quyết nợ xấu có tính hệ thống trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí Kinh tế
5. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản tài chính
6. Nguyễn Hồng Sơn (2011), “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng: Kinh nghiệm quốc tế và một số hàm ý về tư duy cho Việt Nam”, Hội thảo quốc tế: “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng”
7. Công ty chứng khoán Vietcombank, Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng 2012&Q1.2013
8. Ngân hàng nhà nước (2009 – 2012), Báo cáo thường niên
9. Ngân hàng Nhà nước (2010 – 2012), Các giải trình chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
10. Quốc hội, Luật Các Tổ chức tín dụng (2010) và các văn bản hướng dẫn từ năm 2009 –2013, Ngân hàng nhà nước Việt Nam
11. Quốc hội, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (2003) 12. Quốc hội, Luật Doanh nghiệp (2005)
13. Quốc hội, Lụât Ngân hàng nhà nước (2010)
14. Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (2007), Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp
15. Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân (2011), Linh hồn của sự thay đổi
16. Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân (2011), Dẫn dắt sự thay đổi
17. Thủ tướng chính phủ, Quyết định 254/QĐ-ttg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 01 tháng 03 năm 2012 quyết định phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”
18. Thủ tướng chính phủ, Quyết định 112/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chỉnh phủ ban hành ngày 24 tháng 05 năm 2003 quyết định phê duyệt “Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020”
19. WorldBank, Báo cáo phát triển Việt Nam (2009 – 2012)
20. WorldBank, Điểm lại cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam (2009 – 2012)
21. Hội thảo – triễn lãm Banking Vietnam 2013, Xu hướng phát triển của Ngân hàng Việt Nam năm 2013
22. Tạp chí Kinh tế phát triển (2009 – 2012) 23. Tạp chí Ngân hàng (2009 – 2012)
24. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Báo cáo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia quý I/2012
25. Ủy ban kinh tế quốc hội, Báo cáo diễn đàn kinh tế mùa thu 2012
26. Ủy ban kinh tế quốc hội, Báo cáo diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013
TIẾNG NƯỚC NGOÀI
27. Dean Anderson and Linda Ackerman Anderson (2010), Beyond change
management, Pfeiffer
28. Esther Cameron and Mike Green (2004), Making sense of change
management, Kogan Page
29. Frederic S.Miskin (2010), The Economics of Money, Banking, and
Financial and Market, New York
30. Neil Rusell Jones (2000), The managing change pocketbook, Management Pocketbooks Ltd
WEBSITES 31. www.agribank.com.vn 32. www.bidv.com.vn 33. www.ecna.gov.vn 34. www.finance.vietstock.vn 35. www.gso.gov.vn 36. www.mhb.com.vn 37. www.sbv.gov.vn 38. www.s.cafef.vn 39. www.stoxplus.com 40. www.thanhnien.com.vn 41. www.vcbs.com.vn 42. www.vneconomy.com.vn 43. www.vietcombank.com.vn 44. www.vietinbank.vn 45. www.vnexpress.net 46. www.worldbank.org download by : skknchat@gmail.com