Nhóm giải pháp cho quá trình thực hiện thay đổi tại các Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 88 - 93)

thương mại do Nhà nước nắm cổ phần chi phối tại Việt Nam

3.2.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa – Giải pháp về cơ cấu ngân hàng hàng

 Cần để cho chính các NHTM do NN nắm CP chi phối tự chủ thực hiện tiến trình của mình trước khi có sự can thiệp xử lý đồng bộ của Nhà nước.

 Tìm kiếm những nhà đầu tư chiến lược là những đối tác nước ngoài lớn, có cả tiềm lực về tài chính lẫn kinh nghiệm quản lý và thương hiệu uy tín.

 Cho phép các NHTM do NN nắm CP chi phối phát hành trái phiếu chuyển đổi để tăng vốn.

 Muốn tiến trình cổ phần hóa đạt hiệu quả cao, buộc các NH phải làm cho bảng tổng kết tài sản trở nên “sạch” hơn bằng cách xử lý triệt để những khoản nợ xấu  Phân loại, quy định cụ thể các khoản nợ trích dự phòng rủi ro. Kiểm tra giám

sát chặt chẽ các khoản vay mới nhằm không tăng nợ xấu. Dùng quỹ dự phòng rủi ro trích lập được để xử lý các khoản nợ xấu.

 Bán nợ xấu cho công ty VAMC hoặc các nhà đầu tư nước ngoài, có thể chấp nhận bán thấp hơn để thu hồi nợ sớm, phần chênh lệch (thiếu) so với nợ gốc sẽ được khấu trừ vào phần vốn nhà nước hiện có tại NHTM.

 Tiếp tục tiến hành các thủ tục cổ phần hóa và bán đấu giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Những NHTM do NN nắm CP chi phối nào đủ tầm cỡ thì nên bán ra thị trường quốc tế trước khi bán trong nước. (Làm như vậy có thể thu được giá cao hơn khi trở về bán trong nước vì thể hiện có uy tín cao).

 Cổ phần hoá đương nhiên phải thông qua kiểm toán trước khi tiến hành. Vì vậy nhất thiết mỗi Ngân hàng phải thuê kiểm toán quốc tế có uy tín để thực hiện. Vừa có khả năng đánh giá chính xác thực trạng của NH đồng thời tạo niềm tin cho nhà đầu tư khi nhìn vào các báo cáo tài chính của NH.

3.2.2.2. Giải pháp về tài chính và hệ thống quản trị ngân hàng

Tiếp tục xử lý nợ xấu của các NHTMNN

 Trước mắt tăng cường vai trò và nhanh chóng xúc tiến hoạt động của công ty VAMC

 Tăng cường kiểm tra, giám sát về tình hình nợ xấu của các ngân hàng để có được số liệu một cách chính xác, từ đó công tác xử lý mới có thể thực hiện triệt để và hiệu quả.

Tính đến hiệu quả của việc phát triển mạng lưới. Trong điều kiện phải nâng cao

tính hiệu quả khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, thay vì phát triển mạng lưới chi nhánh quá rộng như hiện nay, các NHTM do NN nắm CP chi phối không cần thiết duy trì và mở rộng mạng lưới ở những địa bàn không có thị trường.

Sáp nhập hoặc hợp nhất NH để xây dựng được 2 hoặc 3 NHTM do NN nắm CP

chi phối ngân hàng lớn hàng đầu tại Việt Nam

 Hiện nay tất cả các ngân hàng đều thực hiện nghiệp vụ giống nhau, khách hàng không phân biệt. Nói cách khác là không có sự chuyên môn hoá. Trong khi hiện tại chúng ta đang tồn tại quá nhiều ngân hàng với số vốn chỉ ở mức trung bình. Nên chăng sáp nhập hoặc hợp nhất lại thành 2 hoặc 3 NH lớn? Lúc đó chúng ta sẽ có đủ lực. Từ đó có thể dễ dàng thực hiện được những mong muốn giống như những NH hiện đại trên thế giới và khu vực. Đó là tiến hành mua lại, sáp nhập, hợp nhất các NH khác, thậm chí là ở các nước

khác trên thế giới. Mặt khác, khi có đủ lực thì việc tiếp cận khách hàng, “mua bán” các dịch vụ cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

 Theo tác giả, để M&A được hiệu quả đòi hỏi các NHTM do NN nắm CP chi phối cần phải làm trong sạch bảng cân đối tài sản một cách thực sự. Cần phải giải quyết dứt điểm nợ xấu. Không thể dây dưa, xuề xoà hay bệnh thành tích mà các NHTM do NN nắm CP chi phối thường cố tình che giấu con số thực chất về nợ xấu. Điều này rất nguy hiểm bởi nếu chúng ta không đánh giá được nợ xấu một cách chính xác thì không thể đưa ra kế hoạch hợp lý để xử lý nợ xấu một cách triệt để. Và chắc chắn không giải quyết được vấn đề này thì không thể sáp nhập hoặc hợp nhất được một cách tốt nhất. Chúng ta chỉ có thể thực hiện khi thực sự các NHTM do NN nắm CP chi phối là những Ngân hàng có năng lực tài chính và hoạt động có hiệu quả.

 Cần thiết phải thành lập một cơ quan đặc trách để bàn về các kế hoạch cụ thể cũng như phương án thực hiện, lộ trình của việc sáp nhập hoặc hợp nhất các NHTM do NN nắm CP chi phối.

 Công tác tư tưởng cho các NHTM do NN nắm CP chi phối cũng cần phải hướng tới. Đây là việc M&A các Ngân hàng cũ thành Ngân hàng mới lớn hơn chứ không phải “phá bỏ” các NHTM do NN nắm CP chi phối. Chúng ta rất cần có một số Ngân hàng tầm cỡ để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài mà không sợ bị thất bại trên “sân nhà”. Thay vì Chính phủ và các NHTM do NN nắm CP chi phối đang loay hoay tìm hướng giải quyết hiện nay thì thiết nghĩ giải pháp này có thể khả thi nếu chúng ta có đủ quyết tâm. Đằng nào các NHTM do NN nắm CP chi phối cũng một lần xử lý nợ xấu và chúng ta sẽ kết hợp để thực hiện việc sáp nhập hoặc hợp nhất có hiệu quả.

3.2.2.3. Giải pháp về nhân lực ngân hàng

Chú trọng nhiều hơn tới phát triển công nghệ để giảm tương đối số lao động ở

các khâu sự vụ. Chẳng hạn, khi thực hiện giao dịch một cửa và phát triển công

nghệ, dịch vụ thanh toán thì có thể giảm nhu cầu lao động ở các khâu: ngân quỹ, kế toán, quản trị, văn phòng…

Cần sử dụng nhiều lao động có trình độ cao, đặc biệt là lao động giỏi về chuyên môn, thành thạo vi tính và ngoại ngữ; tinh giảm lao động ở các khâu công việc

giản đơn, có thể vi tính hoá hoặc tự động hoá được. Đào tạo và sử dụng nhân

viên theo hướng 1 người có thể làm tốt nhiều việc, từ đó thuận tiện giao dịch một cửa. Điều này sẽ làm tăng chi phí lao động tính trên đầu người nhưng tổng chi phí sẽ giảm do số lượng lao động giảm.

 Khi xây dựng kế hoạch phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, các NHTM do NN nắm CP chi phối phải tính đến các yếu tố sau:

 Xác định rõ mục tiêu cụ thể cho từng khâu: tuyển mộ, tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại, sử dụng và đãi ngộ.

 Hoàn thiện quy trình bố trí sắp xếp lao động phù hợp với năng lực nhằm tạo điều kiện để phát triển nhân sự

 Có chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học, ứng dụng tri thức, công nghệ đối với công việc mình đang làm cho từng cán bộ quản trị điều hành đến từng nhân viên trong ngân hàng.

 Có cơ chế khuyến khích thích hợp như: tiền lương, tiền thưởng, sở hữu cổ phần… đối với nhân viên, nhất là nhân viên trình độ cao, đồng thời tạo môi trường làm việc để nhân viên làm việc với động lực chính đáng và phát huy tối đa khả năng của họ nhằm tránh tình trạng chảy máu chất xám, hiện tượng dịch chuyển lao động có tay nghề cao sang các ngân hàng nước ngoài.

 Xây dựng, tuyên truyền, giáo dục tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng bộ phận công tác trong ngân hàng.

3.2.2.4. Giải pháp về hiện đại hoá công nghệ ngân hàng

 Mục tiêu là phải xây dựng một NH đa năng có khả năng tham gia cạnh tranh trên thị trường tài chính, tiền tệ, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng trên nền tảng phát triển của công nghệ thông tin. Đặc biệt là các dịch vụ kinh doanh điện tử thông qua mạng internet kết hợp với yêu cầu tích hợp cao của các hệ thống ứng dụng của ngân hàng.

 Hệ thống thông tin của các NHTM do NN nắm CP chi phối hiện nay đang còn thiếu, chưa đồng bộ. Nếu có thì việc khai thác chưa có hiệu quả (chưa đủ để các NHTM có cơ sở phân tích khách hàng, thiết lập chiến lược cạnh tranh, chưa đủ và tiện lợi cho khách hàng khai thác so soanh đối chiếu giữa NHTM này với NHTM khác); mặt khác chưa đa dạng để cho nhiều đối tượng khách hàng với trình độ, điều kiện khác nhau khai thác thuận tiện, thông tin cho các Nhà quản lý NH thiếu và chậm so diễn biến thị trường.

 Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ thông tin.

 Trong điều kiện một nền kinh tế phát triển theo xu thế hội nhập và kinh doanh hiện đại, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng. ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho NH đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng; tạo ra nhiều tiện ích trong một sản phẩm cũng như kết nối cung ứng nhiều sản phẩm cùng một lúc; bên cạnh đó giúp NH nắm bắt thông tin tình hình thị trường trong và ngoài nước kịp thời, kể cả nhu cầu của khách hàng và ngược lại khách hàng cũng có điều kiện thuận lợi để biết sản phẩm và điều kiện cung cấp sản phẩm của NH. Từ đó tạo điều kiện thiết lập quan hệ với khách hàng ngày càng nhiều; mặt khác giúp NHTM nghiên cứu phân tích, dự báo, đnáh giá rủi ro chính xác, giúp NH có điều kiện hợp tác , đa dạng hoá và nâng cao sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng

 Về tổng thể hệ thống công nghệ trong hệ thống NHTM do NN nắm CP chi phối vẫn đang còn ở trình độ lạc hậu so vưói các NH trong khu vực và trên thế giới. Và đang còn một số hạn chế, nhất là sự liên kết hợp tác giữa các NHTM do NN nắm CP chi phối nói riêng và kết hợp với các NHTM nói chung. Một số giải pháp cần thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công nghệ và đẩy nhanh tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin:

 Trang thiết bị hệ thống công nghệ hiện đại, đồng bộ  Thiết kế phần mềm nghiệp vụ

 Đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông tin  Cập nhật công nghệ mới trên thế giới bằng cách hợp tác, trao đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)