Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 79 - 81)

2.4. ĐÁNH GIÁ

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Hệ thống NH Việt Nam nói chung và các NHTM do NN nắm CP chi phối tại Việt

Nam nói riêng chưa có kinh nghiệm thực hiện quá trình thay đổi. Kiến thức và

kinh nghiệm chuyên môn về tài chính ngân hàng là rất tốt cho quá trình thay đổi. Nhưng điều quan trọng không kém là những kiến thức cũng như kỹ năng về quản lý sự thay đổi. Đây là điểm yếu nói chung của toàn hệ thống NH Việt Nam hiện nay.

Các NHTM do NN nắm CP chi phối tại VN đã quá vội vàng, nôn nóng trong

việc thực hiện quá trình thay đổi, khi mà ngay chính bản thân tổ chức chưa đạt

được sự sẵn sàng đã thực hiện tiến trình này. Điều đó dẫn đến kết quả tất yếu là sự thay đổi của các ngân hàng khó có thể thành công như mong đợi.

Không đủ nguồn lực để thực hiện sự thay đổi. Con người và tài chính là những

nguồn lực có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lên kế hoạch và thực hiện quản lý sự thay đổi. Nhưng quá trình thay đổi của các NH lại gặp vấn đề với cả 2 nguồn lực chính yếu này, cụ thể:

 Các nhà quản lý có trình độ chuyên môn tốt, nhưng lại thiếu kiến thức và kỹ năng quản lý sự thay đổi để dẫn dắt các hoạt động quản lý thay đổi một cách hiệu quả.

 Thiếu vốn để thực hiện được tất cả các mục tiêu đã đề ra. Trước quá trình thay đổi, đa phần vốn tại các NH này là vốn cấp từ Nhà nước, nhưng để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tự tạo thêm vốn cho chính NH mình, các NH đều lần lượt tiến hành cổ phần hóa. Nhưng với tiềm lực tài chính có hạn của nhà đầu tư nội địa, cộng với chính sách “siết” room đối với nhà đầu tư nước ngoài như hiện nay (30% đối với ngân hàng và 49% đối với doanh nghiệp niêm yết) thì khả năng tăng vốn khó đạt mức cao như mong đợi.

Theo tác giả nguyên nhân sâu xa căn bản nhất chính là chế độ sở hữu nhà nước

đã tạo sự ỷ lại trông chờ vào Nhà nước, chưa thực sự tự chủ tự chịu trách

nhiệm, còn nhiều qui định trói buộc doanh nghiệp và Ngân hàng, dẫn đến không phát huy được tính năng động chủ động sáng tạo đổi mới trong hoạt động và hạn chế tâm huyết của người lao động. Cũng như các DNNN khác, các Ngân hàng chưa thực sự nỗ lực tích cực tìm kiếm, thực hiện các giải pháp biện pháp đổi mới. Còn tư tưởng ỷ lại trông chờ vào nhà nước.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của các NHTMNN giai đoạn trước thời điểm thực hiện tiến trình thay đổi, luận văn đã làm rõ những bất cập, hạn chế của thực tại của các NHTMN. Từ đó đưa đến sự cần thiết phải thay đổi các ngân hàng. Trên cơ sở phân tích thực trạng thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các NHTM do NN nắm CP chi phối tại Việt Nam, tác giả đã đánh giá một cách trung thực về hiệu quả quá trình quản trị sự thay đổi của các ngân hàng hiện nay chưa thực sự hiệu quả (qua số liệu phân tích). Bao gồm: Tiến độ thực hiện, kết quả đạt được cũng như những bất cập đang xảy ra và nguyên nhân của nó. Đứng trước yêu cầu của hội nhập, hệ thống các NHTM do NN nắm CP chi phối tại Việt Nam cần phải có một bước cải tổ tích cực đó là tiếp tục quá trình thay đổi của ngân hàng mình. Bằng việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này tác giả đã đưa ra những chính kiến nhằm góp phần tiếp tục quá trình quản trị sự thay đổi tại các NHTM do NN nắm CP chi phối tại Việt Nam trong giai đoạn tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP CHO QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI

ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI DO NHÀ NƯỚC NẮM CỔ PHẦN CHI PHỐI TẠI VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VÀ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI DO NHÀ NƯỚC NẮM CỔ PHẦN CHI PHỐI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)