Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 37 - 39)

1.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VỀ QUẢN TRỊ SỰ THAY

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

 Thứ nhất, chiến lược của Thái Lan là “Đóng cửa một số định chế tài chính không còn khả năng tiếp tục hoạt động”. Lý do đưa ra quyết định này là xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 (nguyên nhân do không quản lý được nguồn vốn lớn từ nước ngoài vào Thái Lan). Tại thời điểm này Thái Lan đã tổ chức bán đấu giá tài sản của 58 công ty tài chính bị đóng cửa và thu được gần 200 tỷ Bath. (Toàn bộ việc đấu giá này do Uỷ ban cơ cấu lại tài chính của Thái Lan đảm nhiệm). Song song đó, chiến lược sáp nhập, hợp nhất các định chế tài chính cũng được tiến hành và kết quả là Bank Thai ra đời. (do sự hợp nhất

của 13 công ty tài chính và Unionbank), Ngân hàng First Bangkok city hợp nhất với Krung Thaibank và được tái cấp vốn 200 tỷ Bath. Còn lại Bangkokbank được bán lại hoàn toàn cho công ty quản lý tài sản

 Thứ hai, để tái cấp vốn cho các định chế tài chính có thể duy trì hoạt động, Thái Lan đã lên một chương trình hỗ trợ vốn do Bộ tài chính Thái Lan đảm trách :  Thành lập các công ty quản lý tài sản

 Đóng cửa các định chế tài chính quá yếu kém

 Củng cố và tái cấp vốn những tổ chức tài chính có khả năng duy trì hoạt động, Thái Lan đã có một chương trình tái cấp vốn cho các định chế tài chính này. Thực hiện việc củng cố bằng cách ban hành những quy định mới về phân chia chất lượng các khoản tín dụng. Ngày 14/8/1998 Thái Lan đã ban hành một loạt biện pháp nhằm tăng cường các định chế này

 Một là, công bố cơ hội cho các định chế này được phép sử dụng quỹ công vào việc tái cấp vốn dưới một số điều kiện đặc biệt.

 Hai là, khuyến khích các Ngân hàng tái cơ cấu lại các khoản cho vay của mình và tăng các khoản tín dụng mới cho khu vực tư nhân.

 Ba là, thiết lập cơ sở pháp lý cho việc thành lập các công ty xử lý tài sản xấu; bốn là thông báo một cách rõ ràng các biện pháp xử lý những Ngân hàng, tổ chức tài chính đã bị kiểm soát đặc biệt.

 Thứ ba, đối với việc xử lý các khoản nợ xấu (Non – Performing loans), chiến lược của Thái Lan là phân loại các khoản nợ không hoạt động (chiếm khoảng 47.7% tổng số các khoản cho vay) và tách chúng ra khỏi bảng cân đối tài sản của các NTHM. Sau đó được mang ra bán đấu giá. Để làm được điều này, Thái Lan đã thành lập Uỷ ban tái cơ cấu khu vực tài chính và Công ty quản lý tài sản vào tháng 10/1997.

 Thứ tư, bên cạnh đó Thái Lan cũng đã đưa ra một khung pháp lý thuận lợi cho công cuộc tái cơ cấu nợ này như Luật phá sản được thông qua, thành lập toà án chuyên giải quyết các vụ phá sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)