Đánh giá sự thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 32 - 35)

1.2. QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI DO

1.2.2.5. Đánh giá sự thay đổi

Hình 1.2: Quy trình đánh giá sự thay đổi

Nguồn: Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp [14]

Đánh giá kết quả tiến trình thực hiện sự thay đổi

 Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

 Quá trình kiểm tra có thể dẫn đến 2 kết quả sau:

 Ngân hàng đạt được mục tiêu hoặc vượt quá mục tiêu: nhà quản trị phải

Duy trì sự thay đổi bằng cách tìm ra nguyên nhân dẫn đến thành công để làm bài học kinh nghiệm cho quá trình hoạt động sau này đồng thời có các biện pháp nhằm củng cố và duy trì sự thay đổi tại ngân hàng.

 Ngân hàng chưa đạt được mục tiêu đã đề ra: nhà quản trị phải Xem xét và điều chỉnh lại các giả định

Duy trì sự thay đổi

 Thể chế hoá thành công

Khi chương trình thay đổi được đánh giá là thành công, nhà quản trị ngay lập tức phải thể chế hoá các thành công đó qua các chính sách, hệ thống và cơ cấu

Nếu không thành công Đánh giá kết quả sự thay đổi Nếu thành công Duy trì sự thay đổi Chuẩn bị và thực hiện chương trình thay đổi Xem xét và điều chỉnh download by : skknchat@gmail.com

chính thức. Thành công đạt được phải được củng cố và gắn kết thông qua hệ thống chính sách, trong đó quy định cách thức thực hiện công việc, qua hệ thống thông tin và những mối quan hệ mới thiết lập.

 Hướng ngân hàng tới sự thay đổi liên tục

Một ngân hàng đang hoạt động, đột nhiên bị cuốn vào vòng xoáy thay đổi, sau đó lại đột ngột chấm dứt. Chúng ta gọi đó là “sự thay đổi không liên tục”. Nhưng những thành công của quá trình thay đổi không bao giờ tồn tại mãi mãi, mà thường dẫn đến sự tự mãn của cấp quản lý. Những đơn vị thành công ở đợt thay đổi trước dần dần chuyển từ sự sáng tạo sang bảo vệ những cái mà họ đã đạt được. Các nhân viên lại bắt đầu quen thuộc với những công việc mới.

Tuy nhiên theo thời gian, môi trường bên trong và bên ngoài của ngân hàng lại tiếp tục thay đổi, buộc ngân hàng lại phải tiếp tục tiến trình thay đổi mới. Thế nhưng lúc này, tại ngân hàng sự kết hợp của tính tự mãn, lề thói hàng ngày và thái độ phòng thủ lại chính là kẻ thù cho tiến trình thay đổi này. Chính vì vậy, nên hướng ngân hàng vào trạng thái “thay đổi liên tục” để “tạo đà” cho hoạt động này trở nên quen thuộc và dễ dàng hơn khi thực hiện các đợt thay đổi tiếp sau. Để thực hiện “sự thay đổi liên tục” ngân hàng cần:

 Củng cố về các điều kiện để thay đổi liên tục: Ngân hàng luôn duy trì sự sẵn sàng thay đổi tại tổ chức của mình bằng cách thỏa mãn 3 điều kiện thay đổi:

 Ban lãnh đạo hiệu quả và được nể trọng

 Mỗi nhân viên đều cảm thấy có động lực để thay đổi

 Một tổ chức không phân chia thứ bậc và có tinh thần hợp tác  Củng cố về các nhân tố hỗ trợ cho quá trình thay đổi

 Nhân tố từ bên ngoài ngân hàng: môi trường vi mô và môi trường vĩ mô

 Nhân tố từ bên trong ngân hàng: chiến lược, nhân sự, công nghệ, tài chính…

 Vượt qua những rào cản về sự thay đổi

Xem xét và điều chỉnh các giả định

Kế hoạch thay đổi không thành công, tức là đã sai lệch so với tiêu chuẩn ngân hàng đã đặ ra khi đánh giá kết quả thực hiện sự thay đổi. Vậy, buộc phải tìm ra nguyên nhân của sự sai lệch này và điều chỉnh. Sự sai lệch có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

 Nguyên nhân ở khâu nhận diện và thiết lập mục tiêu

 Đánh giá về bản thân ngân hàng chưa đúng dẫn đến nhận diện nhu cầu thay đổi không phù hợp.

 Xác định mục tiêu chưa phù hợp với năng lực của tổ chức, thời gian để đạt được mục tiêu quá ngắn hoặc quá dài nên chưa phù hợp với năng lực của tổ chức…

 Nguyên nhân ở khâu chuẩn bị

 Lựa chọn các phương án trong quá trình lên kế hoạch hành động chưa phù hợp với năng lực của tổ chức…

 Lựa chọn các nguồn lực để thực hiện chưa phù hợp

 Không đề ra giải pháp cho tình huống bất ngờ về những cản trở của quá trình thay đổi.

 Nguyên nhân ở khâu thực hiện

 Thực hiện sai lệch so với kế hoạch đã đề ra.  Xảy ra những tình huống bất ngờ ngoài dự đoán.

 Các giải pháp chưa được kiểm nghiệm và tập dợt trước.  Nguyên nhân ở khâu đánh giá

 Chọn sai các tiêu chí kiểm tra: các tiêu chuẩn quan trọng không chú trọng hoặc bỏ qua, đầu tư vào kiểm tra những mặt không quan trọng nên không cải thiện được hoạt động chính yếu…

 Khâu đo lường chưa khách quan, tính toán sai lầm…

 Kiểm tra nhưng không chú trọng đến việc điều chỉnh nên công tác kiểm tra không có ý nghĩa, làm cho có…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại do nhà nước nắm cổ phần chi phối tại việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)