- Khuyến khích việc tham gia hoạt động bảo tồn tự nguyện của người dân, nhất là việc giữ gìn cảnh quan chung, đường làng ngõ xóm sẽ có hiệu quả tốt đối với việc bảo tồn tổng thể, giảm thiểu kinh phí đầu tư xây dựng.
- Hỗ trợ và khuyến khích các hộ dân trong làng khôi phục và phát triển một số làng nghề truyền thống, nhất là làm gốm và các loại bánh.
- Vận động người dân tham gia vào các buổi hướng dẫn cách tổ chức đón tiếp, bố trí nơi nghỉ cho du khách có nhu cầu tham quan, khám phá phong tục, tập quán của người dân và các hoạt động lao động, sản xuất của người dân địa phương.
- Nghiên cứu phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các khóa đào tạo phát triển kỹ năng, nhất là đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên vẫn chưa được đào tạo bài bản, có chất lượng, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhân dân và chính quyền địa phương để hoạt động kinh doanh tại đây đồng bộ và toàn diện chứ không thể phát triển riêng lẻ chỉ phục vụ cho một cá nhân nào.
- Tổ chức lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực DL phù hợp với nhu cầu phát triển DL từng thời điểm trong năm và từng thời kỳ; từng bước tiến hành chuẩn hóa nhân lực DL để phù hợp với yêu cầu phục vụ KDL trong nước và quốc tế.
- Tăng cường liên kết, hợp tác về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực DL. Có sự hướng dẫn, đào tạo về công tác phục vụ DL. Các chương trình, hoạt động DL cần được phổ biến đến mọi người dân. Đây là công việc rất quan trọng vì người dân vốn chỉ quen với hoạt động nông nghiệp, chưa quen với hoạt động dịch vụ.
- Quyền được tham gia vào công tác quản lý, đầu tư làng cổ: Đây là quyền lợi rất quan trọng. Người dân cần có mặt thông qua các đại diện tại BQL, chính quyền xã để cùng làm công tác quản lý, giám sát đầu tư. Tránh để xảy ra tâm lý người dân là đối tượng bị khai thác làm DL.
- Nét đẹp về VH giao tiếp ứng xử trong hoạt động DLDVCĐ là nền tảng sự tồn tại bền vững. Vì vậy trong phát triển DL cần phải có kỹ năng giao tiếp và ứng xử thân thiện có VH trong các hoạt động DL, đặc biệt là DLDVCĐ với đặc trưng là KDL cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt tại nhà dân.
- Tăng cường thực hiện các chính sách và giải pháp thích hợp để phát triển DL và mô hình DLDVCĐ tại địa phương như: ưu đãi về thuế và miễn giảm các đóng góp cho CĐ tham gia vào các hoạt động DL trong thời gian ban đầu, mua sắm trang thiết bị phục vụ du khách, biểu diễn văn nghệ CĐ, chế biến món ăn và phục vụ KDL. Đồng thời, tạo điều kiện cho con em địa phương được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về DL
và trở về xây dựng quê hương thông qua các chính sách cụ thể, đồng thời cần xây dựng các vùng trồng rau, chăn nuôi sạch cung ứng cho địa phương và phục vụ KDL.
- Làm rõ những lợi ích của người dân được hưởng (phân chia lợi ích vé thăm quan, dịch vụ DL, kinh phí Nhà nước đầu tư trùng tu…) theo các mức độ % cụ thể, rõ ràng và công bằng:
+ Quyền được hỗ trợ về các thiệt hại, sự bất lợi do duy trì sống trong nhà cổ là môi trường không thật thuận lợi cho môi trường ở (thông qua chính sách đất giãn dân, hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà).
+ Quyền được tham gia hoạt động dịch vụ DL, phân chia lợi ích từ DL: Được tham gia vào các hoạt động dịch vụ DL trong các nhà cổ, bán hàng lưu niệm, hàng ăn uống, được hướng dẫn làm DL....
Để thu hút người dân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động DL thì phải cho họ thấy lợi ích và những đóng góp thiết thực từ DL đem đến cho CĐ không chỉ về mặt phát triển kinh tế mà còn về mặt VH, môi trường, an ninh, an toàn xã hội... sao cho mỗi người dân đều trở thành chủ thể và được hưởng lợi từ các hoạt động DL. Đó là điểm mấu chốt để thu hút CĐ tham gia vào các hoạt động DL, phát huy hiệu quả và phát triển DLDVCĐ bền vững.
3.3.6. Giải pháp về vốn đầu tư
- Tập trung huy động các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.
- Thu hút nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức quốc tế, đặc biệt các nguồn vốn hỗ trợ công tác trùng tu, tôn tạo di tích, các dự án hỗ trợ phát triển DLDVCĐ. Đây là nguồn vốn đầu tư rất quan trọng cho sự phát triển DL ở làng cổ Phước Tích.
- Hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển DL, đơn giản hoá các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư; khuyến khích đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau (đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, doanh nghiệp trong nước, và các doanh nghiệp địa phương,…).
- Có chính sách hỗ trợ cho các đơn vị doanh nghiệp đầu tư phát triển DL: Khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế địa phương tham gia vào hoạt động DL; ưu tiên liên kết các ngành kinh tế địa phương tạo mô hình phát triển kinh tế DL bền vững cho CĐ dân cư.
- Xây dựng kênh thông tin chung cho địa phương về phát triển DL. Trong đó, chính quyền địa phương đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp đầu tư, CĐĐP và KDL. Các thông tin về định hướng quy hoạch phát triển DL, chính sách thu hút đầu
tư cũng như các quy chuẩn trong đầu tư cần được công khai đến các nhà đầu tư và CĐĐP.
3.3.7. Giải pháp về thị trường, tiếp thị
- Xây dựng hình tượng DL Phước Tích là một điểm đến thanh bình, đặc sắc và có tính phân biệt với các điểm DL khác.
- Sử dụng khẩu hiệu đã có “Phước Tích – Hương xưa làng cổ” để quảng bá hình ảnh về làng cổ cũng như thương hiệu DL tại làng.
- Thiết kế poster về DL làng cổ Phước Tích, trong đó lấy người dân làm hình ảnh chính để thể hiện đặc trưng về DL nơi đây.
- Xây dựng các tập gấp giới thiệu về làng cổ, DL tại làng cổ, sơ đồ tham quan tại làng cổ Phước Tích. Xây dựng tập san, ấn phẩm hình ảnh, tài liệu, phim quảng cáo bằng nhiều ngôn ngữ và quảng cáo trên kênh truyền hình cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Tổ chức mời các hãng lữ hành quốc tế, các phóng viên báo chí, truyền hình về tham quan, viết bài, đưa tin về hình ảnh và các hoạt động DL tại Phước Tích, tham gia các sự kiện, hội chợ về DL.
- Tham gia hội chợ triển lãm hàng thủ công truyền thống được tổ chức hàng năm, tham gia các Festival làng nghề. Đây chính là một phương thức quảng bá thương hiệu gốm Phước Tích nói riêng và làng gốm Phước Tích nói chung tới du khách trong và ngoài nước có hiệu quả nhất.
- Cải tiến về mặt nội dung trên các trang thông tin điện tử của BQL làng cổ Phước Tích. Những thông tin, hoạt động cần được cập nhật liên tục, nội dung cần phong phú hơn, đưa thêm các SPDL mà Phước Tích đang và sẽ khai thác. Phần giao diện của website cần bắt mắt hơn, màu sắc cần phong phú hơn và đưa thêm các hình ảnh đẹp của làng lên trang đầu của website. Bên cạnh đó, website của làng cổ Phước Tích cần được bổ sung thêm tiếng Anh và thêm nhiều thứ tiếng khác để phục vụ tối đa nhu cầu khách quốc tế.
- Công tác xúc tiến, quảng bá cần sự phối kết hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước về DL với các doanh nghiệp DL và chính quyền địa phương như: Phối hợp với Sở VH - Thể Thao tỉnh Thừa Thiên – Huế; Sở DL tỉnh Thừa Thiên – Huế, các doanh nghiệp DL và các doanh nghiệp lữ hành khác, các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học đưa các học sinh đến học tập, tham quan, thực tập kết hợp các chương trình về nguồn ở địa phương.
- Bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm hàng hóa truyền thống Phước Tích nên chú ý hơn nữa đến việc sản xuất các sản phẩm mang tính DL làm quà lưu niệm để bán cho du khách mỗi khi đến tham quan và các sản phẩm này chỉ nên phân phối tại làng.
Những sản phẩm đó có thể mang hình ảnh của làng, của cố đô Huế, của đất nước và con người Việt Nam. Đây là một hình thức quảng bá miễn phí nhưng đem lại hiệu quả vô cùng to lớn cho làng gốm Phước Tích.
- Phối hợp với Hiệp hội DL Việt Nam trong việc tham dự các hội chợ, triển lãm, hội thảo chuyên đề... trong và ngoài nước về công tác phát triển DLDVCĐ và bảo tồn nguồn TNDL.
- Các hình thức thông tin, quảng cáo: các tờ rơi, áp phích, thông tin, panô, băng video... tại các đầu mối giao thông, các phương tiện vận chuyển... để cho khách có được các thông tin về các chuyến đi, địa điểm, chương trình DL tại làng cổ Phước Tích.
- Phối hợp với các công ty DL, các hãng lữ hành tổ chức các tour khảo sát, xây dựng các chương trình DL đến với Phước Tích mang đậm màu sắc VH làng nghề. Đây là một hình thức quảng cáo trực tiếp đến tận khách hàng rất có hiệu quả.
- Xúc tiến quảng bá DL cần phải là công cụ đắc lực cho việc giới thiệu các sản phẩm được xây dựng, tạo dựng hình ảnh chân thực nhất của làng cổ Phước Tích, các SPDL này cần được cung cấp thông tin đúng và đủ cho các đối tượng cần thông tin, làm nổi bật các giá trị quan trọng nhất nhằm định vị được vị trí của DL làng cổ Phước Tích và từng SPDL đối với thị trường khách.
3.4. Kiến nghị
3.4.1. Đối với chính quyền địa phương các cấp
- Chính quyền địa phương các cấp cần phải quan tâm hơn về chính sách quy hoạch và phát triển DL, nhất là loại hình DLDVCĐ, tạo hành lang pháp lý với những cơ chế quản lý phù hợp giữa các cấp, các ngành địa phương đảm bảo cho việc phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả tiềm DL tại làng cổ.
- Đầu tư đúng mức cho việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử - VH, hỗ trợ để phục hồi lại làng nghề truyền thống ở Phước Tích nhằm đưa vào khai thác DLDVCĐ.
- Cần ưu tiên đầu tư và công tác kêu gọi đầu tư cho các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông và nước sinh hoạt, xây dựng CSHT vật chất phục vụ DL.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước thông qua việc xây dựng các chính sách bảo tồn và quản lý TNDL, xây dựng quy chế và nội quy đối với du khách và người dân địa phương.
- Tổ chức các lớp học bồi dưỡng, bổ trợ kiến thức về DLDVCĐ cho người dân. Các lớp học về cách giao tiếp, ứng xử với KDL, lớp học tiếng anh,... Đối với cán bộ quản lý DL cần có các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ.
- Tạo điều kiện cho người dân mở rộng các loại hình dịch vụ DL, thực hiện tốt các chính sách thu hút đầu tư của các tổ chức quốc tế.
- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp DL, lữ hành đầu tư phát triển loại hình DLDVCĐ.
- Xây dựng Trung tâm Thông tin tư vấn đầu tư phát triển DLDVCĐ để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước có được các thông tin cần thiết phục vụ xây dựng các dự án đầu tư phát triển DLDVCĐ ở Phước Tích nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
- Sở VH, Thể thao và DL cần chỉ đạo, hướng dẫn cho Phước Tích trong việc xây dựng và phát triển DL; hỗ trợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực và tuyên truyền quảng bá cho Di sản quốc gia.
3.4.2. Đối với BQL di tích làng cổ Phước Tích
- Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý đủ mạnh, có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về DL, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, góp phần phát triển DL tại làng cổ một cách bền vững, từng bước đưa DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang tính đột phá.
- Thường xuyên triển khai công tác kiểm tra chất lượng các công trình di tích lịch sử - VH và cảnh quan môi trường tổng thể của làng cổ để có những biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả.
- Tăng cường đầu tư, trang bị hạ tầng CSVC, thiết bị đáp ứng nhu cầu khai thác và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ DL, nhất là hệ thống vệ sinh công cộng.
- Có chính sách đầu tư cho công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ lao động DL cho người dân địa phương, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên DL vì hiện nay lực lượng lao động thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho CĐ dân cư tham gia vào các hoạt động DL; tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
- Tiếp tục rà soát các cơ sở kinh doanh DL cùng với đánh giá lại các đơn vị lữ hành cung cấp KDL để tuyển chọn được các đơn vị, cơ sở đủ yêu cầu.
- Tổ chức các hoạt động các hoạt động tuyên truyền, quảng bá giới thiệu các SPDL của Phước Tích thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tạo điều kiện để người dân được hưởng lợi từ DL nhằm tránh được sự xung đột về lợi ích. Vì vậy, cần xây dựng rõ ràng và thống nhất hệ thống quy chế về cơ chế phân chia lợi ích, những quy định cần tuân thủ khi tham gia hoạt động DL...cho người dân địa phương.
- Tăng cường việc đầu tư nghiên cứu khoa học, liên kết chặt chẽ với các nhà khoa học, các chuyên gia xây dựng chiến lược phát triển DL theo hướng bền vững dựa
trên những giá trị tài nguyên sẵn có để đưa ra loại hình DL có lợi thế so sánh như DL làng nghề tại Phước Tích.
- Tổ chức thực hiện Dự án cải tạo cảnh quan khuôn viên các nhà rường tại làng cổ Phước Tích theo Đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Hoàn thành đồ án quy hoạch chi tiết tổng thể bảo tồn và phát huy giá
trị di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích.
- Phối hợp, kết nối với các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện để mở rộng nâng cao SPDL và kết nối các tour tham quan khai thác tiềm năng thế mạnh của DL làng cổ.
3.4.3. Đối với các doanh nghiệp, công ty lữ hành
- Quảng bá, tiếp thị DL tại làng cổ Phước Tích đến với KDL, đưa điểm DL này vào tour Huế - Quảng Trị, Huế - Quảng Bình, tour “Con đường di sản miền Trung”... trở thành một điểm đến trong chương trình DL của doanh nghiệp.
- Có chính sách đầu tư khai thác, phát triển loại hình DLDVCĐ tại làng cổ Phước Tích.
- Cần quan tâm và liên kết chặt chẽ hơn với địa phương, thường xuyên cung cấp những thông tin về khách, đào tạo họ cách làm DL dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Tiểu kết chƣơng 3
Từ thực trạng trong hoạt động DLDVCĐ tại địa phương trong chương 2, chương 3 của khóa luận đã lần lượt đưa ra các quan điểm, mục tiêu và định hướng phát