Phân tích SWOT cho việc phát triển DLDVCĐ ở làng cổ PhướcTích

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 79 - 94)

O1: Nhu cầu khám phá, tìm hiểu các nền VH khác của khách trong và ngoài nước cao.

O2: Sự bất ổn chính trị của các quốc gia khác trong khu vực

O3: Huế được xác định là trọng điểm của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về DL VH

O4: Phước Tích được xác định là làng nghề vệ tinh trong chiến lược đẩy mạnh thương hiệu DL Huế

O5: Nhiều nhà đầu tư đến với TTH

T1: Sự phát triển của các điểm DL trong nước và trên thế giới

T2: Sự xuống cấp của tài nguyên VH do yếu tố thời tiết

T3: Sự cạnh tranh của các điểm DLDVCĐ khác T4: Thị trường tiêu thụ ngày càng khó tính, yêu cầu về chất lượng ngày càng cao. Điểm mạnh (Strengths) - S S1: TNDL tự nhiên phong phú và đặc sắc, phù hợp phát triển DLDVCĐ Kết hợp Mạnh + Cơ hội S2, 3, 4O1, 2, 3: Tập trung phát triển mạnh SPDL liên quan đến VH S1, 2, 3, 4, 5, O1, 2, 3, 4, 5: Đa dạng Kết hợp Mạnh + Thách thức S, 2, 3T 2: Tôn tạo và quản lý các DTLSVH S2,1,3,4,5 T1,3: Phát huy S2: Các DTLSVH có giá trị cao, mật độ di tích dày đặc S3: Làng nghề truyền hóa các SPDL gắn với TNDL S6,7O1,2,3,4,5: Đẩy mạnh khai thác các tour DL liên kết các điểm TNDLNV trong tỉnh.

thương hiệu du lich VH gắn với cảnh quan thiên nhiên đẹp

thống với sản phẩm đặc trưng, nổi tiếng

S4: VH của người dân giữ được nhiều dấu ấn đặc sắc

S5: Nghệ thuật ẩm thực phong phú

S6: Có thể tiếp cận bằng nhiều loại hình giao thông

S7: Hệ thống cơ sở lưu trú và đi lại khá hoàn chỉnh S8: Truyền thống người dân mến khách, thân thiện S9 : Chính sách ưu đãi đầu tư S3O1: Phát huy thế mạnh làng nghề truyền thống gắn với DL. S5, 8O1, 3, 4: Quảng bá nghệ thuật ẩm thực và truyền thống người dân mến khách S1, 2, 3, 4, 5, 6 , 8, 9O2, 4: Đẩy mạnh thương hiệu DL làng nghề

động kinh doanh và quảng bá DL

S 4,3,5,T1, 2,3: Phát huy nhân lực địa phương, tạo các SPDL đặc thù, và tham gia hoạt động DL

S6,7,9T3, 4: Tranh thủ chính sách ưu đãi của chính phủ để đầu tư nâng cao chất lượng SPDL Điểm yếu (Weaknesses) - W W1: KDL hạn chế đến làng vào mùa mưa bão

W2: Nhiều DTLSVH đang bị hư hại, xuống cấp

W3: Thiếu hệ thống chỉ dẫn thông tin DL đến các DTLSVH

W4: Phần lớn các điểm tài nguyên có sức chứa nhỏ

W5: Làng nghề truyền

Kết hợp Yếu + Cơ hội

W2,3,5O3,4,5: Thu hút đầu tư vào các dự án tu bổ, trùng tu, tôn tạo các di tích

W1,2,7,5O1: Xây dựng SPDL độc đáo tận dụng ưu thế TNDL nhân văn, làng nghề truyền thống, ẩm thực để thu hút khách W3, 6, 7O5: Thu hút đầu tư các dự án xây dựng CSVC kỹ thuật DL có chất lượng cao.

W5,8O3,4,5: Hỗ trợ doanh nghiệp và người dân địa phương phát triển DL. Kết hợp Yếu + Thách thức W1T1,3: Xây dựng các sản phẩm và dịch vụ DL cho mùa thấp điểm

W5T1, 3: Đầu tư phát triển SPDL làng nghề truyền thống, đặc thù

W2,3, 4, 6, 7 T4: Đầu tư có trọng điểm để trùng tu, tôn tạo các di tích và nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng giá trị phục vụ DL

thống có nguy cơ mai một dần

W6: Thiếu cơ sở lưu trú có chất lượng cao W7: SPDL chưa đa dạng

W8: Sự thờ ơ và thiếu tự tin của người dân địa phương.

W9: Thiếu sự liên kết với các TNDL khác trong vùng

W8,9O3, 4,: Tăng cường công tác quản lý, liên kết đối với hoạt động DL

chế ưu tiên, khuyến khích người dân tham gia vào DL

W8, 9,T1,2,3,4: Tăng cường công tác quản lý và liên kết với các điểm DL khác trong và ngoài tỉnh

3.2. Định hƣớng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế

Trên cơ sở tình hình phát triển và vai trò của ngành DL; hiện trạng khai thác TNDL và căn cứ vào mục tiêu chiến lược của ngành DL Thừa Thiên - Huế và ma trận phân tích SWOT, việc phát triển DLDVCĐ ở tỉnh Thừa Thiên – Huế cần chú ý vào một số định hướng sau:

- Khai thác phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và

của ngành DL

DL là ngành kinh tế tổng hợp, sự phát triển của ngành có mối liên hệ tới các ngành kinh tế khác, tới việc bảo vệ môi trường và phát triển VH - xã hội địa phương. Vì vậy, việc phát triển DLDVCĐ phải phù hợp, gắn liền với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và của ngành DL.

- Mở rộng địa bàn hoạt động DL, liên kết với các điểm DL khác

Hoạt động DL Phước Tích chỉ dừng lại ở tham quan, trải nghiệm một số SPDL trong làng. Qua nghiên cứu, xung quanh làng còn có nhiều điểm DL khác như các làng nghề truyền thống hoặc các điểm tham quan VH. Hơn nữa, làng cổ Phước Tích có khả năng tiếp cận bằng nhiều phương tiện giao thông khác nhau, vì cần mở rộng địa bàn DL cũng như liên kết với các điểm DL khác.

- Đa dạng hóa SPDL

SPDL của làng cổ Phước Tích còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào các di tích VH lịch sử và sản phẩm làng nghề phục vụ cho loại hình DL tham quan thuần túy. Với sự phong phú và đa dạng của nguồn TNDL, đội ngũ lao động, việc tạo ra các sản phẩm tham quan dựa vào CĐ kết hợp giúp làm đa dạng hóa SPDL, góp phần tăng sức thu hút đối với du khách đến làng cổ, kéo dài thời gian lưu trú và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.

- Gắn liền với việc nâng cao các giá trị VH truyền thống của dân tộc.

VH CĐ, làng xóm là những sản phẩm độc đáo, hình thành trong đời sống CĐ và được CĐ gìn giữ qua bao thế hệ, gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và mang đặc trưng riêng của mỗi vùng đất. Việc khai thác các tài nguyên này cho hoạt động DL nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách về những giá trị VH đặc sắc của địa phương; đồng thời góp phần nâng cao ý thức về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc đối với người dân bản địa.

- Gắn liền với công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên

Việc duy trì, giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo các bản sắc VH riêng của địa phương có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động DL. Như vậy, ở khía cạnh nào đó hoạt dộng DL phụ thuộc vào mức độ bảo tồn của các giá trị VH truyền thống. Vì vậy, phát triển DLDVCĐ phải gắn với công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên.

- Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

DL ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Phát triển DL bền vững để vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu ở tương lai, trở thành xu hướng tất yếu.

Sự tồn tại và phát triển của ngành DL phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên và yếu tố môi trường xung quanh. Phát triển DL phải dựa trên việc khai thác tài nguyên hợp lý và có kế hoạch lâu dài để nâng cao tối đa các lợi ích của DL cho kinh tế, VH, xã hội và môi trường nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên và môi trường mà DL phụ thuộc vào. Nếu việc khai thác tiềm năng không hợp lý, sẽ làm suy giảm chất lượng của tài nguyên, môi trường và ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của ngành DL.

- Gắn liền với CĐĐP

Các giá trị và nền VH bản địa của cộng động địa phương là nguồn TNDL nhân văn tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách. CĐ tại các địa phương không chỉ là người lưu giữ VH bản địa đặc sắc mà còn là người giới thiệu, quảng bá chính bản sắc VH của dân tộc mình. Đồng thời, việc thu hút sự tham gia của CĐ dân cư vào hoạt động DL, bảo vệ, chăm sóc các tài nguyên có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, việc định hướng phát triển DLDVCĐ phải gắn liền với CĐĐP.

3.3. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ Phƣớc Tích làng cổ Phƣớc Tích

3.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách và đầu tư phát triển

- Ưu tiên đầu tư trong việc trùng tu, tôn tạo các hệ thống di tích tại làng cổ Phước Tích. Việc trùng tu, cải tạo góp phần giữ gìn được VH truyền thống của làng cổ từ đó đa dạng hóa SPDL và phát triển DLDVCĐ bền vững.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích các nguồn vốn trong xã hội đầu tư phát triển hệ thống CSHT (điện, nước, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và xử lý nước thải…) để vừa đảm bảo nhu cầu của người dân, vừa phục vụ tốt cho hoạt động DL.

- Có chính sách khuyến khích cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển DL tại Phước Tích trong giai đoạn đầu. Đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động đào tạo, hướng dẫn người dân phát triển các SPDL mới.

- Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ DL hiện có đồng thời tích cực khai thác tiềm năng để tạo ra những chương trình, SPDL độc đáo, đặc thù, góp phần đa dạng hóa SPDL tại địa phương.

- Tăng nguồn ngân sách đầu tư cho xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá, nghiên cứu khoa học và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

3.3.2. Giải pháp về bảo tồn tài nguyên du lịch

3.3.2.1. Bảo tồn cảnh quan tổng thể

- Bảo tồn cấu trúc làng cổ: Giữ gìn nguyên trạng các liên kết giao thông giữa các thôn và cấu trúc đường làng, ngõ xóm. Việc xây dựng một số tuyến đường phục vụ công trình công cộng, cứu hoả, cấp cứu không làm thay đổi cấu trúc liên kết của làng cổ. Bên cạnh đó không phát triển mở rộng quy mô đất ở làm thay đổi cấu trúc cũ và bảo tồn hình thái địa hình sông, hồ, cảnh quan ngoài làng, nghĩa trang.

- Bảo tồn không gian và cảnh quan tổng thể: Cảnh quan tổng thể của làng cổ phải được bảo tồn các hình thái cơ bản của làng xã truyền thống: Nhà ở thấp tầng, mái

ngói. Để giữ gìn được hình thái này các ngôi nhà phải xây thấp tầng, ngoài những nhà cổ xếp hạng được bảo tồn nguyên gốc, các nhà khác khi xây dựng, cải tạo phải làm mái ngói, không xây dựng mái bằng và khuyến khích xây dựng theo kiểu cách truyền thống.

- Bảo tồn các hình thái làng tổng thể khi nhìn từ các tuyến đường chính vào làng: Tôn tạo, phục hồi luỹ tre ven sông là yếu tố cơ bản của cấu trúc làng cổ đã mất.

Khi đưa làng cổ Phước Tích vào hoạt động DL, một số công trình quan trọng cho công tác này chắc chắn sẽ được xây dựng chính vì vậy phải có những giải pháp kiến trúc phù hợp, đồng bộ và không làm phá hoại cảnh quan, không gian kiến trúc của làng, không nên can thiệp mạnh vào tổng thể chung nơi đây vốn đã hoàn chỉnh và ổn định về mặt VH truyền thống bằng những kiến trúc mới, nhất là xi-măng hóa, bê tông hóa.

3.3.2.2. Bảo tồn các công trình di tích

Phước Tích là một tập hợp gồm nhiều di tích lịch sử VH với sự có mặt đầy đủ của các loại hình di tích: di tích lịch sử (đình làng, chùa, nhà thờ họ, lăng mộ ngài khai canh...), di tích khảo cổ học (lò gốm, cồn Trèng), di tích danh thắng (bến nước, cảnh quan, đường làng ngõ xóm, cây thị hàng trăm tuổi...). Điều đó đòi hỏi các phương án, giải pháp trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di sản ở làng cổ Phước Tích phải hết sức thận trọng. Phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng từ nhiều góc độ để các dự án có phần thuyết phục, đảm bảo hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, phù hợp giữa lợi ích và trách nhiệm, nhằm tạo sự đồng thuận cao giữa các chủ sở hữu di tích với chính quyền địa phương.

- Các công trình đã được xếp hạng: Các công trình đã tu bổ, tôn tạo thì giữ

nguyên trạng. Các công trình chưa tu bổ tôn tạo thì đề xuất tu bổ tôn tạo công trình kiến trúc, sân vườn, nhà vệ sinh, cổng tường rào như một số công trình sau: Đình làng (Đình Trung); Chùa Phước Bửu; Miếu Quảng Tế; Miếu Cây Thị; Bến Lò; Bến Cây Cừa; một số nhà thờ họ: Nhà thờ họ Lê Ngọc, nhà thờ họ Lương Vĩnh, nhà thờ họ Trương Công,...; một số nhà rường truyền thống:

- Các công trình chưa được xếp hạng: Các công trình di tích chưa được xếp

hạng đưa vào bảo tồn gồm các công trình tôn giáo tín ngưỡng, các công trình công cộng truyền thống gắn liền với quá tình phát triển làng cổ như một số công trình sau: Nhà ông Hồ Văn Hưng, nhà ông Trương Công Huấn, nhà ông Hồ Văn Thuyên, nhà ông Lương Thanh Hoàng,…; một số bến nước: Bến Chùa, Bến Cầu, Bến Hội,…và một số nhà thờ họ: Nhà thờ họ Lê Trọng, nhà thờ họ Lương Thanh, nhà thờ họ Nguyễn Duy, nhà thờ họ Nguyễn Phước,…

- Các công trình chỉ còn lại dấu tích, kiến nghị phục hồi: Một số công trình đã

mất toàn bộ chỉ còn lại dấu ấn, qua lời kể của người dân. Tuy nhiên đó là các công trình có ý nghĩa góp phần hoàn chỉnh hình ảnh cấu trúc làng truyền thống cần được phục dựng lại và cũng là nguyện vọng của đa số người dân làng cổ. Bao gồm các công trình: Đình Đại, Miếu Vua và Miếu Con Cọp.

Khi tôn tạo, trùng tu cần xem xét để phù hợp theo quy chế quản lý, bảo tồn, tôn tạo và sử dụng di tích ở làng cổ Phước Tích, không được tự ý trùng tu các công trình kiến trúc, di tích, nhà ở mà chưa có sự cho phép của Uỷ ban nhân dân Huyện, BQL làng cổ Phước Tích. Việc trùng tu phải tuân thủ theo đúng quy chế đã đặt ra. Ngoài ra, cần triển khai công tác tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo quý để nắm được tình hình những công trình, di tích có dấu hiệu xuống cấp và đưa ra những giải pháp khắc phục, tôn tạo kịp thời, phù hợp với cảnh quan làng cổ.

3.3.2.3. Bảo tồn các giá trị sinh thái

- Hệ sinh thái hộ gia đình: Bảo tồn hệ sinh thái cây xanh trong khuôn viên nhà ở

với cây cổ thụ, cây ăn quả, cây cảnh, chè tàu,... Đồng thời cần trồng bổ sung thêm các loại cây xanh, cây ăn quả trong vườn để tạo cảnh quan cho không gian nhà ở nói riêng và cảnh quan làng xóm nói chung cũng như phục vụ một số hoạt động DL trải nghiệm. Đặc biệt cần có giải pháp phục dựng lại những hàng chè tàu cằn cõi xơ xác hoặc chết do thiếu sự chăm sóc và ảnh hưởng của bão lũ bởi đây chính là yếu tố để tạo nên không gian đặc trưng của làng cổ Phước Tích.

- Hệ sinh thái sông, hồ: Sông Ô Lâu và một số ao hồ trong làng cần được bảo tồn

để bảo vệ cảnh quan môi trường chung của làng và duy trì sự đa dạng sinh học tự nhiên, nhất là kiểm soát việc xả thải rác bừa bãi từ hoạt động DL dẫn đến ô nhiễm rác thải dọc bờ sông, ao hồ. Bên cạnh đó, hồ Sen trung tâm thả trồng thêm sen và nuôi cá kết hợp tạo cảnh quan chung.

3.3.2.4. Bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể và văn hoá đời sống khác

Giá trị của làng xã truyền thống chính là ở sự kết hợp khăng khít giữa các giá trị vật thể và phi vật thể. Nếu mất đi một khía cạnh, các khía cạnh kia sẽ giảm đi giá trị. Vì vậy, bảo tồn kiến trúc, cảnh quan cũng song song với việc bảo tồn các giá trị VH phi thể:

- Bảo tồn các hoạt động lễ hội, tôn trọng các hoạt động tín ngưỡng của người

dân. Các lễ hội như Lễ Kỳ Yên, Lễ hội hương xưa làng cổ, Lễ hội tảo mộ âm hồn,...

- Bảo tồn các truyền thuyết dân gian: Xuất bản sách, đưa vào nội dung thuyết

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 79 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)