7. Bố cục của Khóa luận
3.3.5. Giải pháp về nguồn nhân lực
Cư dân Phước Tích, đặc biệt là chủ nhân của những ngôi nhà cổ hầu như không có hoạt động kinh tế đem lại nguồn thu nhập đáng kể, đảm bảo cho đời sống no ấm và đủ sức để duy trì nhà cửa, cảnh quan xóm làng. Chính nhờ DL, dựa trên sự khai thác cái vốn sẵn có mà không đòi hỏi tiền tài nhiều sẽ là đường hướng khả thi nhất để người dân nâng cao mức sống, giữ gìn di sản trên chính quê hương mình. Vì vậy, phát triển DLDVCĐ tại làng cổ Phước Tích hướng đi rất khả thi trong những năm tới. Các giải pháp để thực hiện bao gồm:
- Tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của di tích làng cổ Phước Tích và ý nghĩa của công tác bảo tồn làng cổ đối với người dân. Cần huy động vai trò của mọi tổ chức xã hội hiện nay (thanh niên, thiếu nhi, các hội người cao tuổi…), vai trò của các dòng họ là rất quan trọng trong việc vận động chính sách.
- Người dân được biết tất cả các thông tin, được tham gia thảo luận về các dự án có liên quan. Các chính sách phải đảm bảo sự công bằng và có sự góp ý đồng thuận của người dân. Các điều lệ quản lý phải rõ ràng trách nhiệm, có các hình thức bắt buộc và khuyến khích rõ ràng.
- Xuất bản các tài liệu hoặc hướng dẫn trực tiếp người dân về công tác bảo tồn, tránh những sự hiểu biết sai lệch về công tác bảo tồn như việc làm mới di tích hoặc bảo tồn theo cảm tính.
- Khuyến khích việc tham gia hoạt động bảo tồn tự nguyện của người dân, nhất là việc giữ gìn cảnh quan chung, đường làng ngõ xóm sẽ có hiệu quả tốt đối với việc bảo tồn tổng thể, giảm thiểu kinh phí đầu tư xây dựng.
- Hỗ trợ và khuyến khích các hộ dân trong làng khôi phục và phát triển một số làng nghề truyền thống, nhất là làm gốm và các loại bánh.
- Vận động người dân tham gia vào các buổi hướng dẫn cách tổ chức đón tiếp, bố trí nơi nghỉ cho du khách có nhu cầu tham quan, khám phá phong tục, tập quán của người dân và các hoạt động lao động, sản xuất của người dân địa phương.
- Nghiên cứu phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các khóa đào tạo phát triển kỹ năng, nhất là đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên vẫn chưa được đào tạo bài bản, có chất lượng, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhân dân và chính quyền địa phương để hoạt động kinh doanh tại đây đồng bộ và toàn diện chứ không thể phát triển riêng lẻ chỉ phục vụ cho một cá nhân nào.
- Tổ chức lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực DL phù hợp với nhu cầu phát triển DL từng thời điểm trong năm và từng thời kỳ; từng bước tiến hành chuẩn hóa nhân lực DL để phù hợp với yêu cầu phục vụ KDL trong nước và quốc tế.
- Tăng cường liên kết, hợp tác về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực DL. Có sự hướng dẫn, đào tạo về công tác phục vụ DL. Các chương trình, hoạt động DL cần được phổ biến đến mọi người dân. Đây là công việc rất quan trọng vì người dân vốn chỉ quen với hoạt động nông nghiệp, chưa quen với hoạt động dịch vụ.
- Quyền được tham gia vào công tác quản lý, đầu tư làng cổ: Đây là quyền lợi rất quan trọng. Người dân cần có mặt thông qua các đại diện tại BQL, chính quyền xã để cùng làm công tác quản lý, giám sát đầu tư. Tránh để xảy ra tâm lý người dân là đối tượng bị khai thác làm DL.
- Nét đẹp về VH giao tiếp ứng xử trong hoạt động DLDVCĐ là nền tảng sự tồn tại bền vững. Vì vậy trong phát triển DL cần phải có kỹ năng giao tiếp và ứng xử thân thiện có VH trong các hoạt động DL, đặc biệt là DLDVCĐ với đặc trưng là KDL cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt tại nhà dân.
- Tăng cường thực hiện các chính sách và giải pháp thích hợp để phát triển DL và mô hình DLDVCĐ tại địa phương như: ưu đãi về thuế và miễn giảm các đóng góp cho CĐ tham gia vào các hoạt động DL trong thời gian ban đầu, mua sắm trang thiết bị phục vụ du khách, biểu diễn văn nghệ CĐ, chế biến món ăn và phục vụ KDL. Đồng thời, tạo điều kiện cho con em địa phương được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về DL
và trở về xây dựng quê hương thông qua các chính sách cụ thể, đồng thời cần xây dựng các vùng trồng rau, chăn nuôi sạch cung ứng cho địa phương và phục vụ KDL.
- Làm rõ những lợi ích của người dân được hưởng (phân chia lợi ích vé thăm quan, dịch vụ DL, kinh phí Nhà nước đầu tư trùng tu…) theo các mức độ % cụ thể, rõ ràng và công bằng:
+ Quyền được hỗ trợ về các thiệt hại, sự bất lợi do duy trì sống trong nhà cổ là môi trường không thật thuận lợi cho môi trường ở (thông qua chính sách đất giãn dân, hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà).
+ Quyền được tham gia hoạt động dịch vụ DL, phân chia lợi ích từ DL: Được tham gia vào các hoạt động dịch vụ DL trong các nhà cổ, bán hàng lưu niệm, hàng ăn uống, được hướng dẫn làm DL....
Để thu hút người dân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động DL thì phải cho họ thấy lợi ích và những đóng góp thiết thực từ DL đem đến cho CĐ không chỉ về mặt phát triển kinh tế mà còn về mặt VH, môi trường, an ninh, an toàn xã hội... sao cho mỗi người dân đều trở thành chủ thể và được hưởng lợi từ các hoạt động DL. Đó là điểm mấu chốt để thu hút CĐ tham gia vào các hoạt động DL, phát huy hiệu quả và phát triển DLDVCĐ bền vững.