Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 40 - 54)

CHƢƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

2.1. Tiềm năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ PhướcTích

2.2.1. Tài nguyên du lịch

2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Hệ thống sông ngòi, ao hồ

* Sông Ô Lâu

Có thể nói, cái đẹp của làng Phước Tích chính là địa thế: Mặt trước của làng hướng về phía nam, dòng Ô Lâu hiền hòa, nương theo đôi bờ, uốn lượn, chảy từ phía đông vòng ngang phía nam chảy sang phía tây. Ở chỗ vùng uốn lượn phía nam, Cồn Dương phình rộng ra và càng về cuối làng ở phía tây, nơi tiếp giáp với làng Mỹ Xuyên, địa hình của Phước Tích co hẹp lại. Nhìn từ đầu làng đến cuối làng trông như cái nan quạt xoè ra. Theo thuật phong thủy "khí là cha, nước là mẹ" khí là bản thể của nước, nước là cái khí hữu hình, nơi có nước chứng tỏ nơi ấy có khí. Dòng nước quanh co, uốn khúc chảy ngang qua rồi vòng trở lại bao bọc lấy làng, dòng chảy du dương êm đềm bồi lắng mặt bờ thì phúc lộc cho làng càng lớn.

Dòng Ô Lâu trong xanh ấy đã tưới mát cho những vườn quả, hoa viên, nhờ vậy cây trái trong vườn quanh năm tươi tốt với lũy tre làng, những hàng cây chè tàu bao quanh nhà cửa, những cây đa, cây thị hàng trăm tuổi. Có thể nói, sông Ô Lâu thật gần gũi, gắn bó với dân làng từ những niềm vui với người còn sống tại Cồn Dương đến nỗi buồn khi phải tiễn đưa người mất về với nghĩa trang Hà Cát.

Và đặc biệt hơn, nhờ có dòng sông ấy mà nơi đây từ lâu đã được biết đến với sự phát triển của nghề gốm. Xưởng gốm nằm gần bến nước, đất sét và nhiên liệu làm gốm được lấy từ phù sa sông, các sản phẩm gốm sau khi hoàn tất cũng được chuyển đi theo đường sông. Ngoài ra, với vị trí nằm trên một gò đất cao, thoáng mát, ba mặt của làng đều tiếp giáp với sông nước, dòng sông còn là nơi đánh bắt cá, cung cấp thực phẩm cho người dân, đồng thời cũng rất thuận lợi cho việc đưa thuyền lên rừng, xuống biển để khai thác đất, củi đốt lò, lưu thông buôn bán,…

* Bến nước

Là một làng có ba phía tiếp giáp với sông nên Phước Tích có một hệ thống bến nước phong phú, phân bố đều khắp từ đầu làng đến cuối làng. Do đặc điểm này nên ở Phước Tích hầu như không có giếng nước. Phước Tích có đầy đủ 12 bến nước với tên

gọi gắn với từng địa danh, từng hình ảnh dễ nhận ra: Bến Hội (thuộc xóm Hội - Xuân Viên), bến Lò (gắn với địa điểm lò gốm cổ truyền), bến Cây Cừa (ngày xưa có cây cừa cổ thụ được trồng cạnh bến), bến Cây Bàng (nơi có cây bàng cổ thụ), bến Đình (trước mặt đình làng), bến Cạn (chỗ lòng sông cạn hơn nơi khác), bến Vạn (nằm đối diện với vạn đò Mỹ Chánh), bến Cây Thị (lối ra bến từ miếu Cây Thị), bến Miếu Vua (khu vực có Miếu Vua), bến Cầu (bến nằm cạnh cầu Phước Tích), bến Lau (nơi có lau lách mọc nhiều), bến Chùa (nằm cạnh chùa Phước Bửu). [5, tr.8].

* Hồ Hà Trì (hồ Sen)

Đây là một trong số những di sản của làng, hồ nằm về phía bắc đông của làng, phía trên là phần đất xóm Thượng Hòa, phần dưới là phần đất xóm Hạ Hòa mang đậm nét triết lý phong thủy, có hình dạng trông như một chiếc túi lớn. Miệng túi là con hói lấy nước từ sông Ô Lâu vào hồ (con hói này làm ranh giới giữa hai làng Mỹ Xuyên và Phước Tích) như cánh cửa mở rộng để lấy phúc đức, tiền của vào cất giữ, nuôi dưỡng dân làng. Càng vào sâu trong làng hồ càng phình to ra, tạo thành một hồ nước hình tròn có diện tích khoảng 2ha. Hàng năm đến mùa mưa lũ, nước sông Ô Lâu dâng cao đưa nước từ thượng nguồn chảy vào cung cấp cho hà, các loại cá cũng như theo đường này vào sinh sống.

Dưới thời triều Nguyễn, hồ Hà Trì được giao cho chùa Phước Bửu quản lý, quỹ có được từ hồ chi vào việc hương khói. Để có nguồn thu, chùa chia hồ ra làm 2 khu vực, khu vực trên thế đất cao dùng trồng lúa 1 vụ, khu vực phía dưới thấp trũng, dùng trồng sen, nuôi cá, nên hồ có tên gọi “Tam Bảo Hà Điền” nhờ nguồn thu nhập này.

Mùa hè gần đến ngày Phật Đản, sen hồng, sen trắng nở đầy khoe sắc đưa hương, Phật tử cắt hoa dâng lên cúng Phật. Đặc biệt nơi đây còn là nơi hội tụ lý tưởng của nhiều loại chim như: cò, vạc, le le, vịt nước... đến săn mồi, làm tổ ngày một nhiều.

* Cồn Trèng

Tiếp giáp hồ Hà Trì về phía đông là cồn Trèng. Đây là nơi người ta đổ những mẻ trèng - phế phẩm của gốm lại thành đống, dần dần cao lên như một cái cồn nên gọi là cồn Trèng. Lâu ngày, đất bồi lẫn lộn với mẻ trèng, cây cối mọc lên um tùm tạo thành bức bình phong che chắn mọi tà khí cho làng. Có thể nhìn nhận, Cồn Trèng là nơi minh chứng cho sự ra đời và phát triển của nghề gốm. Bởi nhờ nghề gốm mà dân làng có được cuộc sống ấm no, sung túc, có của ăn, của để.

Từ xa nhìn vào hồ Hà Trì và cồn Trèng trông như cái nghiên mực và con dấu - biểu thị của sự xác lập chủ quyền vùng đất này của dân làng, sự sung túc, đầy đủ của làng. Có người thì cho rằng, Phước Tích có hồ Hà Trì là cái nghiên mực nên người làng Phước Tích thường theo nghiệp bút nghiên và có tiếng là làng hiếu học, nhiều

người đỗ đạt, ở thời kỳ nào của lịch sử cũng có người đỗ đạt cao, làm những chức quan to cả văn lẫn võ, có công với triều đình, nhà nước và xã hội.

Hệ thống cảnh quan cây cối

Các loại cây trồng ở Phước Tích đã góp phần tạo nên cho cảnh quan của làng thêm hữu tình, kiến trúc hòa quyện với thiên nhiên. Từ ngoài rìa làng là những rặng tre xanh không chỉ tỏa bóng mát, làm hàng rào tự nhiên của làng mà còn là những bức bình phong che chắn gió độc, nước dữ. Xung quanh làng là những con đường với những hàng chè tàu xanh tươi được người dân chăm sóc kỹ lưỡng. Những hàng chè tàu ấy nằm trải dài nối liền nhau quanh co khắp làng tạo nên một không gian xanh đẹp đẽ cho làng và thể hiện rõ đặc trưng của mô hình không gian nhà vườn ở vùng Bắc Trung Bộ. Hai bên đường làng, ngõ xóm đều trồng các loại cây cổ thụ, cây lưu niên, cây bóng mát như mít, bàng, thị, chuối... Đặc biệt, tại các miếu, bến sông có những cây cổ thụ như thị, bàng, bồ đề với tuổi thọ hàng trăm năm đã góp phần tạo nên nét cổ kính cho làng cổ Phước Tích.

Như vậy có thể thấy, với những điều kiện tự nhiên thuận lợi thì đây chính là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng hấp dẫn tạo nên điểm DL sinh thái làng quê sông nước với những trải nghiệm thú vị, tô điểm thêm cho một vùng quê yên bình, gần gũi và tạo được sắc thái riêng cho làng cổ, góp phần đa dạng hóa SPDL trong hành trình khám phá Phước Tích của du khách.

2.2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa

Tháng 03 năm 2009 Làng cổ Phước Tích được Bộ Văn hoá & Thể thao và Du lịch công nhận xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích tại QĐ số 832/QĐ-BVHTTDL ngày 03/3/2009, và được khoanh thành 02 khu vực bảo vệ, trong đó:

Khu vực I: gồm 45 công trình di tích với tổng diện tích 54.778,05 m2.

Khu vưc II: nghĩa địa Hà Cát, Hồ Sen, các công trình xây dựng dân dụng của

người dân, khu vực đất nghiệp nghiệp và một phần sông Ô Lâu chảy qua Làng cổ Phước Tích với tổng diện tích 390.897,95m2.

Các di tích tôn giáo tín ngưỡng: Gồm 13 di tích:

+ Miếu thờ và di vật đá đôi tại xóm Cây Bàng; + Miếu Quảng Tế và di vật Yoni tại xóm Lò; + Miếu Liễu Hạnh nằm tại xóm Cầu;

+ Miếu Cây Thị nằm tại xóm Cây Thị; + Đình làng Trung nằm tại xóm Đình;

+ Miếu Đôi mới, xóm Hội;

+ Miếu Cô hồn nằm trong khuôn viên chùa Phước Bửu; + Miếu Ngũ Hành, cạnh nhà thờ họ Đoàn;

+ Miếu Vua (đã không còn);

+ Miếu Ông Cọp, cạnh Cồn Trèng (đã không còn); + Chùa Phước Bửu, xóm Cầu;

+ Văn Thánh miếu, xóm Cầu.

Các di tích tôn giáo tín ngưỡng được đánh giá là nguồn tài nguyên VH có giá trị và tạo được bản sắc riêng cho DL tại làng cổ Phước Tích. Có thể kể đến một số di tích tôn giáo tín ngưỡng tiêu biểu tại làng như:

* Đình làng

Theo các nguồn tư liệu lịch sử, Đình Phước Tích trước đây được xây dựng 2 nơi: Đình Đại được xây dựng tại xóm Hạ Hòa (gần Miếu Đôi xưa) chuyên để thờ tự, tế lễ các ngài khai khẩn và Đình Trung được xây dựng tại xóm Trung Hòa (xóm Đình) thờ các bậc tiền nhân có công lớn với làng, và là nơi hội họp, sinh hoạt định kỳ. Đình Trung có quy mô nhỏ hơn đình Đại nhưng cả hai đều có chung dáng dấp, kiến trúc theo phong cách Á đông thời cổ. Năm 1878, một cơn hỏa hoạn lớn đã thiêu cháy cả hai ngôi đình, dân làng Phước Tích đã xây dựng lại đình Trung, đặt làm đình chính của làng và chuyển đồ thờ tự ở đình Đại sang đình Trung. Năm 1947, giặc Pháp đốt cháy đình làng [5, tr.10]. Vào các năm 1962, 1999, đình được tái thiết lại trên nền móng của ngôi đình cũ, nhưng quy mô nhỏ hơn nằm ở vị trí trung tâm của làng, mặt quay về hướng tây nam, trước mặt là dòng sông Ô Lâu.

Hiện nay, Đình Phước Tích bao gồm các công trình chính: tường thành, trụ biểu, bình phong và đại đình. Trước cửa Tam Quan, tiền đường và trong nội điện có các câu đối bằng chữ Hán khắc trong lòng trụ với nội dung nói về truyền thống uống nước nhớ nguồn, ca ngợi phong cảnh Phước Tích. Bên cạnh đó, phía trước hai bên tả hữu tại Đình làng Phước Tích còn có ba tấm bia đá cổ. Tấm thứ nhất dựng bên tả, ghi ơn cụ Bà Hồ Thị Quỳnh Dao (vợ của thí sinh Lê Trọng Bình), tấm thứ hai dựng phía bên hữu, ghi ơn cụ Bà Lương Thị Dao (vợ của thí sinh Hồ Thọ) và tấm thứ ba dựng phía bên tả, nằm ngoài tấm thứ nhất ghi ơn cụ Bà Lương Thị Toại (vợ của thí sinh Nguyễn Văn Tuyển). Nội dung của ba bài văn bia này phản ánh tinh thần tương thân, tương ái của dân làng; họ sẵn lòng “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ lẫn nhau lúc khốn cùng; ngược lại, cũng bày tỏ thái độ “uống nước nhớ nguồn”, không bao giờ quên ơn những người đã cưu mang mình: “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, mà trân

Có thể nói, Đình làng là trung tâm sinh hoạt VH của dân làng, là điểm nối quá khứ và hiện tại, nơi gửi gắm những mong ước “mưa thuận gió hòa”, “quốc thái dân

an... cuộc sống ấm no hạnh phúc của mỗi người dân, cũng như toàn thể dân làng. Tuy

trải qua những thăng trầm, bị tàn phá nặng nề bởi thiên tai, chiến tranh nhưng Đình làng Phước Tích vẫn hiện diện trên mãnh đất ấy, vẫn mang trong mình những giá trị VH cao quý và là nơi để gắn kết sức mạnh, thể hiện sự đoàn kết của nhân dân Phước Tích qua bao thế hệ.

* Hệ thống các di tích Miếu thờ

Các ngôi miếu ở làng đều có quy mô nhỏ, xây bằng gạch, đa số là dấu vết của người Chăm để lại, một số miếu phía trước có bình phong và cũng có một số miếu chỉ đứng độc lập. Có miếu được xây bên ngoài, cạnh gốc cây, bến nước,… nhưng cũng có những ngôi miếu được xây trên chính khuôn viên trong nhà dân, tuy nhiên những miếu này đa số đều có mặt chính quay theo hướng khác với hướng của ngôi nhà. Điều này có thể hiểu rằng miếu được xây dựng trước khi có khuôn viên như hiện nay. Có thể kể đến một số Miếu thờ tiêu biểu như:

- Miếu Đôi: Miếu được xây dựng tại xóm Hạ Hòa thờ ngài Khai Canh và ngài

Bổn Nghệ với đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ người trồng cây”. Miếu

được xây bằng gạch vồ theo kiểu kiến trúc cổ, cửa vòm, ở trên kết cấu cổ lầu, trang trí các loại hoa văn đơn giản, phía trước cửa miếu còn lại dấu tích của một số câu đối xưa bằng chữ hán, được ghép sành sứ, nội dung ca ngợi công đức của ngài khai canh và ngài bổn nghệ, những người có công khai phá lập làng và truyền nghề gốm ở Phước Tích. Thông qua các mảng trang trí, vật liệu xây dựng có thể khẳng định đây là hai ngôi miếu cổ của người Chăm, đã được Việt hóa trong quá trình chung sống và hội nhập, giao lưu VH của hai dân tộc Chăm - Việt trên vùng đất Thuận Hóa vào thế kỷ thứ XV, XVI.

- Miếu Cây Thị: Miếu nằm ở xóm Trung Hòa (xóm Giữa) dưới tán của một cây

thị cổ, nên nhân dân trong làng gọi là miếu Cây Thị. Ngôi miếu nhỏ được xây dựng bằng gạch vò xưa, thờ Thánh mẫu Ponagar của người Chăm, có tường bao quanh, phía trước có bình phong trang trí hình chim phượng gắn mẻ sành, hai bên có cửa vòm cũng xây bằng gạch vồ cuốn tròn dùng làm lối ra vào. Các nhà khoa học nhận định, miếu Cây Thị thờ mẫu Ponagar đã được Việt hóa trong quá trình chung sống và kế thừa dòng tín ngưỡng Chăm. Nơi đây vẫn còn lưu lại biểu tượng Yoni, dấu tích tín ngưỡng của người Chăm từng sinh sống. Cây thị cổ bên miếu đã được tôn vinh là Cây di sản Việt Nam. Điều đặc biệt của cây thị là trong thời kỳ kháng chiến, lòng rỗng của cây đã từng là căn cứ bí mật của những chiến sỹ cách mạng. Các chiến sĩ dùng gỗ để đóng bậc tam cấp trong lòng cây, từ gốc đến ngọn chứa được cả một tiểu đội 12 người.

Nhờ cây thị mà suốt những năm tháng chiến tranh, quân dân Phước Tích mới thoát khỏi họng súng của quân thù.

- Miếu Quảng Tế: Miếu nằm trong khuôn viên một nhà thờ chồi của họ Lê

Trọng tại xóm Lò. Đây là Miếu thờ Dương Phu Nhân hay còn gọi là Miếu Bà Giàng, là biểu tượng thờ Mẫu trong tín ngưỡng của người Chăm. Miếu Quảng Tế được xây dựng theo phong cách thời Nguyễn. Phía trước miếu thiết trí một bộ Linga-Yoni độc đáo: Yoni 3 tầng. Đây là hình thức tín ngưỡng thờ: “Sinh thực khí của người Chăm”. Do không còn Linga (tượng hình sinh thực khí người nam) nên người dân đã lấy 3 hòn đá ở dưới sông Ô Lâu, đặt trên Yoni để thế Linga. Từ ngôi miếu cổ Quảng Tế và câu chuyện về Linga Phước Tích, cho thấy các vị tiền bối khai canh đã sống hòa hợp với người dân bản địa và dung hòa tín ngưỡng phồn thực Việt – Chăm của các thế hệ đời sau.

- Miếu Cô Hồn: Ngoài công việc chăm lo phần mộ cho những người đã qua đời,

không rõ họ hàng, không người nối tự, không ai chăm nom tại nghĩa trang Hà Cát, làng còn chăm lo hương khói, tổ chức làm giỗ cho các vong hồn khi còn sống không nơi nương tựa, ăn chợ ngủ đường, lúc chết chẳng người khói hương. Vì vậy, làng lập miếu để thờ. Hiện nay, miếu nằm trong khuôn viên chùa Phước Bửu, hy vọng nhờ lời kinh tiếng mõ vong hồn những người xấu số bớt cảnh cô đơn mà siêu sanh lạc quốc.

- Miếu Văn Thánh: Đây là nơi thờ Khổng Tử và các hiền nhân của làng Người

Phước Tích luôn quan tâm đến việc học hành, đặc biệt dưới thời Nguyễn. Việc xây dựng Đền Văn Thánh thờ Khổng Tử và Thánh hiền nho giáo thể hiện lòng tôn kính cũng như khẳng địnhtruyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Nếu đỗ đạt bổ dụng đi làm quan, thì được làng tổ chức nghinh đón, có cờ lọng, trống nhạc, kiệu hoa rước về làm lễ vinh qui bái tổ tại Văn Thánh, đình làng nhà thờ họ tộc, trước khi đáo nhậm triều đình. Hàng năm vào dịp Tết cổ truyền làng có tổ chức lễ phát thưởng cho những học sinh, sinh viên có thành tích học tập tốt “vượt khó học giỏi”, thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng….Ngày 20 tháng 11 hằng năm, các thầy, cô giáo trong làng của nhiều

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 40 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)