Một số mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 30)

7. Bố cục của Khóa luận

1.1.7. Một số mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

1.1.7.1. Mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trên thế giới

DLDVCĐ không phải là khái niệm xa lạ trên thế giới và nhiều nước đã đạt được một số thành tựu như Indonesia, Thái Lan, Philippine, Sri Lanka, Nepal... Người dân được tiếp xúc trực tiếp với khách, tham gia các hoạt động DL như bán hàng, giới thiệu những điều đặc sắc tại địa phương... Kết quả của những hoạt động này góp phần đáng kể vào việc phát triển cuộc sống cho người dân nơi đây. Sau đây là bài học kinh nghiệm về DLDVCĐ ở một số nước các nước.

Du lịch dựa vào cộng đồng ở thành phố Hua Hin – Thái Lan

Hua Hin là một làng chài nhỏ nằm cách thủ đô Bangkok khoảng 250 km, thành phố có khoảng 50 ngàn dân, một thành phố nghỉ dưỡng, thời tiết ấm quanh năm, có địa hình đa dạng và cũng là nơi có những bãi biển tuyệt đẹp. Hua Hin từng là nơi ở của Hoàng gia Thái Lan, một thị trấn sung túc, với nhiều công viên cây xanh và các di tích lịch sử.

Người dân ở Hua Hin tham gia vào các hoạt động DL khá lớn, bằng nhiều hình thức và góp phần cho DL ở đây trở thành một điểm DL hết sức độc đáo. Người dân nơi đây được chính phủ hỗ trợ để phát triển DLDVCĐ thông qua chính sách hỗ trợ 4P (Products, Price, Place and Promotion), là sự kết hợp của sản phẩm, giá cả, nơi bán và hỗ trợ. Để đáp ứng tối đa các nhu cầu của người khách lưu trú tại đây, các nguồn rau củ quả tươi, hải sản, thịt bò được nhập từ Nhật Bản, Australia và Mỹ tại các của hàng, siêu thị của Hua Hin bán đầy ắp như ở Bangkok. Các dịch vụ giáo dục, các trung tâm dạy tiếng Thái, hay dạy các lớp ẩm thực địa phương, trang trí hoa quả, mát xa, Yoga, võ thuật đều được hỗ trợ tối đa để du khách có thể tiếp cận trong quá trình lưu trú tại đây. Các tạp chí lớn bằng tiếng Anh được được bán tại đây hoặc các báo địa phương đều được chuyển ngữ tiếng Anh, tiếng Nga để phát cho du khách.

Thông qua tuyến đường sắt tại thành phố Hua Hin, việc khai thác tối đa nhà ga mang vẻ đẹp của hoàng cung, được tô điểm nổi bật. Ở mỗi địa phương đều có điểm DL trung tâm, bao gồm trung tâm thông tin DL để thuận tiện hướng dẫn và phục vụ du khách. Ở đó khu phố DL được trang trí độc đáo và mang phong cách truyền thống địa phương. Tại Hua Hin, người ta dùng mô hình và màu sắc của ga xe lửa để trang trí cho đường phố, từ bảng tên đường, lan can công sở cho đến con lươn giao thông ngoài phố. Hết thảy các yếu tố này hợp thành một hệ thống giá trị nhận diện thương hiệu và lưu giữ ký ức trong mỗi du khách.

Hua Hin được chọn để nâng cấp thành các bãi biển cao cấp để thu hút KDL nước ngoài, đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố nghỉ dưỡng, tập trung vào giải trí và cuộc sống về đêm gần gũi với CĐ. Các vấn đề như chỗ đậu xe, vấn đề rác thải được giải quyết quyết liệt, thủ tục hành chính nhanh gọn, thúc đẩy DL của Hua Hin phát triển nhanh, bền vững trong những năm qua. Các điểm tham quan mới được xây dựng trong thành phố và vùng lân cận như các vườn nho, sân bóng, chợ đêm hay tham gia các công việc tại các trang trại, chính là các điểm DL tạo nên sức hấp dẫn cho các khu nghỉ mát và hướng đến việc chi tiêu hàng ngày, nâng thời gian lưu trú của du khách.

Hua Hin phát triển DL theo một hệ thống toàn diện từ chính phủ, đến chính quyền địa phương, các đơn vị làm DL, người dân cùng tham gia đáp ứng các nhu cầu của du khách, tạo nên sự phát triển DL bền vững thành phố Hua Hin.

Du lịch dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Gunung Halimun ở Indonesia

Vườn quốc gia Gunung Halimun được thành lập năm 1992 trên một dãi đất rừng rộng thấp ở phía Tây Java với diện tích 40.000 ha, có 237 loài động vật trong đó có nhiều loại động vật quý hiếm đang bị đe dọa như vượn Java, khỉ lá Ebony, thằn lằn gai và một số loài báo, sư tử... Hệ thực vật có khoảng 500 loài cây có hoa. Chim có tới 204 loài có loài nổi tiếng đại bàng Java biểu tượng của Indonesia.

Khu vườn quốc gia có bộ lạc Kasepuhan bản xứ sinh sống nhiều đời với nền nông nghiệp lúa nước và làm nương rẫy, sản phẩm chính trong cây công nghiệp là đường lấy từ lá cọ, các hàng thủ công mỹ nghệ túi làm từ mây, cây song. Đa số người Kasepuhan là người nông dân thuần chất, nhưng ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên lại rất cao, từ xưa người dân luôn xem rừng là tài sản được tổ tiên để lại nên phải bảo vệ để hỗ trợ cho cuộc sống bộ lạc chứ không phải để khai thác. Người Kasepuhan có một nền VH, nghệ thuật truyền thống độc đáo như múa, âm nhạc, võ thuật đã thu hút được một lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Từ khi có chủ trương phát triển DLDVCĐ dựa vào người dân bản địa, trong năm 1998 - 2003 thì lượng KDL nội địa hàng năm chiếm 88,8% lượng khách đến tham quan, khách nước ngoài xấp xỉ 11%/ năm, tập trung là khách Anh 3,8%, Mỹ 0,8%.

Thời vụ DL chính là tháng 7, 8; đó là kỳ nghỉ hè của sinh viên, học sinh. Khách tham quan nghỉ dưỡng chiếm 46,9%, tham quan giáo dục tìm hiểu thiên nhiên và VH bản địa chiếm 37,6%, cho nghiên cứu là 8,7%, DL leo núi là 6,8%.

Về thu nhập, trong những năm trước đây, vùng này được gọi là vùng sâu vùng xa, việc trao đổi thương mại hạn chế do điều kiện phương tiện giao thông không thuận lợi, nên cuộc sống tại đây mang tính tự cung tự cấp đáp ứng cuộc sống đơn giản thường nhật hàng ngày. Từ khi phát triển DL, thu nhập của người dân bản địa tăng lên đáng kể, doanh thu DL đã đóng góp vào thu nhập của mỗi hộ gia đình chiếm 11%.

Chia sẻ lợi ích cho các bên tham gia là vấn đề quan tâm hàng đầu phát triển DL ở đây. Do điều kiện khách quan nên ở đây không có các cơ sở lưu trú đảm bảo vệ sinh an toàn cho KDL nên các bên tham gia phát triển DL đã phối hợp xây dựng các nhà nghỉ CĐ do người dân bản địa quản lý và kinh doanh, mỗi làng có sự hỗ trợ về kinh nghiệm của nhân viên dự án, mỗi nhà nghỉ đều có một tài khoản tại ngân hàng, mọi tích lũy chi tiêu của mỗi nhà được thảo luận giữa các bên có liên quan do chủ nhà đứng ra tổ chức.

Vai trò CĐ người Kasepuhan là người tham gia trực tiếp tổ chức các dịch vụ DL cung cấp cho khách đến tham quan, đồng thời tham gia công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn giá trị VH, phong tục tập quán.

1.1.7.2. Kinh nghiệm phát triển Du lịch dựa vào cộng đồng tại Việt Nam

Vào cuối thế kỷ 20 loại hình phát triển DLDVCĐ đối với nước ta mới được bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm tại một số khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên cần được bảo tồn nên còn mới so với các nước trên thế giới. Về lý luận, trong nước chưa có công trình nghiên cứu riêng đầy đủ và chuyên sâu về phát triển DLDVCĐ để áp dụng cho các khu vực đang thu hút nhiều KDL đến tham quan nên kinh nghiệm của một số địa phương mang tính chất thí nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Sau đây là một số điểm DL có sự tham gia của CĐ dân cư.

Du lịch dựa vào cộng đồng ở Quảng Nam

Quảng Nam vốn đã được biết đến với các SPDL VH: Di sản VH thế giới Hội An và Mỹ Sơn, các di sản vật thể và phi vật thể đa dạng khác. Bên cạnh đó, DL biển, đảo cũng được xem là thế mạnh của Quảng Nam với trên 125km bờ biển với nhiều resort biển cao cấp, đặc biệt là khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Vài năm trở lại đây, Quảng Nam tập trung phát triển loại hình DLDVCĐ ở khu vực nông thôn, miền núi với mục tiêu phát triển DL có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Quảng Nam đã hình thành các điểm DL mới ở khu vực nông thôn phụ cận Hội An và miền núi phía Tây gắn với loại hình DLDVCĐ, các làng nghề truyền thống. Cũng theo xu hướng đó, loại hình lưu trú nhà dân (homestay) phát triển mạnh tại Hội

An. Không gian DL Quảng Nam đang dần được mở rộng tới Điện Bàn (làng Triêm Tây, không gian nhà Việt Nam Vinahouse Space), Duy Xuyên (làng Trà Nhiêu, làng Mỹ Sơn), Đông Giang (làng Bhơ Hôông, làng Đhơ Rôông), Nam Giang (làng Zara). Với sự hoàn thành công trình Cầu Cửa Đại và Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng, khu vực phía Nam đang đứng trước triển vọng phát triển các SPDL tìm hiểu lịch sử cách mạng, DL biển gắn với loại hình DLDVCĐ.

Đến với các làng DLDVCĐ tại Quảng Nam, du khách có cơ hội trải nghiệm VH bản địa của từng CĐ. Chẳng hạn, nếu đến Triêm Tây hoặc Trà Nhiêu, du khách được tham gia các hoạt động như chèo thuyền, đánh cá trên sông, thả diều, dệt chiếu, nghe hát bài chòi…; qua đó hiểu biết hơn về đời sống sinh hoạt của cư dân vùng nông thôn xứ Quảng bên dòng sông mẹ Thu Bồn. Xa hơn một chút về phía Tây, du khách có thể lựa chọn các làng DLDVCĐ Cơ tu như Zara, Bhơ Hôông, Đhơ Rôông để có một trải nghiệm rất khác về Quảng Nam. Giữa ngút ngàn núi rừng hùng vỹ, du khách được tiếp xúc với những người Cơ tu hồn hậu trong ngôi nhà Gươl, cảm nhận hương vị núi rừng qua từng món ăn, cốc nước, thưởng thức điệu múa cồng chiêng, nghề dệt thổ cẩm truyền thống, hay thư giãn dạo bộ trong rừng…Sắp tới đây, sẽ còn nhiều làng DLDVCĐ như thế được phát triển để du khách có điều kiện khám phá tường tận hơn vẻ đẹp của vùng đất Quảng Nam. Riêng đối với đô thị cổ Hội An, loại hình lưu trú nhà dân (homestay) cũng mang đến phương thức DL thú vị, giúp KDL vừa tiết kiệm chi phí, vừa hiểu biết rõ hơn về vùng đất cảng thị một thời và những cư dân phố Hội.

Loại hình DLDVCĐ rất phù hợp với TNDL VH và tự nhiên của Quảng Nam - nơi còn có rất nhiều làng quê, làng nghề truyền thống. Hơn thế nữa, DLDVCĐ thúc đẩy sự giao lưu VH, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dân địa phương và du khách. Không chỉ mang lại lợi ích dễ nhận thấy về mặt kinh tế, loại hình DLDVCĐ còn mở ra cơ hội để người dân Quảng Nam tự nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức, kỹ năng trong hội nhập. Thông qua phát triển DLDVCĐ, bản sắc VH địa phương sẽ được bảo tồn và trân trọng, môi trường tự nhiên cũng được cải thiện, một số vấn đề xã hội như thiếu việc làm ở nông thôn, bất bình đẳng giới cũng được dần dần giải quyết. Do đó, ngành DL Quảng Nam sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thiện các điểm đến hiện có, xây dựng các làng DLDVCĐ mới, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn về DLDVCĐ ASEAN và xây dựng thương hiệu cho loại hình DL này.

Du lịch dựa vào cộng đồng ở Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long, nơi đã 2 lần được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, với nhiều tiềm năng thế mạnh về cảnh quan, giá trị địa chất địa mạo, giá trị đa dạng sinh học, giá trị văn hoá lịch sử... chính là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình DLDVCĐ.

Ngoài những giá trị ngoại hạng, mang tính toàn cầu, vùng di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long còn là một trong những cái nôi cư trú của người Việt cổ. Theo các nhà khoa học, đây là một nền văn hoá có những đặc trưng riêng, phân bố tập trung tại một khu vực độc lập nhưng không hề biệt lập, nó gắn liền với những nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn nổi tiếng của dân tộc. Cho đến nay, các nhà khảo cổ đã xác định, lịch sử văn hoá Hạ Long với 3 nền văn hoá khảo cổ kế tiếp nhau, từ hậu kì đá cũ, sơ kỳ đá mới đến hậu kỳ đá mới cách ngày nay từ 18.000 năm đến 3.500 năm, đó là văn hoá Soi Nhụ, văn hoá Cái Bèo và văn hoá Hạ Long. Ngày nay, những giá trị của nền văn hoá ấy tiếp tục được duy trì và phát triển cùng với sự tồn tại của CĐ ngư dân sống trên vịnh tại các làng chài như: Ba Hang, Hoa Cương, Bồ Nâu, Cửa Vạn, Vông Viêng... Hầu hết CĐ ngư dân Hạ Long vẫn sống bằng nghề chài lưới và còn giữ được nhiều phong tục mang đặc trưng của cư dân vùng biển. Vì thế, việc phát triển mô hình DLDVCĐ tại đây không chỉ là đã giới thiệu đến du khách mà còn là biện pháp để người dân ý thức được sự cần thiết của việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống. Từ chiếc thuyền mang dáng dấp cổ xưa đến các phương tiện và cách đánh bắt các loại hải sản, cách chữa bệnh từ cây cỏ trên núi; từ phong tục cưới hỏi đến việc sinh nở, chăm sóc và nuôi dạy trẻ em trên biển; từ việc sinh hoạt, ăn ở, nấu nướng của nhiều thế hệ trên cùng một con thuyền lênh đênh đến việc dựng những ngôi nhà nổi có phần hiện đại...

Tham gia DLDVCĐ tại vùng vịnh Hạ Long, du khách không chỉ được xem, thưởng thức mà còn được hoà mình vào các giá trị văn hoá bản địa. Du khách sẽ được trải nghiệm cùng ngư dân trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất hàng ngày; được nghe các câu hò sau những ngày ra khơi đánh bắt hải sản, những lời hát giao duyên vào những đêm trăng; được thưởng thức các món ăn đặc sản biển và được nghe giới thiệu các giá trị nhân văn truyền thống, tự nhiên của di sản Vịnh Hạ Long từ chính những ngư dân vạn chài Hạ Long thể hiện.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có chủ trương cho phép BQL Vịnh Hạ Long nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển DLDVCĐ tại làng chài Cửa Vạn - làng chài lớn nhất trên Vịnh Hạ Long. Mục đích của dự án là nhằm khôi phục, gìn giữ những giá trị văn hoá nhân văn truyền thống; giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể đặc trưng tiêu biểu của CĐ ngư dân bản địa trong khu vực di sản đối với khách tham quan DL, góp phần bảo tồn, khai thác bền vững các giá trị di sản Vịnh Hạ Long; tạo SPDL mới hấp dẫn; hỗ trợ thêm sinh kế ổn định cho ngư dân địa phương.

Để mô hình DLDVCĐ ở vùng Vịnh Hạ Long có thể phát triển, trên tinh thần tham gia tự nguyện của CĐ ngư dân vạn chài, BQL Vịnh Hạ Long đã phối hợp với các

ban, ngành liên quan tổ chức giúp đỡ bà con được tìm hiểu, tiếp cận về “DLDVCĐ” và tham quan thực tế tại một số điểm DLDVCĐ như: Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (Nam Định), Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình). Mặc dù đã tiếp cận với việc phát triển DL trên Vịnh Hạ Long, nhưng với mô hình DLDVCĐ, hầu hết bà con ngư dân trên Vịnh nói chung cũng như làng chài Cửa Vạn nói riêng đều cảm thấy rất phấn khởi khi được biết loại hình DL này sẽ phát triển ở Vịnh Hạ Long trong một tương lai không xa.

1.2. Tổng quan về làng cổ Phƣớc Tích

1.2.1. Lịch sử làng Phước Tích

Vùng đất Phước Tích xưa vốn thuộc Vương quốc Chămpa. Đến năm 1306, đất hai châu Ô Rí được chuyển giao cho Đại Việt một cách hòa bình sau đám cưới của Huyền Trân công chúa và vua Chế Mân. Năm 1470, vua Lê Thánh Tông thân chinh đem quân chinh phạt Chăm Pa thắng lợi, những đợt di dân mới lại tiếp tục diễn ra. Theo các tư liệu thì làng Phước Tích được thành lập vào những năm đầu trong đợt di dân này vào xứ Thuận Hóa. Theo gia phả của các họ ở làng Phước Tích, đặc biệt là

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)