Nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 56 - 57)

CHƢƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

2.2.4. Nguồn nhân lực du lịch

2.2.4.1. Mô hình quản lý du lịch tại làng cổ Phước Tích

Ngay sau khi thành lập ngày 05 tháng 01 năm 2013 và chính thức đi vào hoạt động ngày 01 tháng 3 năm 2013, BQL Di tích kiến trúc nghệ thuật Làng cổ Phước Tích (gọi tắt là BQL làng cổ Phước Tích) đã tiến hành nhiều chính sách thúc đẩy hoạt động DL, bảo tồn phát huy di sản tại làng cổ Phước Tích trực thuộc UBND huyện Phong Điền. Bộ máy nhân sự với tổng số tám người đó ban lãnh đạo có hai đồng chí, năm viên chức khai thác DL, phát huy di sản và một viên chức kế toán.

Nguồn thu từ DL được thực hiện Quy chế làm việc của BQL và các dịch vụ DL tại làng cổ theo tỉ lệ 70 % thuộc về người dân và 30 % trích lại cho chi phí viết hóa đơn, phí môi trường và chi phí quản lý [48]. BQL đã tiến hành hội ý định kỳ mỗi quý một lần đối với các thành viên tham gia dịch vụ để rút kinh nghiệm và tiếp thu những ý kiến tham gia để nâng cao chất lượng dịch vụ DL.

2.2.4.2. Nguồn lao động tại địa phương

Tính đến năm 2020 làng cổ Phước Tích hiện có 398 nhân khẩu/119 hộ, trong đó có 40 người tham gia vào hoạt động DL [48]. Số lao động tham gia vào hoạt động dịch vụ DL tăng từ 20 lao động lên đến 40 lao động. Điều này cho thấy hoạt động DL tại làng cổ ngày càng thu hút CĐ người địa phương tham gia, số lao động không ngừng tăng lên qua các năm chứng tỏ người dân địa phương đã nhận thức được lợi ích của hoạt động DL mang lại. Trong đó, chiếm phần lớn là loại hình dịch vụ Ẩm thực chiếm 40% bởi đây là dịch vụ đáp ứng rất tốt nhu cầu của du khách và điểm khác biệt của ẩm thực ở nơi đây không phải là các món cao lương mỹ vị mà là các món ăn dân dã, đậm chất làng quê nhưng được chế biến cầu kỳ công phu của chính người dân ở làng cổ nên rất hấp dẫn đối với KDL.

Tiếp sau đó là dịch vụ Homestay và dịch vụ Quảng diễn gốm chiếm 17,5% mỗi loại. Đối với dịch vụ quảng diễn gốm đây là linh hồn của làng cổ với nghề gốm đã tồn tại 500 năm. Du khách tìm về làng cổ để tìm hiểu về tinh hoa của làng nghề nức tiếng một thời, được trải nghiệm các công đoạn sản xuất gốm và tự tay làm nên một sản phẩm gốm có sức thu hút đặc biệt đối với du khách chính vì vậy mà cùng với homestay tại nhà rường cổ thì hoạt động Quảng diễn gốm cũng đang trở thành loại hình thu hút người dân địa phương tham gia tích cực vào hoạt động DL tại làng. Còn lại 06 dịch vụ khác thì số lao động dao động từ 01 đến 02 người.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)