Giải pháp về bảo tồn tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 83 - 86)

7. Bố cục của Khóa luận

3.3.2. Giải pháp về bảo tồn tài nguyên du lịch

3.3.2.1. Bảo tồn cảnh quan tổng thể

- Bảo tồn cấu trúc làng cổ: Giữ gìn nguyên trạng các liên kết giao thông giữa các thôn và cấu trúc đường làng, ngõ xóm. Việc xây dựng một số tuyến đường phục vụ công trình công cộng, cứu hoả, cấp cứu không làm thay đổi cấu trúc liên kết của làng cổ. Bên cạnh đó không phát triển mở rộng quy mô đất ở làm thay đổi cấu trúc cũ và bảo tồn hình thái địa hình sông, hồ, cảnh quan ngoài làng, nghĩa trang.

- Bảo tồn không gian và cảnh quan tổng thể: Cảnh quan tổng thể của làng cổ phải được bảo tồn các hình thái cơ bản của làng xã truyền thống: Nhà ở thấp tầng, mái

ngói. Để giữ gìn được hình thái này các ngôi nhà phải xây thấp tầng, ngoài những nhà cổ xếp hạng được bảo tồn nguyên gốc, các nhà khác khi xây dựng, cải tạo phải làm mái ngói, không xây dựng mái bằng và khuyến khích xây dựng theo kiểu cách truyền thống.

- Bảo tồn các hình thái làng tổng thể khi nhìn từ các tuyến đường chính vào làng: Tôn tạo, phục hồi luỹ tre ven sông là yếu tố cơ bản của cấu trúc làng cổ đã mất.

Khi đưa làng cổ Phước Tích vào hoạt động DL, một số công trình quan trọng cho công tác này chắc chắn sẽ được xây dựng chính vì vậy phải có những giải pháp kiến trúc phù hợp, đồng bộ và không làm phá hoại cảnh quan, không gian kiến trúc của làng, không nên can thiệp mạnh vào tổng thể chung nơi đây vốn đã hoàn chỉnh và ổn định về mặt VH truyền thống bằng những kiến trúc mới, nhất là xi-măng hóa, bê tông hóa.

3.3.2.2. Bảo tồn các công trình di tích

Phước Tích là một tập hợp gồm nhiều di tích lịch sử VH với sự có mặt đầy đủ của các loại hình di tích: di tích lịch sử (đình làng, chùa, nhà thờ họ, lăng mộ ngài khai canh...), di tích khảo cổ học (lò gốm, cồn Trèng), di tích danh thắng (bến nước, cảnh quan, đường làng ngõ xóm, cây thị hàng trăm tuổi...). Điều đó đòi hỏi các phương án, giải pháp trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di sản ở làng cổ Phước Tích phải hết sức thận trọng. Phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng từ nhiều góc độ để các dự án có phần thuyết phục, đảm bảo hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, phù hợp giữa lợi ích và trách nhiệm, nhằm tạo sự đồng thuận cao giữa các chủ sở hữu di tích với chính quyền địa phương.

- Các công trình đã được xếp hạng: Các công trình đã tu bổ, tôn tạo thì giữ

nguyên trạng. Các công trình chưa tu bổ tôn tạo thì đề xuất tu bổ tôn tạo công trình kiến trúc, sân vườn, nhà vệ sinh, cổng tường rào như một số công trình sau: Đình làng (Đình Trung); Chùa Phước Bửu; Miếu Quảng Tế; Miếu Cây Thị; Bến Lò; Bến Cây Cừa; một số nhà thờ họ: Nhà thờ họ Lê Ngọc, nhà thờ họ Lương Vĩnh, nhà thờ họ Trương Công,...; một số nhà rường truyền thống:

- Các công trình chưa được xếp hạng: Các công trình di tích chưa được xếp

hạng đưa vào bảo tồn gồm các công trình tôn giáo tín ngưỡng, các công trình công cộng truyền thống gắn liền với quá tình phát triển làng cổ như một số công trình sau: Nhà ông Hồ Văn Hưng, nhà ông Trương Công Huấn, nhà ông Hồ Văn Thuyên, nhà ông Lương Thanh Hoàng,…; một số bến nước: Bến Chùa, Bến Cầu, Bến Hội,…và một số nhà thờ họ: Nhà thờ họ Lê Trọng, nhà thờ họ Lương Thanh, nhà thờ họ Nguyễn Duy, nhà thờ họ Nguyễn Phước,…

- Các công trình chỉ còn lại dấu tích, kiến nghị phục hồi: Một số công trình đã

mất toàn bộ chỉ còn lại dấu ấn, qua lời kể của người dân. Tuy nhiên đó là các công trình có ý nghĩa góp phần hoàn chỉnh hình ảnh cấu trúc làng truyền thống cần được phục dựng lại và cũng là nguyện vọng của đa số người dân làng cổ. Bao gồm các công trình: Đình Đại, Miếu Vua và Miếu Con Cọp.

Khi tôn tạo, trùng tu cần xem xét để phù hợp theo quy chế quản lý, bảo tồn, tôn tạo và sử dụng di tích ở làng cổ Phước Tích, không được tự ý trùng tu các công trình kiến trúc, di tích, nhà ở mà chưa có sự cho phép của Uỷ ban nhân dân Huyện, BQL làng cổ Phước Tích. Việc trùng tu phải tuân thủ theo đúng quy chế đã đặt ra. Ngoài ra, cần triển khai công tác tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo quý để nắm được tình hình những công trình, di tích có dấu hiệu xuống cấp và đưa ra những giải pháp khắc phục, tôn tạo kịp thời, phù hợp với cảnh quan làng cổ.

3.3.2.3. Bảo tồn các giá trị sinh thái

- Hệ sinh thái hộ gia đình: Bảo tồn hệ sinh thái cây xanh trong khuôn viên nhà ở

với cây cổ thụ, cây ăn quả, cây cảnh, chè tàu,... Đồng thời cần trồng bổ sung thêm các loại cây xanh, cây ăn quả trong vườn để tạo cảnh quan cho không gian nhà ở nói riêng và cảnh quan làng xóm nói chung cũng như phục vụ một số hoạt động DL trải nghiệm. Đặc biệt cần có giải pháp phục dựng lại những hàng chè tàu cằn cõi xơ xác hoặc chết do thiếu sự chăm sóc và ảnh hưởng của bão lũ bởi đây chính là yếu tố để tạo nên không gian đặc trưng của làng cổ Phước Tích.

- Hệ sinh thái sông, hồ: Sông Ô Lâu và một số ao hồ trong làng cần được bảo tồn

để bảo vệ cảnh quan môi trường chung của làng và duy trì sự đa dạng sinh học tự nhiên, nhất là kiểm soát việc xả thải rác bừa bãi từ hoạt động DL dẫn đến ô nhiễm rác thải dọc bờ sông, ao hồ. Bên cạnh đó, hồ Sen trung tâm thả trồng thêm sen và nuôi cá kết hợp tạo cảnh quan chung.

3.3.2.4. Bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể và văn hoá đời sống khác

Giá trị của làng xã truyền thống chính là ở sự kết hợp khăng khít giữa các giá trị vật thể và phi vật thể. Nếu mất đi một khía cạnh, các khía cạnh kia sẽ giảm đi giá trị. Vì vậy, bảo tồn kiến trúc, cảnh quan cũng song song với việc bảo tồn các giá trị VH phi thể:

- Bảo tồn các hoạt động lễ hội, tôn trọng các hoạt động tín ngưỡng của người

dân. Các lễ hội như Lễ Kỳ Yên, Lễ hội hương xưa làng cổ, Lễ hội tảo mộ âm hồn,...

- Bảo tồn các truyền thuyết dân gian: Xuất bản sách, đưa vào nội dung thuyết

- Bảo tồn văn hoá sinh hoạt và cuộc sống trong ngôi nhà nông thôn: Các nhà cổ

không chỉ là nơi giữ gìn kiến trúc cổ mà còn là nơi giới thiệu về cuộc sống của làng nghề trước đây. Cần tái hiện lại các hoạt động như làm gốm, làm bánh... Bài trí ngôi nhà theo kiểu cũ với đồ đạc truyền thống, đồ thờ cúng... nhất là ở các nhà cổ có hoạt động DL.

- Bảo tồn văn hoá ẩm thực: Giới thiệu các món ăn truyền thống của vùng, của

tỉnh Thừa Thiên Huế và Phước Tích qua các hoạt động dịch vụ DL.

- Bảo tồn phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống: Cách trồng cây, đánh bắt thủy sản.

- Bảo tồn nghề truyền thống: Nghề làm gốm, làm bánh, làm mộc cần được

khuyến khích phục hồi phát triển. Các món ăn như: Bánh ướt, bánh tai vạt, bánh dâng thần linh, bánh phu thê,.. Các món ăn như Cá lóc om dưa, lẩu cá lóc, vả trộn, bánh tráng nem nướng bằng than và các mon ăn gia đình khác. Trong đó khôi phục lại các món ăn “tiến vua”.

- Bảo tồn tên gọi xóm: Kiến nghị gắn biển các xóm ở đầu các kiệt vào, vừa giữ

gìn tên truyền thống vừa tiện cho KDL hỏi đường. Các tên gọi như Kiệt cây thị hay các tên xóm như: Xóm hội, xóm cầu, xóm đình, xóm lò, xóm cây thị, xóm cây bàng.

- Thư tịch, văn bản cổ, các hiện vật khảo cổ… Các giá trị văn hoá phần vật thể

sẽ được lưu giữ bằng các hình thức khác nhau: Lưu giữ, giới thiệu trong Nhà tiếp đón khách, triển lãm văn hoá làng cổ, lưu giữ trong các hộ gia đình, lưu giữ trong CĐ (nhà thờ họ).

Nhìn chung, để phát triển DL tại làng cổ Phước Tích phải gắn liền với việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trường, bảo tồn được các giá trị về tự nhiên, VH, xã hội và phải có mối quan hệ chặt chẽ với việc phát triển DL của các địa phương trong vùng.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)