Lịch sử làng PhướcTích

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 35 - 36)

7. Bố cục của Khóa luận

1.2.1. Lịch sử làng PhướcTích

Vùng đất Phước Tích xưa vốn thuộc Vương quốc Chămpa. Đến năm 1306, đất hai châu Ô Rí được chuyển giao cho Đại Việt một cách hòa bình sau đám cưới của Huyền Trân công chúa và vua Chế Mân. Năm 1470, vua Lê Thánh Tông thân chinh đem quân chinh phạt Chăm Pa thắng lợi, những đợt di dân mới lại tiếp tục diễn ra. Theo các tư liệu thì làng Phước Tích được thành lập vào những năm đầu trong đợt di dân này vào xứ Thuận Hóa. Theo gia phả của các họ ở làng Phước Tích, đặc biệt là họ Hoàng ghi lại: Năm Hồng Đức thứ nhất và thứ hai (1470-1471), đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497), ngày Hoàng Minh Hùng tục gọi là Nồi, nguyên người Cảm Quyết, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ngài vốn là võ quan, theo vua Lê Thánh Tông tham gia chiến dịch bình Chiêm năm 1470. Sau chiến thắng trở về, ngang qua đất Hóa Châu, đến sông Ô Lâu, nhận thấy Cồn Dương có địa thế thuận lợi nên chọn làm nơi lập nghiệp. Ông về quê hương chiêu mộ thêm được một số người đồng hương vào vùng đất này khai hoang lập ấp, những vị này đã trở thành thuỷ tổ của các họ Lê Ngọc, Lê Trọng (ngài Lê Trọng Yên), Lương Thanh, Nguyễn Bá (ngài Nguyễn Trại), Nguyễn Duy, Nguyễn Phước (ngài Nguyễn Phước Đỗ), Phan, Trần (ngài Trần Công Lĩnh) và họ Trương (thập nhất tôn phái). Sau này, làng Phước Tích phát triển thêm năm họ nữa là: Lê Văn, Lương Vĩnh, Nguyễn Đình, Lâm, Hoàng Văn. Vậy có thể khẳng định, làng Phước Tích ra đời trong trong khoảng thời kỳ cuối thế kỷ XV [12, tr.17,18].

Để nhớ về nguồn cội, ngài Hoàng Minh Hùng và các ngài khai khẩn đã đặt tên cho quê hương thứ hai của mình là Cảm Quyết, thuộc huyện Kim Trà, châu Hóa, thừa tuyên Thuận Hoá. Tên làng Cảm Quyết dưới thời chúa Nguyễn được đổi thành Phước Giang như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, đổi lại là Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng (Hoàng là tên dòng họ

khai canh, Giang là vùng gần với sông nước). Đến đầu triều Gia Long, làng được đổi lại thành Phước Tích như là mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu và tên là gọi này tồn tại cho đến nay. Làng Phước Tích còn có tên gọi khác là làng “Kẻ Đôộc”, xuất phát từ tên gọi sản phẩm truyền thống của làng là đồ gốm. [12, tr.67].

Từ năm 1835, làng Phước Tích thuộc tổng Phò Trạch, huyện Phong Điền. Từ năm 1945 đến 1957, thuộc xã Phong Dinh (sau là Phong Lâu). Từ 1958, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau 1976, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Bình Trị Thiên. Từ năm 1990 đến nay, trở lại thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế [5, tr.4].

Tuy có biến đổi ít nhiều bởi thời gian, sự khắc nghiệt của thiên tai, sự tàn phá của chiến tranh và cả những tác động của con người. Song nhìn chung Phước Tích vẫn còn bảo tồn được một không gian khá hoàn thiện của ngôi làng cổ của người Việt ở miền Trung cả về văn hoá vật chất cũng như văn hoá tinh thần.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)