Các bên tham gia và một số sản phẩm du lịch có sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 25 - 27)

7. Bố cục của Khóa luận

1.1.4. Các bên tham gia và một số sản phẩm du lịch có sự tham gia của cộng đồng

1.1.4.1. Các bên tham gia du lịch dựa vào cộng đồng

- CĐĐP: Hoạt động DLDVCĐ hướng tới mục tiêu phát triển CĐ và bảo tồn

TNDL, do vậy CĐĐP là yếu tố quan trọng hàng đầu. CĐĐP là nhân tố hình thành, nuôi dưỡng, bảo tồn, phát huy các giá trị VH bản địa: nghệ thuật kiến trúc trang trí nhà, nghệ thuật sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, nghệ thuật ẩm thực, VH ứng xử, lễ hội, VH dân gian, VH nghệ thuật truyền thống, tôn giáo tín ngưỡng... Đây là nguồn tài nguyên có sức hấp dẫn đặc biệt đối với KDL.

Các hoạt động DL cần được quy hoạch, quản lý tổ chức hợp lý theo hướng bền vững ngay từ đầu và trong quá trình phát triển. Đặc điểm của CĐĐP là sự gắn kết tình cảm lâu đời, có quan hệ truyền thống, vì thế quan hệ ứng xử của CĐĐP thường theo thứ bậc, tôn kính trưởng làng. Những người này có uy tín, được tôn kính và am hiểu về VH cũng như phương cách sống của CĐ, có vai trò dẫn dắt CĐ. Họ thường là những người đại diện cho CĐ, tham gia vào các dự án, các quyết định phát triển DL, có vị trí trong các hoạt động DL.

- Chính quyền địa phương: Là những người được CĐĐP tín nhiệm, bầu ra và

đại diện cho CĐ. Họ là những người lãnh đạo, có vai trò tổ chức và quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể của CĐ, đặc biệt phát huy tiềm năng, thế mạnh của CĐ trong mọi hoạt động kinh tế, VH, xã hội của CĐ theo các chủ trương, đường lối của nhà nước và pháp luật, là cầu nối giữa CĐ với thế giới bên ngoài.

- Các tổ chức hỗ trợ phát triển và đào tạo năng lực địa phương: Các tổ chức

hỗ trợ phát triển có thể là các tổ chức phi chính phủ trong hoặc ngoài nước. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế thường xuyên hỗ trợ về mặt chuyên môn hơn và một phần nhỏ về mặt tài chính. Các tổ chức này có vai trò là những người chỉ lối dẫn đường, giúp CĐ thực hiện các mục tiêu phát triển DL trong giai đoạn đầu, đưa ra các phương pháp làm DL. Sau một thời gian DL hoạt động, họ sẽ trao quyền quản lý cho CĐ và chính quyền địa phương.

Các tổ chức đào tạo năng lực địa phương có mặt rất ít tại các địa phương. Phần lớn đào tạo đều tập trung ở các thành phố lớn dưới hình thức là các trường dạy nghề và cao đẳng. Trong khi đó, tại các tỉnh và huyện đang thiếu nghiêm trọng những tổ chức này. Chính vì vậy, phương pháp đào tạo của các tổ chức này đang rất khác so với những yêu cầu cụ thể và riêng biệt của từng địa phương. Vì vậy việc xây dựng một đội ngũ đào tạo chuyên nghiệp từ dân cư địa phương để tham gia hoạt động DL là cần

thiết hơn là dựa vào một tổ chức đào tạo bên ngoài.

- Các công ty dịch vụ DL (lữ hành lưu trú, ăn uống, vận chuyển…): Là cầu nối

giữa KDL với CĐ, giữ vai trò môi giới trung gian để bán SPDL cho CĐ và cung cấp một phần SPDL mà CĐ chưa cung ứng đủ, đảm bảo cho sự đa dạng và chất lượng cho SPDL. Họ có thể sử dụng lao động là người địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân bản địa. Bên cạnh đó, họ góp phần vào việc chia sẻ lợi ích từ DL cho CĐ bằng việc đóng thuế, phí môi trường, mua vé thắng cảnh cho CĐ.

- KDL: Đây là yếu tố cầu DL. Đặc điểm của các tập khách mua SPDLDVCĐ thường là những tập khách hướng ngoại như các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên, những người thích khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ. Họ là những KDL có trình độ nhận thức cao, yêu thiên nhiên cũng như các giá trị VH bản địa, nhận thức được vai trò của mình trong việc bảo tồn và sẵn sàng trả tiền cho việc bảo vệ TNMT. Những du khách này phần nhiều sẽ sẵn sàng bỏ qua sự xa xỉ, đắt tiền để được thưởng thức những giá trị của phong cảnh tự nhiên hoang sơ, đặc sắc và VH địa phương. Du khách sử dụng SPDLDVCĐ thường cần cung cấp thông tin hơn là giải trí, được giáo dục hơn là tiêu khiển.

Một mô hình DLDVCĐ thành công là mô hình biết phối hợp, liên kết giữa các thành phần trên một cách tinh tế và hiệu quả, trong đó, trung tâm là CĐĐP. Tuy nhiên, đa số các mô hình DLDVCĐ ở nước ta, vấn đề này chưa được nhìn nhận một cách khách quan và nghiêm túc, vẫn còn mang tính “mạnh ai nấy làm”. Chính điều này đã làm cho các mô hình DLDVCĐ phát triển một cách dè dặt, cầm chừng, thiếu định hướng lâu dài. Do đó, cần phải có những tác động tích cực để các địa phương, các thành phần tham gia nhận thức rõ điều này nhằm cải thiện tình trạng hiện nay, đưa DLDVCĐ trở thành một trong những loại hình DL thế mạnh ở mỗi địa phương nói riêng và nước ta nói chung.

1.1.4.2. Một số sản phẩm du lịch có sự tham gia của cộng đồng

Có nhiều hình thức DL mang nét đặc trưng phù hợp với DLDVCĐ như: DL bền vững; DL có trách nhiệm; DL sinh thái; DL VH; DL làng nghề; DL bản địa; DL nông nghiệp; DL nghề thủ công mỹ nghệ;…

DL bền vững: cam kết tăng cường sự thịnh vượng của địa phương thông qua tối

ưu hóa sự đóng góp của DL vào sự thịnh vượng kinh tế của điểm DL. DL bền vững cần tạo ra thu nhập và việc làm cho người lao động mà không gây ảnh hưởng tới môi trường và VH của điểm DL, đảm bảo tính khả thi và khả năng cạnh tranh của các điểm

DL, các doanh nghiệp DL để họ có thể phát triển tốt và mang lại lợi ích lâu dài [28, tr.14].

DL có trách nhiệm: giảm thiểu các tác động tiêu cực về kinh tế, môi trường và

xã hội; tạo ra nhiều lợi ích kinh tế cho người dân địa phương và nâng cao phúc lợi cho CĐĐP, cải thiện điều kiện làm việc và tiếp cận với ngành DL; sự tham gia của người dân địa phương vào các quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của họ; đóng góp tích cực vào bảo tồn di sản tự nhiên và VH, và bảo tồn đa dạng sinh học; cung cấp những trải nghiệm thú vị cho KDL thông qua các mối liên hệ thực sự với người dân địa phương, và sự hiểu biết hơn các vấn đề VH, xã hội và môi trường tại địa bàn; sự nhạy cảm về VH, tạo nên sự tôn trọng giữa KDL và người dân sở tại, xây dựng lòng tự hào và niềm tin của người dân địa phương [28, tr.14].

DL sinh thái: là một hình thức DL diễn ra trong môi trường tự nhiên và kết hợp

tìm hiểu bản sắc VH - xã hội của địa phương có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trình quản lý môi trường có sự tham gia của tất cả các bên liên quan [21, tr.4].

DL VH: là một trong những thành phần quan trọng nhất của DLDVCĐ từ khi VH, lịch sử, khảo cổ học, là yếu tố thu hút khách chủ yếu của CĐĐP. Ví dụ về DL dựa vào VH bao gồm khám phá các di tích khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay trải nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc thiểu số [21, tr.4].

DL làng quê: KDL chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn bản, và các làng

nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động DL. Dân làng cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. Nhà trọ chính là các điểm kinh doanh DL, trong đó du khách ở lại qua đêm trong những ngôi nhà làng, cùng với một gia đình. KDL có thể chọn nhà nghỉ, các nhà nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác xã, làng, hoặc cá nhân, cung cấp cho du khách không gian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khi cũng là thoải mái hơn cho chủ nhà [21, tr.4].

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)