CHƢƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
2.2. Thực trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ PhướcTích
2.2.4. Thực trạng bảo tồn các giá trị văn hóa làng cổ
2.2.4.1. Thực trạng văn hóa làng nghề truyền thống
Ở Phước Tích hiện nay vẫn còn các di tích, hiện vật liên quan đến nghề gốm như lò gốm thủ công (nằm ở xóm Lò), cồn Trèng (nơi đổ sản phẩm bị hư hỏng). Tuy nhiên nghề gốm ở làng đã bị mai một sau thời gian dài ngừng sản xuất và các sản phẩm khó cạnh tranh với các mặt hàng gốm hiện đại trên thị trường, năm 1995 lò gốm truyền thống cuối cùng ở Phước Tích ngừng hoạt động. Hiện trong làng chỉ duy
6 22 10 2 0 5 10 15 20 25
Dưới 5 giờ Từ 5 giờ đến dưới 10 giờ
Từ 10 giờ đến dưới 15 giờ
Trên 15 giờ
Thời gian tham gia dịch vụ du lịch bình quân 1 tuần của người dân làng cổ Phước Tích
trì được 3 lò gốm truyền thống phục vụ DL (tham quan nghiên cứu, quảng diễn, truyền dạy) với 14 lao động tuổi trung bình là 70 tuổi, gồm 1 lò sấp ở khu Lò gốm cũ, 1 lò sấp nhỏ và 1 lò ngửa trong nhà rường nghệ nhân gốm cổ Lê Trọng Diễn. Ở cơ sở của ông Lê Trọng Diễn còn trưng bày Bộ sưu tập gốm Phước Tích qua các thời kỳ, do tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ một số kệ, tủ đứng để trưng bày.
Trong làng có 1 cơ sở gốm lò ga sản xuất các mặt hàng truyền thống và một số sản phẩm gốm lưu niệm mỹ thuật hiện đại, vận hành lò này là 2 thợ đã được gửi đi học 6 tháng tại Bát Tràng. Tuy nhiên loại hình gốm mỹ thuật này vẫn chưa thật sự được ưa chuộng, các sản phẩm chủ yếu trưng bày và quảng bá phục vụ cho lễ hội festival “Hương xưa làng cổ” và lễ hội chợ ngành nghề ở tỉnh.
Nghề ép dầu chuồn truyền thống cũng đã mai một. Các ngành nghề khác như may mặc, làm bánh kinh doanh nhỏ lẻ theo hộ gia đình. Bên cạnh đó, làng vẫn duy trì nghề trồng sen và nuôi bắt cá ở hồ sen trong làng.
2.2.4.2. Thực trạng công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị di tích
Theo Báo cáo của BQL làng cổ Phước Tích, vào thời điểm được công nhận di tích cấp quốc gia (2009), trong 26 ngôi nhà rường của Phước Tích có 03 ngôi nhà hư hỏng trên 75%, các nhà còn lại hư hỏng trên 40%. BQL đã tổ chức khảo sát, đánh giá, phân loại nhà vườn tại làng cổ Phước Tích, lên danh mục nhà vườn thuộc đối tượng được tham gia đề án “Chính sách hỗ trợ và phát huy giá trị di sản nhà vườn Huế đặc
trưng”. Với nguồn vốn của nhà nước và các tổ chức nước ngoài, một số nhà rường đã
được tu bổ như nhà ông Trương Duy Thanh (Chương trình hợp tác song phương Việt Nam – Bruxelles, 2012), nhà bà Lương Thanh Thị Hén (Chương trình mục tiêu quốc gia, 2014), nhà bà Lương Thanh Thị Trảng (hỗ trợ của JICA, 2015). Theo nguồn vốn của đề án “Chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”, trong năm 2019, có 9 nhà rường được tu bổ (Nhà ông Đoàn Tào, nhà bà Đoàn Thị Nguyệt, nhà ông Hồ văn Thuyên, nhà ông Trương Công Huấn, nhà ông Lương Thanh Hoàng, nhà bà Lương Thanh Thị Loan, nhà bà Lê Trọng Thị Vui, nhà bà Lê Thị Phương). Năm 2020 Phước Tích tiếp tục tu bổ thêm 3 ngôi nhà rường (Nhà ông Lê Trọng Kiêm, nhà ông Hồ Văn Chúc và nhà bà Lương Thanh Thị Trảng).
Bên cạnh đó là một số hoạt động khác có thể kể đến như: Phối hợp Sở VH Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện dự án “Phòng chống côn trùng hại gỗ cho
nhà thờ họ (2013 - 2015); Sửa chữa nhà bảo vệ Lò sấp, tu bổ cổng vòm miếu Cây Thị (2014); tu bổ các bến nước của làng (2015); Phối hợp Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận cây Thị là cây Di sản Việt Nam (2015); Phối hợp với tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) khảo sát, đánh giá tìm hiểu kiến trúc nhà rường làng cổ Phước Tích (2016); Phối hợp Bảo tàng lịch sử và cách mạng Thừa Thiên Huế khảo sát nhà rường cổ, xây dựng đề án phục chế hoành phi, câu đối, án thờ…(2016); Khảo sát đánh giá các nhà thờ họ, nhánh, phái, các điểm di tích trong làng cổ Phước Tích (2016, 2017); Bảo tồn nghề gốm truyền thống, phối hợp cùng JICA nghiên cứu phục hồi men truyền thống, đưa 2 thợ gốm đi đào tạo nâng cao tay nghề; đưa gốm Phước Tích dự Festival làng nghề truyền thống lần thứ V tại TP. Huế (2013) và đã đạt doanh thu bán hàng khá cao; tham mưu UBND huyện tổ chức lớp đào tạo nghề gốm truyền thống (11/2014 – 01/2015); giao lưu học hỏi, tổ chức kết nghĩa giữa gốm Phước Tích và gốm Bát Tràng; kết nối với nhà thiết kế Minh Hạnh tổ chức xây dựng ý tưởng, thiết kế mẫu mã các sản phẩm gốm mỹ nghệ để tham gia Festival nghề truyền thống Huế 2017 [8].
Qua Báo cáo của BQL làng cổ Phước Tích, trong hai năm 2019 và 2020, công tác bảo tồn, phát huy di sản được chú trọng qua các hoạt động thiết thực như: Hoàn thành công tác trùng tu, tôn tạo Lò sấp (lò cóc) truyền thống gốm Phước Tích phục vụ công tác tham quan, trải nghiệm DL; Phối hợp với Sở VH và Thể thao tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng các công trình, di tích chuẩn bị cho công tác trùng tu, tôn tạo di tích giai đoạn năm 2020 đến năm 2023; Hoàn thành việc khảo sát, đánh giá hiện trạng các nhà rường cổ (chưa được xếp hạng di tích) đang bị xuống trình Hội đồng thẩm định nhà vườn huyện Phong Điền thống nhất báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa và Thể thao và UBND tỉnh; Phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Chăm thành phố Đà Nẵng tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng các hiện vật Chăm Pa tại làng cổ Phước Tích; Phối hợp Ban đầu tư, xây dựng khu vực huyện Phong Điền tổ chức lấy ý kiến của CĐ dân cư tại làng cổ Phước Tích về công tác đầu tư hạ tầng phát triển DL tại làng cổ Phước Tích (điện, đường giao thông tại các xóm và quanh làng cổ; Hoàn thành việc trồng cây xanh phục vụ DL và các bồn hoa dọc sông Ô Lâu từ miếu Đôi Mới đến bến cây Cừa; Tổ chức thi công trồng cây xanh, tại khu vực Hồ Sen như trồng cây phượng vàng, chè tàu, bông cẩn, thảm cỏ, tạo cảnh quan, điểm nhấn cho DL làng cổ Phước Tích; Phối hợp với các cơ
quan liên quan hoàn thành thi công công trình “nạo vét hói phục vụ DL làng cổ Phước Tích” nhằm phục vụ du khách tham quan và trải nghiệm tại làng cổ Phước
Tích; Hoàn thành việc tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng, lấy ý kiến của người dân làng cổ Phước Tích về phương án trùng tu, tôn tạo 12 bến nước và khu lò bao gốm tại làng cổ Phước Tích; Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức thực hiện tốt Đề án Chủ nhật xanh; Tổ chức triển khai công trình cải tạo cảnh quan khuôn viên 20 nhà rường tại làng cổ Phước Tích…[6] [7].
Song song với hoạt động bảo tồn di sản, làng cổ Phước Tích cũng được huyện Phong Điền quan tâm đầu tư hoàn thiện hạ tầng. Hệ thống đường bao (ven sông Ô Lâu) và đường trục chính qua hồ sen, miếu Cây Thị được cải tạo nâng cấp; sông Ô Lâu được kè bờ chống sạt lở; hệ thống nước sạch được cấp đến từng hộ dân; khu vệ sinh trong các hộ dân được cải tạo đạt chuẩn; trung tâm sinh hoạt CĐ, nhà đón tiếp KDL, các nhà vệ sinh công cộng được xây dựng…