Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 89 - 95)

7. Bố cục của Khóa luận

3.3.4. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng

3.3.4.1. Đề xuất một số loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch mới tại làng cổ Phước Tích

Trải qua hàng trăm năm, làng cổ Phước Tích vẫn còn giữ nguyên được những hình ảnh điển hình của nông thôn Việt như đình làng, cây thị, bến nước với nghề gốm truyền thống nổi tiếng gần xa. Hiện nay, ngoài 09 loại hình dịch vụ DL đang được khai thác tại làng cổ Phước Tích được đánh khá hiệu quả và thu hút được sự tham gia của người dân địa phương thì SPDLDVCĐ của làng vẫn chưa khai thác triệt những lợi thế đầy tiềm năng, vì vậy tác giả xin đề xuất một số loại hình dịch vụ, SPDL có thể áp dụng tại làng cổ Phước Tích như sau:

Đối với làng ghề gốm truyền thống

Bên cạnh công tác bảo tồn và khôi phục nghề gốm truyền thống, có thể xây dựng gốm Phước Tích trở thành sản phẩm đặc trưng cho DL tại làng cổ Phước Tích thông qua các hình thức sau:

- Đối với các cơ sở sản xuất gốm: Hiện nay trong làng chỉ còn 01 cơ sở sản

xuất gốm (của nghệ nhân Lương Thanh Hiền) nhưng cơ sở này quy mô không lớn, nhìn tổng thể trông khá đơn giản, chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp cũng như hình ảnh của một cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó, cảnh quan xung quanh khá bừa bộn và hệ thống CSVC cũng đã xuống cấp nhiều. Chính vì vậy, ngoài việc nâng cấp, đầu tư máy móc như lò nung gốm, bàn tiện, bàn xoay,.. để phục vụ sản xuất thì việc xây dựng lại cơ sở sản xuất này là điều rất cần thiết. Để phục vụ DL, nên đầu tư quy hoạch nơi đây trở thành một điểm tham quan cho du khách, xây dựng thêm khu trải nghiệm để du khách vừa được tham quan, vừa được trải nghiệm cách làm ra gốm, ví dụ như là tạo hình các con vật bằng đất sét. Tận dụng lò sấp (lò gốc) đã không còn được sử dụng như một di tích của làng để giới thiệu đến với du khách, thậm chí có thể bố trí đội ngũ thuyết minh viên tại đây.

Đồng thời, với việc xây dựng lại cơ sở sản xuất, tham quan gốm tại làng cổ Phước Tích sẽ là cơ hội nhân rộng quy mô sản xuất và thu hút được người dân tham gia vào việc phát triển nghề gốm, tạo công ăn việc làm cho người dân vừa sản xuất, chế tác vừa phục vụ DL. Bên cạnh đó, cần khai thác sâu hơn trong việc tạo kiểu dáng,

mẫu mã và màu sắc được đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

- Đối với các hộ gia đình: BQL di tích làng cổ có thể triển khai hoạt động “đưa gốm về nhà”. Đây sẽ là một trong những hoạt động thiết thực nhất góp phần quảng bá

hình ảnh của những sản phẩm gốm, mang gốm đến gần hơn với DL. Mỗi hộ gia đình, nhất là các cơ sở lưu trú với nhà rường truyền thống nên cần có những sản phẩm gốm tại chính căn nhà của mình để trưng bày, coi đây như một quầy hàng lưu niệm vừa để giới thiệu vừa là cách để đưa người dân làm DL từ chính những sản phẩm dung dị của quê hương, góp phần tạo nên hình ảnh về một làng DL với nghề gốm truyền thống

- Đối với các hoạt động phục vụ du khách: Hiện nay, tại làng cổ Phước Tích đã

khai thác dịch vụ Quảng diễn nghề gốm phục vụ du khách khá hấp dẫn và nhận được nhiều sự quan tâm từ du khách. Tuy nhiên, hoạt động này diễn ra với số lượng rất khiêm tốn, chỉ với 10 người tham gia nên cần phải bổ sung thêm lực lượng lao động tham gia vào hoạt động này để tăng thu nhập cho người dân và có thêm nguồn nhân lực để phục vụ du khách. Bên cạnh đó, cần phối hợp với các công ty DL tổ chức Quảng diễn nghề hàng tuần phục vụ KDL, xem đây như một chương trình nghệ thuật đích thực để tái diễn lại nghề gốm và đưa hoạt động này trở thành SPDL đặc sắc và độc đáo chỉ riêng Phước Tích.

Với sự phát triển lâu đời của nghề gốm, làng cổ Phước Tích đang rất cần được xây dựng một “Bảo tàng gồm”. Tại đây không chỉ là nơi trưng bày các sản phẩm gốm của làng nghề mà còn là nơi diễn ra các cuộc triển lãm, các hội nghị, hội thảo,...có không gian ẩm thực, lưu niệm và nhìn được bao quát tổng thể làng cổ cùng con sông Ô Lâu, chắc chắn đây sẽ là điểm nhấn nổi bật nhất cho toàn bộ hình ảnh của làng cổ.

Đối với làng nghề làm bánh truyền thống

Cũng giống như sản phẩm gốm, công tác bảo tồn và khôi phục nghề làm bánh truyền thống cũng rất cần được chú trọng, từ đó coi nghề bánh Phước Tích như một SPDL đặc trưng mỗi khi nhắc đến làng cổ Phước Tích.

Không giống như gốm, việc làm ra các loại bánh tại làng cổ Phước Tích như bánh ướt, bánh tai vạt, bánh phu thê,... đều được làm ra tại nhà và có thể sản xuất riêng lẻ. Vì vậy, có thể tận dụng để mở các gian hàng bánh truyền thống tại nhà để vừa là sản phẩm khách mua làm quà vừa có thể phục vụ ăn tại chỗ. Hơn nữa, với lợi thế về mặt tự nhiên, có thể kết hợp để tổ chức một khu “Không gian ẩm thực làng cổ” với những món bánh kết hợp thêm với các món ăn dân giã của địa phương như Cá lóc om dưa, lẩu cá lóc, vả trộn, bánh tráng nem nướng bằng than,.. bên cạnh những bến nước, gốc cây cổ thụ. Đây sẽ là địa điểm dừng chân khá thú vị và lý tưởng cho du khách.

Đồng thời giúp người dân có thêm nguồn thu nhập và cải thiện đời sống. Chính vì vậy mà đây sẽ là một trong những giải pháp cần được BQL làng cổ xem xét và lên phương án quy hoạch.

Ngoài ra, tại làng cổ Phước Tích đang sở hữu một loại bánh mà chỉ duy nhất tại làng này có đó chính là bánh bông cây – một món ăn “tiến vua” vô cùng độc đáo và dễ gây ấn tượng ngay cái nhìn đầu tiên. Nguyên liệu chính là bột mì và đậu xanh, khi kết hợp các nguyên liệu và tạo hình thì như đúng tên gọi của nó theo dáng “bông cây” trông rất giống tò he nên đây là loại bánh được đánh giá là “cầm không nỡ ăn”. Đặc

biệt nơi đây có nghệ nhân bánh bông cây là bà Hồ Thị Kiều, tuy đã có tuổi nhưng niềm đam mê vẫn còn rất lớn. Với những ưu điểm ấy, Phước Tích cần nên đưa loại bánh này vào khai thác DL trong những năm tới và chắc chắn đây sẽ là điểm nhấn khó quên trong lòng du khách khi nhắc đến làng cổ Phước Tích.

Trong các chương trình DL của mình, Phước Tích nên phối hợp với các công ty DL để các loại bánh trở thành “món quà địa phương” và là sự lựa chọn của du khách trước khi trở về. Để thực hiện được điều đó, ngoài việc đầu tư sản xuất tại các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình thì BQL làng cổ cũng có thể xem xét đến việc xây dựng gian hàng bánh truyền thống nằm cạnh Nhà tiếp đón khách của BQL, chịu trách nhiệm và sự quản lí của BQL làng cổ Phước Tích đồng thời chi trả nguồn nhập hàng cho các hộ sản xuất và lấy nguồn thu bán được phục vụ cho những công tác tôn tạo, trùng tu, diện mạo của làng.

Bổ sung một số loại hình dịch vụ mới

- Dịch vụ mua sắm, vui chơi giải trí: Qua quá trình điền dã, có thể nhận thấy

khu vực ven hồ Sen là điểm DL có rất nhiều tiềm năng nhưng mới chỉ được khai thác, phục vụ khách tham quan trong năm 2020. Vì vậy, có thể sử dụng khu vực này để xây dựng “Chợ quê” phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân bản địa và du khách. Đồng thời, có dự án đối với những bãi trồng cây keo, cây sắn không phù hợp với cảnh quan để quy hoạch những khu vực này thành “Công viên văn hóa” của làng. Nơi đây sẽ là địa điểm dừng chân cho du khách tham quan, bán hàng lưu niệm cũng như bổ sung các dịch vụ vui chơi, sinh hoạt của người dân Phước Tích.

- Dịch vụ tại Bến nước: Tại mỗi Bến nước cần xây dựng không gian nghỉ chân

cho du khách tham quan với các dịch vụ như dịch vụ ẩm thực, giải khát, thăm quan không gian trưng bày làng cổ Phước Tích, vệ sinh công cộng,.. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển các tuyến DL bằng đường thủy tại Phước Tích.

- Dịch vụ trải nghiệm sản xuất: Cần bổ sung các hoạt động trải nghiệm cho du

nên ngoài việc hướng dẫn du khách trải nghiệm sản xuất gốm và làm các loại bánh truyền thống, làng cổ Phước Tích cần bổ sung thêm các hoạt động trải nghiệm sản xuất tận dụng lợi thế tự nhiên, VH qua các một số mô hình, hoạt động mới như: mô hình

“Người nông dân thông thái”; mô hình “tát mương bắt cá”; mô hình “cơm niêu quê nhà”; hoạt động “đánh bắt cá trên sông Ô Lâu”;...

- Tổ chức lễ hội: Hiện nay, các lễ hội ở làng cổ Phước Tích chủ yếu phục vụ

cho tôn giáo, tín ngưỡng, diễn ra 01 lần trong năm nên chưa thực sự thu hút sự quan tâm của KDL cũng như phát huy sự tham gia của CĐ. Bên cạnh lễ hội “Hương xưa

làng cổ” được tổ chức 02 năm/lần qua các kỳ Festival Huế thì nơi đây cần tổ chức các

lễ hội, ngày hội chỉ dành riêng cho Phước Tích để không phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác, có thể triển khai như:

+ Lễ hội “Cánh diều làng cổ”: Mang trong mình hình ảnh của một làng quê

Việt Nam, Phước Tích có đầy đủ yếu tố để tổ chức lễ hội thả diều theo năm, từ đó đặt cơ sở để thu hút sự quan tâm của KDL, tạo điều kiện để hướng nơi đây được chọn làm nơi diễn ra các sự kiện, hoạt động quốc tế tiêu biểu như Lễ hội thả diều quốc tế cùng một số các hoạt động dân gian khác. Bên cạnh đó, cần tái hiện lại các trò chơi dân gian truyền thống để thể hiện rõ nét nhất vẻ đẹp thanh bình của một làng quê Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

+ Ngày hội “Phước Tích – vẻ đẹp di sản”: Đây sẽ là một trong những hoạt

động diễn ra kết hợp song song với phiên chợ hương xưa làng cổ mà BQL di tích làng cổ Phước Tích đã triển khai đầu năm 2020. Tại ngày hội không chỉ có phiên chợ với những mặt hàng thủ công truyền thống của làng mà cần bố trí thêm một số không gian tái hiện đời sống sinh hoạt, những giá trị vật thể và phi vật thể thể hiện VH, bản sắc riêng của Phước Tích như không gian Triển lãm VH làng cổ, không gian âm nhạc – nghệ thuật truyền thống, không gian VH nhà rường cổ, không gian sinh hoạt, không gian ẩm thực,...Thông qua ngày hội, có thể tổ chức các hội thi, các buổi biểu diễn để thu hút sự tham gia của CĐĐP và du khách góp phần tăng thêm sự phong phú, đa dạng cho hoạt động. Có thể nói, đây là điều mà làng cổ Phước Tích cần chú trọng khai thác bởi đó sẽ là cơ sở thuận lợi để phát triển loại hình DLDVCĐ.

+ Ngày hội “Phước Tích, mùa dâu chín”: Bên cạnh các giá trị VH truyền thống cần chú trọng khai thác thì cũng nên dành sự quan tâm lớn đến những nét đặc sắc về tài nguyên thiên nhiên nơi đây. Ngoài cây vả - một loại cây đặc trưng với nhiều công dụng, nhất là chế biến các món ăn địa phương thì cây dâu cũng là một trong những tài sản giàu có của người dân Phước Tích. Hầu hết trong khuôn viên của mỗi gia đình, dọc các tuyến đường từ đầu làng đến cuối làng luôn có sự hiện diện của những hàng dâu xanh mướt. Vì vậy đây sẽ là một trong những sản phẩm có thể đưa vào phát triển

DL tại làng cổ để tạo điểm nhấn cho hoạt động DL địa phương đồng thời tạo cơ hội để thu hút du khách, quảng bá hình ảnh VH làng quê.

+ Những hoạt động về đêm: Hiện nay, thời gian lưu trú của khách đến với

Phước Tích chủ yếu đi trong ngày là chính, vì vậy cần có những chương trình về đêm để níu chân du khách lưu trú dài ngày. Đó cũng chính là mục tiêu phát triển DL tại đây trong thời gian tới. Để làm được điều đó, cần bổ sung các dịch vụ, hoạt động về đêm dựa trên những tiềm năng của làng như: Hoạt động “ thưởng thức nghệ thuật trên sông

Ô Lâu” bằng những điệu hò, giao duyên đối đáp để du khách vừa được thưởng thức

âm nhạc vừa được tản mạn con sông Ô Lâu thanh bình kết hợp với dịch vụ thả đèn hoa đăng hoặc cũng có thể tổ chức Hô hát Bài chòi để phục vụ du khách lưu trú và bà con trong làng.

+ Mô hình Biểu diễn thực cảnh với chủ đề “Âm vang Phước Tích”: Với những giá trị lớn về lịch sử, VH truyền thống lâu đời, Phước Tích như một “bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị nhân sinh sâu sắc được lưu truyền qua bao thế hệ. Dựa trên những tiềm năng đó, có thể xây dựng chương trình biểu diễn thực cảnh phục dựng lại những câu chuyện lịch sử từ thời ngài thỉ tổ Hoàng Minh Hùng lập làng, quá trình giao thoa giữa của cư dân Đại Việt và Champa, câu chuyện lịch sử cách mạng, tái hiện lại cảnh sinh hoạt làng quê cùng với những câu chuyện của gốm, của làng bánh vang danh một thời cùng với tín ngưỡng VH bản địa,... Tất cả những câu chuyện ấy sẽ được biểu diễn thực cảnh dưới sân đình, cây cổ thụ, bến nước, dòng sông tạo nên một chuỗi câu chuyện về làng cổ Phước Tích đã ghi dấu ấn âm vang bao thế hệ. Đây chính là hoạt động mới mẻ và thực sự thu hút du khách, tạo điểm nhấn trong hành trình đến với tại làng cổ, góp phần quảng bá VH – DL Phước Tích rộng rãi. Thông qua đó, hoạt động này sẽ rất phù hợp trong việc thu hút CĐ và phát triển DLDVCĐ tại làng cổ.

3.3.4.2. Phát triển một số tuyến – điểm tham quan mới tại làng cổ Phước Tích

Đề xuất phát triển DL làng cổ Phước Tích trở thành một điểm DL trung gian của vùng và là một điểm DL quan trọng của “con đường di sản miền trung” gắn với 03 di sản VH thế giới: Thánh địa Mỹ Sơn – Phong Nha Kẻ Bảng – Cố đô Huế.

Làng cổ Phước Tích sẽ là cầu nối giữa hai di sản VH thế giới: Kinh đô Huế và Phong Nha – Kẻ Bàng. Định hướng đầu tư từ nay đến năm 2030: Xây dựng làng cổ Phước Tích trở thành điểm DL quốc gia.

Cần có công tác nghiên cứu, khảo sát, tiến hành liên kết các điểm di tích và cảnh quan đặc sắc để thiết lập những chương trình DL với nhiều tuyến – điểm DL mới, có tính kết nối cao và thể hiện được trọn vẹn tiềm năng đặc sắc của làng cổ, đặc biệt là những chương trình DL dài ngày. Vì vậy, không chỉ tập trung xây dựng các tuyến – điểm DL trong phạm vi của làng cổ mà cần phải phối hợp với các di tích, điểm tham

quan trong khu vực huyện Phong Điền cũng như tỉnh Thừa Thiên – Huế để tạo nên sự đa dạng, hấp dẫn và nhiều sự lựa chọn cho du khách.

Ngoài ra, việc khai thác DL trên sông Ô Lâu tại làng cổ Phước Tích chưa được chú trọng và còn nhiều hạn chế, vì vậy cần đầu tư xây dựng các tuyến điểm DL bằng đường thủy để tạo nên sự đa dạng, độc đáo, phù hợp với không gian làng cổ cũng như tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân địa phương.

(Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích Việt Nam)

(Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích Việt Nam)

Hình 3.1. Bản đồ mối liên hệ giữa làng cổ với các di tích trong khu vực

(Nguồn: Viện Bảo tồn Di tích Việt Nam)

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)