Khả năng tiếp cận điểm đến

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 54)

CHƢƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

2.2.2. Khả năng tiếp cận điểm đến

Tiếp cận làng cổ Phước Tích thông qua 02 hệ thống đường giao thống chính: - Đường giao thông Quốc lộ 49B: Bề rộng lòng đường 5,5-6m, không có vỉa hè, dải nhựa. Tuyến đường này dự kiến được mở rộng lên 44m, tính từ tim đường. Việc mở rộng đường QL49B từ tim về hai phía sẽ ảnh hưởng đến nhiều di tích lịch sử nằm giáp đường đã được xếp hạng như chùa Phước Bửu, miếu đôi cũ,…

- Cầu Phước Tích: Cầu nối làng cổ với đường QL1A. Bề rộng cầu 6m, dải nhựa. Cầu mới được cải tạo nâng cấp mặt đường, lan can.

Năm 2007, được sự tư vấn của Hội kiến trúc sư Việt Nam UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư lát gạch con đường làng dài 2,5 km với tổng kinh phí 1,505 tỷ đồng. Việc đầu tư lát gạch đã làm cho làng cổ thêm sạch sẽ, tươm tất phần nào tăng tính tiện lợi cho du khách lẫn người dân địa phương, gạch được lát theo phong cách cổ điển nên không làm mất đi nét cổ kính, bình yên của ngôi làng.

- Đường giao thông chính bao quanh làng bao gồm hai đoạn chính:

+ Đoạn đường từ nhà điều hành đến lò gốm: Chiều rộng từ 5-7m; giữa đường lát gạch nằm rộng 1m, hai bên đường là dải bê tông rộng 1,2m.

+ Đoạn đường từ lò gốm đến đi làng nghề Vạn Xuân: Chiều rộng từ 5-7m; đường bê tông rộng 2,5-3m.

- Kiệt vào nhà, bao gồm các loại đường chính sau:

+ Kiệt lát gạch nghiêng: Một số tuyến đường ngõ đã được lát gạch nghiêng màu đỏ. Chiều rộng trung bình của ngõ từ 1,5-3m. Hiện nay, có khoảng 30% ngõ đã lát gạch nghiêng. Chiều rộng đường lát gạch từ 1,2-1,5m.

+ Kiệt bê tông: Một số tuyến đường đã được trải bê tông, rộng từ 1,5-3m. + Kiệt đất: Các tuyến đường còn lại vẫn chưa được lát gạch.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)