Thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 74)

7. Bố cục của Khóa luận

2.2.6. Thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá

Trong những năm qua, hoạt động xúc tiến quảng bá DL về làng cổ Phước Tích ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh với các hoạt động quảng bá DL như: gửi tờ rơi theo định kỳ hàng quý tại trung tâm thông tin, xúc tiến DL Thừa Thiên Huế, ở Festival nghề truyền thống Huế và các điểm DL như đảo Lý Sơn, Hội An phố cổ Hà Nội, làng cổ Phước Tích, Nghệ An cho du khách trong và ngoài nước; Phối hợp kênh truyền hình

VTV4 thực hiện chương trình quay phỏng vấn phát trực tiếp về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản hệ thống nhà rường Phước Tích; Phối hợp Bộ ngoại giao quay phim quảng bá hình ảnh làng nghề gốm Phước Tích,…

Trong năm 2019, BQL làng cổ Phước Tích đã xây dựng bảng giá các tour tham quan, các dịch vụ DL tại làng cổ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và quảng bá tới các công ty, lữ hành; Phối hợp với các kênh truyền hình Trung ương và địa phương (VTV8, TRT), các Công ty Truyền thông ANIO media Đà Nẵng tổ chức quy clip giới thiệu, quảng bá hình ảnh làng cổ Phước Tích; Phối hợp với Công ty Google tổ chức quảng bá, cập nhật, giới thiệu những hình ảnh DL làng cổ Phước Tích lên chuyên trang DL, hình ảnh của Google,…[6]. Năm 2020 cũng diễn ra một số hoạt động tuyên truyền, quảng bá nổi bật là chương trình phối hợp với các nghệ sỹ thực hiện các MV ca nhạc, các đoàn làm phim cá nhân như phim “Kiều” tổ chức quay các phân cảnh và hoạt động chợ quê nhằm quảng bá, giới thiệu những giá trị VH, cảnh quan làng cổ Phước Tích đến KDL trong và ngoài nước…[7].

Song song với đó là một số công tác xúc tiến quảng bá khác như tổ chức các lễ hội, tham gia các hội chợ triển lãm, thông qua mạng truyền thông, Internet, báo chí...

Kênh quảng bá hiện đang được BQL làng cổ Phước Tích dùng nhiều nhất đó là trang fanpage://PhướcTíchHeritage; Website:langcoPhuocTich.com; địa chỉ gmail langcophuoctich2013@gmail.com và địa chỉ facebook: banquanlilangcophuoctich cùng các website và fanpage do CĐ dân cư ở địa phương lập và quản lý nhằm quảng bá rộng rãi và khai thác triệt để tiềm năng DL tại nơi này. Nhưng nhìn chung, công tác quảng bá trên các phương tiện này không được cập nhật thường xuyên, đơn điệu nên chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương này, tác giả trình bày về tiềm năng và thực trạng phát triển DLDVCĐ hiện nay tại làng. Trong đó, tác giả đã làm rõ các vấn đề về hiện trạng tổng quan của làng cổ; hiện trạng công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị di tích; hiện trạng trang thiết bị kỹ thuật và vệ sinh môi trường và đặc biệt là hiện trạng phát triển DLDVCĐ tại làng cổ Phước Tích (về các chương trình DL hiện có cũng như tình hình việc làm và thu nhập của người dân khi tham gia vào hoạt động DL). Cùng với quá

trình khảo sát, điền dã, tác giả đã có những nhận định, đánh giá thực tế về các hiện trạng trên. Qua đó cũng nêu lên những vấn đề bất cập mà DL làng cổ Phước Tích đang đối mặt. Trong chương này, kết quả khảo sát được sử dụng như một công cụ chính để phân tích, chứng minh, làm rõ những vấn đề quan trọng trong khóa luận để từ đó có những kết luận đúng, làm cơ sở để đưa ra những định hướng, giải pháp ở chương 3 về việc phát triển DLDVCĐ tại làng cổ Phước Tích cũng như thực hiện mục tiêu phát triển DL bền vững trên địa bàn.

CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Ở LÀNG CỔ PHƢỚC TÍCH, THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Cơ sở xây dựng định hƣớng và giải pháp

3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển DL Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 vùng DL Bắc Trung bộ được xác định bao gồm 6 tỉnh, TP: gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế [29]. Đây là vùng có nguồn TNDL hết sức phong phú và DL cũng được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Vùng.

Được xác định là trung tâm DL lớn nhất của vùng Bắc Trung Bộ, Thừa Thiên - Huế có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển DL. Trước hết, TNDL tự nhiên đa dạng với hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, nhiều bãi biển đẹp như Lăng Cô, Cảnh Dương và vườn Quốc gia Bạch Mã,… Thừa Thiên Huế còn có nguồn TNDL nhân văn nổi bật và đặc sắc nhất là Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản VH thế giới gồm hệ thống lăng tẩm, thành quách, cung điện, chùa,... hài hoà với khung cảnh thiên nhiên được coi là một kiệt tác kiến trúc đô thị cổ của khu vực Đông Nam Á và thế giới. Ngoài ra, Thừa Thiên – Huế còn chứa đựng các giá trị văn hoá phi vật thể độc đáo, đặc sắc như ca múa cung đình, nghệ thuật ẩm thực, lễ hội truyền thống, làng nghề thủ công, văn hoá các dân tộc ít người như Tà Ôi, Vân Kiều,… đặc biệt Nhã nhạc cung đình - được UNESCO công nhận là di sản VH phi vật thể của thế giới.

Lợi thế của DL Thừa Thiên – Huế còn nhờ vị trí là cửa ngõ phía Nam của vùng DL Bắc Trung Bộ và giữa các di sản thế giới ở Việt Nam việc liên kết với các tỉnh lân cận sẽ làm tăng thêm giá trị của DL Thừa Thiên Huế.

Với tiềm năng, thế mạnh về vị trí và TNDL nêu trên, trong Quy hoạch tổng thể phát triển DL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định Thừa Thiên Huế gắn với hệ thống di sản VH Cố đô Huế và cảnh quan thiên nhiên Lăng Cô - Cảnh Dương, Bạch Mã, Tam Giang,… là địa bàn trọng điểm phát triển

DL của vùng Bắc Trung Bộ với định hướng TP Huế là đô thị DL [29]. Đồng thời, theo Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt việc xây dựng Huế thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, cho thấy vị trí và thế mạnh của DL Thừa Thiên Huế.

3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2013 – 2020, định hướng đến năm 2030 Huế giai đoạn 2013 – 2020, định hướng đến năm 2030

Trong quy hoạc tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên – Huế đến năm 2020 xác định phương hướng phát triển ngành DL gồm: Phát triển bền vững ngành DL nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế, VH, xã hội và môi trường, đưa DL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Về kinh tế, tăng dần tỷ trọng đóng góp của DL trong GDP. Về VH - xã hội, phát triển DL cần gắn với việc tôn tạo, bảo vệ các di sản VH, giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc của VH Việt Nam, VH Huế, tạo ra nhiều việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Về môi trường, phát triển DL phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, tôn tạo tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước, không khí và ngăn chặn việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên.

Như vậy, quan điểm và định hướng phát triển DL trong quy hoạch tổng thể phát triển DL Thừa Thiên – Huế đến năm 2030 chủ yếu tập trung vào việc khai thác nguồn TNDL nhân văn gắn liền với loại hình DL VH, đặc biệt nhấn mạnh việc khai thác giá trị của Quần thể di tích Cố đô Huế.

3.1.3. Cơ hội, thách thức của việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ Phước Tích Phước Tích

Trên cơ sở kết quả phân tích những tiềm năng cũng như thực trạng phát triển DLDVCĐ ở làng cổ Phước Tích, cùng với những thuận lợi, khó khăn của điều kiện bên ngoài; đề tài tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc phát triển DLDVCĐ ở địa phương.

Ma trận SWOT dưới đây cho thấy sự kết hợp những điểm mạnh (S), điểm yếu (W) của làng cổ và những cơ hội (O), thách thức (T) từ bên ngoài trong việc

khai thác TNDLNV phục vụ phát triển DL TTH. Trên cơ sở kết hợp: SO - phát huy thế mạnh để nắm bắt cơ hội (SO), ST - khai thác thế mạnh để vượt qua nguy cơ, WO - tận dụng cơ hội để khắc phục các điểm yếu cũng như WT - khắc phục điểm yếu để vượt qua nguy cơ. Từ đó, cân nhắc và xây dựng định hướng, giải pháp phù hợp nhằm phát triển DLDVCĐ ở làng cổ Phước Tích.

Bảng 3.1. Phân tích SWOT cho việc phát triển DLDVCĐ ở làng cổ Phước Tích Cơ hội (Opportunities) - 0 Thách thức (Threats) – T

O1: Nhu cầu khám phá, tìm hiểu các nền VH khác của khách trong và ngoài nước cao.

O2: Sự bất ổn chính trị của các quốc gia khác trong khu vực

O3: Huế được xác định là trọng điểm của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về DL VH

O4: Phước Tích được xác định là làng nghề vệ tinh trong chiến lược đẩy mạnh thương hiệu DL Huế

O5: Nhiều nhà đầu tư đến với TTH

T1: Sự phát triển của các điểm DL trong nước và trên thế giới

T2: Sự xuống cấp của tài nguyên VH do yếu tố thời tiết

T3: Sự cạnh tranh của các điểm DLDVCĐ khác T4: Thị trường tiêu thụ ngày càng khó tính, yêu cầu về chất lượng ngày càng cao. Điểm mạnh (Strengths) - S S1: TNDL tự nhiên phong phú và đặc sắc, phù hợp phát triển DLDVCĐ Kết hợp Mạnh + Cơ hội S2, 3, 4O1, 2, 3: Tập trung phát triển mạnh SPDL liên quan đến VH S1, 2, 3, 4, 5, O1, 2, 3, 4, 5: Đa dạng Kết hợp Mạnh + Thách thức S, 2, 3T 2: Tôn tạo và quản lý các DTLSVH S2,1,3,4,5 T1,3: Phát huy S2: Các DTLSVH có giá trị cao, mật độ di tích dày đặc S3: Làng nghề truyền hóa các SPDL gắn với TNDL S6,7O1,2,3,4,5: Đẩy mạnh khai thác các tour DL liên kết các điểm TNDLNV trong tỉnh.

thương hiệu du lich VH gắn với cảnh quan thiên nhiên đẹp

thống với sản phẩm đặc trưng, nổi tiếng

S4: VH của người dân giữ được nhiều dấu ấn đặc sắc

S5: Nghệ thuật ẩm thực phong phú

S6: Có thể tiếp cận bằng nhiều loại hình giao thông

S7: Hệ thống cơ sở lưu trú và đi lại khá hoàn chỉnh S8: Truyền thống người dân mến khách, thân thiện S9 : Chính sách ưu đãi đầu tư S3O1: Phát huy thế mạnh làng nghề truyền thống gắn với DL. S5, 8O1, 3, 4: Quảng bá nghệ thuật ẩm thực và truyền thống người dân mến khách S1, 2, 3, 4, 5, 6 , 8, 9O2, 4: Đẩy mạnh thương hiệu DL làng nghề

động kinh doanh và quảng bá DL

S 4,3,5,T1, 2,3: Phát huy nhân lực địa phương, tạo các SPDL đặc thù, và tham gia hoạt động DL

S6,7,9T3, 4: Tranh thủ chính sách ưu đãi của chính phủ để đầu tư nâng cao chất lượng SPDL Điểm yếu (Weaknesses) - W W1: KDL hạn chế đến làng vào mùa mưa bão

W2: Nhiều DTLSVH đang bị hư hại, xuống cấp

W3: Thiếu hệ thống chỉ dẫn thông tin DL đến các DTLSVH

W4: Phần lớn các điểm tài nguyên có sức chứa nhỏ

W5: Làng nghề truyền

Kết hợp Yếu + Cơ hội

W2,3,5O3,4,5: Thu hút đầu tư vào các dự án tu bổ, trùng tu, tôn tạo các di tích

W1,2,7,5O1: Xây dựng SPDL độc đáo tận dụng ưu thế TNDL nhân văn, làng nghề truyền thống, ẩm thực để thu hút khách W3, 6, 7O5: Thu hút đầu tư các dự án xây dựng CSVC kỹ thuật DL có chất lượng cao.

W5,8O3,4,5: Hỗ trợ doanh nghiệp và người dân địa phương phát triển DL. Kết hợp Yếu + Thách thức W1T1,3: Xây dựng các sản phẩm và dịch vụ DL cho mùa thấp điểm

W5T1, 3: Đầu tư phát triển SPDL làng nghề truyền thống, đặc thù

W2,3, 4, 6, 7 T4: Đầu tư có trọng điểm để trùng tu, tôn tạo các di tích và nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng giá trị phục vụ DL

thống có nguy cơ mai một dần

W6: Thiếu cơ sở lưu trú có chất lượng cao W7: SPDL chưa đa dạng

W8: Sự thờ ơ và thiếu tự tin của người dân địa phương.

W9: Thiếu sự liên kết với các TNDL khác trong vùng

W8,9O3, 4,: Tăng cường công tác quản lý, liên kết đối với hoạt động DL

chế ưu tiên, khuyến khích người dân tham gia vào DL

W8, 9,T1,2,3,4: Tăng cường công tác quản lý và liên kết với các điểm DL khác trong và ngoài tỉnh

3.2. Định hƣớng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế

Trên cơ sở tình hình phát triển và vai trò của ngành DL; hiện trạng khai thác TNDL và căn cứ vào mục tiêu chiến lược của ngành DL Thừa Thiên - Huế và ma trận phân tích SWOT, việc phát triển DLDVCĐ ở tỉnh Thừa Thiên – Huế cần chú ý vào một số định hướng sau:

- Khai thác phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và

của ngành DL

DL là ngành kinh tế tổng hợp, sự phát triển của ngành có mối liên hệ tới các ngành kinh tế khác, tới việc bảo vệ môi trường và phát triển VH - xã hội địa phương. Vì vậy, việc phát triển DLDVCĐ phải phù hợp, gắn liền với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và của ngành DL.

- Mở rộng địa bàn hoạt động DL, liên kết với các điểm DL khác

Hoạt động DL Phước Tích chỉ dừng lại ở tham quan, trải nghiệm một số SPDL trong làng. Qua nghiên cứu, xung quanh làng còn có nhiều điểm DL khác như các làng nghề truyền thống hoặc các điểm tham quan VH. Hơn nữa, làng cổ Phước Tích có khả năng tiếp cận bằng nhiều phương tiện giao thông khác nhau, vì cần mở rộng địa bàn DL cũng như liên kết với các điểm DL khác.

- Đa dạng hóa SPDL

SPDL của làng cổ Phước Tích còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào các di tích VH lịch sử và sản phẩm làng nghề phục vụ cho loại hình DL tham quan thuần túy. Với sự phong phú và đa dạng của nguồn TNDL, đội ngũ lao động, việc tạo ra các sản phẩm tham quan dựa vào CĐ kết hợp giúp làm đa dạng hóa SPDL, góp phần tăng sức thu hút đối với du khách đến làng cổ, kéo dài thời gian lưu trú và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.

- Gắn liền với việc nâng cao các giá trị VH truyền thống của dân tộc.

VH CĐ, làng xóm là những sản phẩm độc đáo, hình thành trong đời sống CĐ và được CĐ gìn giữ qua bao thế hệ, gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và mang đặc trưng riêng của mỗi vùng đất. Việc khai thác các tài nguyên này cho hoạt động DL nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách về những giá trị VH đặc sắc của địa phương; đồng thời góp phần nâng cao ý thức về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc đối với người dân bản địa.

- Gắn liền với công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên

Việc duy trì, giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo các bản sắc VH riêng của địa phương có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động DL. Như vậy, ở khía cạnh nào đó hoạt dộng DL phụ thuộc vào mức độ bảo tồn của các giá trị VH truyền thống. Vì vậy, phát triển DLDVCĐ phải gắn với công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên.

- Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

DL ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Phát triển DL bền vững để vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu ở tương lai, trở thành xu hướng tất yếu.

Sự tồn tại và phát triển của ngành DL phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)