Giải pháp về thị trường, tiếp thị

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 98 - 99)

7. Bố cục của Khóa luận

3.3.7. Giải pháp về thị trường, tiếp thị

- Xây dựng hình tượng DL Phước Tích là một điểm đến thanh bình, đặc sắc và có tính phân biệt với các điểm DL khác.

- Sử dụng khẩu hiệu đã có “Phước Tích – Hương xưa làng cổ” để quảng bá hình ảnh về làng cổ cũng như thương hiệu DL tại làng.

- Thiết kế poster về DL làng cổ Phước Tích, trong đó lấy người dân làm hình ảnh chính để thể hiện đặc trưng về DL nơi đây.

- Xây dựng các tập gấp giới thiệu về làng cổ, DL tại làng cổ, sơ đồ tham quan tại làng cổ Phước Tích. Xây dựng tập san, ấn phẩm hình ảnh, tài liệu, phim quảng cáo bằng nhiều ngôn ngữ và quảng cáo trên kênh truyền hình cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng.

- Tổ chức mời các hãng lữ hành quốc tế, các phóng viên báo chí, truyền hình về tham quan, viết bài, đưa tin về hình ảnh và các hoạt động DL tại Phước Tích, tham gia các sự kiện, hội chợ về DL.

- Tham gia hội chợ triển lãm hàng thủ công truyền thống được tổ chức hàng năm, tham gia các Festival làng nghề. Đây chính là một phương thức quảng bá thương hiệu gốm Phước Tích nói riêng và làng gốm Phước Tích nói chung tới du khách trong và ngoài nước có hiệu quả nhất.

- Cải tiến về mặt nội dung trên các trang thông tin điện tử của BQL làng cổ Phước Tích. Những thông tin, hoạt động cần được cập nhật liên tục, nội dung cần phong phú hơn, đưa thêm các SPDL mà Phước Tích đang và sẽ khai thác. Phần giao diện của website cần bắt mắt hơn, màu sắc cần phong phú hơn và đưa thêm các hình ảnh đẹp của làng lên trang đầu của website. Bên cạnh đó, website của làng cổ Phước Tích cần được bổ sung thêm tiếng Anh và thêm nhiều thứ tiếng khác để phục vụ tối đa nhu cầu khách quốc tế.

- Công tác xúc tiến, quảng bá cần sự phối kết hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước về DL với các doanh nghiệp DL và chính quyền địa phương như: Phối hợp với Sở VH - Thể Thao tỉnh Thừa Thiên – Huế; Sở DL tỉnh Thừa Thiên – Huế, các doanh nghiệp DL và các doanh nghiệp lữ hành khác, các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học đưa các học sinh đến học tập, tham quan, thực tập kết hợp các chương trình về nguồn ở địa phương.

- Bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm hàng hóa truyền thống Phước Tích nên chú ý hơn nữa đến việc sản xuất các sản phẩm mang tính DL làm quà lưu niệm để bán cho du khách mỗi khi đến tham quan và các sản phẩm này chỉ nên phân phối tại làng.

Những sản phẩm đó có thể mang hình ảnh của làng, của cố đô Huế, của đất nước và con người Việt Nam. Đây là một hình thức quảng bá miễn phí nhưng đem lại hiệu quả vô cùng to lớn cho làng gốm Phước Tích.

- Phối hợp với Hiệp hội DL Việt Nam trong việc tham dự các hội chợ, triển lãm, hội thảo chuyên đề... trong và ngoài nước về công tác phát triển DLDVCĐ và bảo tồn nguồn TNDL.

- Các hình thức thông tin, quảng cáo: các tờ rơi, áp phích, thông tin, panô, băng video... tại các đầu mối giao thông, các phương tiện vận chuyển... để cho khách có được các thông tin về các chuyến đi, địa điểm, chương trình DL tại làng cổ Phước Tích.

- Phối hợp với các công ty DL, các hãng lữ hành tổ chức các tour khảo sát, xây dựng các chương trình DL đến với Phước Tích mang đậm màu sắc VH làng nghề. Đây là một hình thức quảng cáo trực tiếp đến tận khách hàng rất có hiệu quả.

- Xúc tiến quảng bá DL cần phải là công cụ đắc lực cho việc giới thiệu các sản phẩm được xây dựng, tạo dựng hình ảnh chân thực nhất của làng cổ Phước Tích, các SPDL này cần được cung cấp thông tin đúng và đủ cho các đối tượng cần thông tin, làm nổi bật các giá trị quan trọng nhất nhằm định vị được vị trí của DL làng cổ Phước Tích và từng SPDL đối với thị trường khách.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)