Thực trạng nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 65 - 68)

CHƢƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

2.2. Thực trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại làng cổ PhướcTích

2.2.3. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch

2.2.3.1. Về mặt chất lượng

Hiện nay, bộ máy nhân sự của BQL làng cổ Phước Tích với tổng số tám người đó ban lãnh đạo có hai đồng chí, năm viên chức khai thác DL, phát huy di sản và một viên chức kế toán. Trong đó có 4 người đạt trình độ đại học và 4 người được kiêm nghiệm những nhiệm vụ khác nhau như bảo tồn, bảo tàng và hướng dẫn viên. Dựa trên số lượng và trình độ có thể đánh giá nguồn lực quản lí như vậy là quá ít và không thể hiện được quy mô cho một nền DL chuyên nghiệp.

Hiện nay tại làng cổ Phước Tích nguồn nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất gốm còn lại khoảng 20 người, trong đó:

+ 10 người sản xuất, hướng dẫn KDL trải nghiệm nghề truyền thống (tổ quảng diễn). Đây là đội ngũ vừa hướng dẫn cho KDL trải nghiệm, vừa sản xuất những sản phẩm ở dạng thô (hình dáng sản phẩm) sau đó những sản phẩm được chuyển đến những nghệ nhân có trình độ mỹ thuật cao sẽ biến tấu những họa tiết cho ra những sản phẩm có tính nghệ thuật cao hơn.

+ 10 người còn lại là những nghệ nhận trước đây từng sản xuất gốm, nay chỉ sản xuất những sản phẩm nhỏ phục vụ KDL hoặc chuyển đổi nghề. Đây là đội ngũ giàu kinh nghiệm trong việc chọn đất, đặc biệt là nung đốt. Họ là những người thợ lành nghề, đã gắn bó với nghề gốm truyên thống mấy chục năm nay. Hiện giờ do những điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau, một số vẫn tiếp tục gắn bó với nghề gốm, số còn lại đã chuyển đổi nghề.

Đối với cư dân đang tham gia hoạt động DL: Qua số liệu điều tra được cho thấy hiện toàn làng có tất cả 40 người tham gia hoạt động DL, trong đó tỷ lệ nữ chiếm 67,5% so với nam (27 nữ - 13 nam) và chủ yếu trong độ tuổi từ 45 đến 54 tuổi,

không có lao động dưới 25 tuổi tham gia. Trong đó có 7 người trong độ tuổi từ 25 đến 30 tuổi (chiếm 17,5%), 12 người trong độ tuổi từ 25 đến dưới 34 tuổi (chiếm 30%) 16 người trong độ tuổi từ 45 đến 54 tuổi (chiếm 40%) và 5 người trên 54 tuổi [48].

Sở dĩ lao động nữ nhiều là bởi hoạt động DL tại làng cổ hiện nay đang chú trọng vào lĩnh vực ẩm thực, lưu trú là chính còn lao động nam thì chủ yếu phục vụ trong lĩnh vực quảng diễn gốm, xe đạp, thuyền,... nên tỷ trọng lao động chưa cao và đặc biệt thiếu lao động trẻ dưới 25 tuổi tham gia vào hoạt động DL là bởi dân số ở làng cổ Phước Tích hiện nay đang già đi, toàn làng là 398 nhân khẩu/119 hộ, trong đó gần 70% số người từ 65 tuổi trở lên. Điều này đã dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực trẻ trầm trọng trong việc bảo tồn, phát huy di sản và phát triển DL, nhất là việc phục hồi lại các nghề truyền thống của quê hương đã mất đi và một số nghề đang đứng trước nguy cơ mai một.

Làng cổ Phước Tích nổi tiếng với truyền thống hiếu học từ xưa đến nay, tương truyền có nhiều con em trong làng đỗ đạt làm quan từ thời vua tuy nhiên số lao động có trình độ vê mặt chuyên môn nghiệp vụ thường đi làm ăn nơi khác mà chưa có ý định làm kinh tế DL ở địa phương nên qua kết quả khảo sát bằng bảng hỏi đối với 30 người người dân bản địa cho thấy 65% người dân có trình độ dưới trung học phổ thông, 15,5% cư dân làm DL có trình độ trung học phổ thông, 10,5% có trình độ nghề sơ cấp và trung cấp, 5% cư dân làm DL có trình độ trung cấp cao đẳng chuyên nghiệp, không có cư dân nào có trình độ đại học trở lên. Xét về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ DL do BQL làng cổ Phước Tích phối hợp với trường cao đẳng nghề DL Huế để đào tạo về mặt nghiệp vụ lưu trú cho cư dân thì có 13 người được tham gia lớp đào tạo nghiệp vụ về DL, còn lại số đông là 27 người chưa qua đào tạo. Mặc dù hầu hết người dân đều rất hiếu khách và đón tiếp KDL đến tham quan rất nhiệt tình, vui vẻ nhưng kỹ năng giao tiếp và phong cách phục vụ còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp còn thấp.

Hình 2.1. Chất lƣợng nguồn nhân lực tham gia hoạt động DL tại làng cổ Phƣớc Tích

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

2.2.3.1. Về mặt số lượng

Hiện nay, tại làng cổ Phước Tích có tổng số 40 người làm DL [48]. Tuy nhiên, nếu đem số lượng trên so sánh với mặt bằng chung của toàn làng thì con số 40 người chưa đủ để thể hiện quy mô về đội ngũ lao động địa phương cả về số lượng lẫn chất lượng. Toàn làng hiện nay với 398 nhân khẩu nhưng chỉ có 40 người tham gia vào hoạt động DL thì thực sự là quá thấp (nhất là các dịch vụ như hướng dẫn, DL thuyền) để ta thấy rằng DL nơi đây đang thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng. Phải chăng lợi ích từ DL mang lại chưa cao nên phần lớn người dân không hào hứng? Hay là vì hoạt động DL nơi đây khai thác chưa thật sự hấp dẫn để giữ chân người dân ở lại làng làm DL? Đây là vấn đề rất lớn mà BQL làng cổ cũng như chính quyền địa phương phải quan tâm và ưu tiên giải quyết, bởi một khi những người già trong làng không còn nữa (trong tương lai gần) thì số phận của làng sẽ chẳng ai biết được, chưa nói đến việc làm DL.

Qua quá trình khảo sát thì người dân tham gia vào hoạt động DL chủ yếu tham gia dưới hình thức tuỳ thuộc vào sự sắp xếp của BQL DL. Do lượng khách đến Phước Tích vẫn còn thấp và mang tính thời vụ nên làm DL chưa thực sự trở thành công việc chính của người dân. Vì vậy, tham gia DL chỉ là công việc làm thêm, chưa thực sự là công việc chính để tạo ra thu nhập chính cho gia đình. Chính vì vậy cần phải có giải pháp thu hút, đẩy mạnh tiêu thụ SPDL để tăng mức độ tham gia của người dân, giải quyết khó khăn về vấn đề kinh tế.

Hình 2.2. Thời gian tham gia dịch vụ DL bình quân 1 tuần của ngƣời dân tại làng cổ Phƣớc Tích

[PERCENTAGE]

[PERCENTAGE]

Chất lƣợng nguồn nhân lực tham gia hoạt động dịch vụ du lịch tại làng cổ Phƣớc Tích, Thừa Thiên - Huế

Có được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)

Dựa trên kết quả khảo sát về thời gian tham gia dịch vụ DL bình quân 1 tuần của người dân tại làng ta thấy rằng thời gian tham gia hoạt động DL phổ biến nhất là từ 5 giờ đến dưới 10 giờ chiếm 55% trong tổng số. Riêng mốc thời gian từ 10 giờ đến dưới 15 giờ chiếm 25% tương đương có 10 người có số giờ làm việc bình quân 1 tuần trong khoảng này và theo khảo sát thì chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực lưu trú homestay là chính. Đặc biệt, rất ít người có số giờ làm việc bình quân 1 tuần trên 15 giờ nhưng lại nhiều người có số giờ làm việc bình quân 1 tuần dưới 5 giờ lần lượt với tỷ lệ 5% và 15%. Như vậy, những số liệu trên đã cho thấy thực trạng số giờ làm việc bình quân 1 tuần của các lao động tham gia hoạt động DL ở làng cổ còn ở mức thấp, chưa tận dụng tối đa quỹ thời gian dẫn đến thu nhập từ hoạt động DL chưa cao.

Chưa kể, khi được hỏi thêm về việc có muốn làm thêm giờ nữa không thì có đến 80% số người được hỏi mong muốn làm thêm giờ và sẵn sàng làm thêm giờ. Qua đây có thể thấy thêm một thực trạng nữa đó là tình trạng thiếu việc làm vẫn còn tồn tại với các cư dân người Phước Tích trong hoạt động DL, bởi lẽ kinh tế của làng từ xưa dựa vào nghề gốm nhưng nghề gốm đã không còn như trước nữa nên cuộc sống rất khó khăn và với việc khai thác như hiện nay thì không đủ để tăng thu nhập, nâng cao mức sống chính vì vậy việc sẵn sàng làm thêm giờ là điều rất dễ hiểu, đồng thời đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến dân số của làng ngày một già đi.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)