Đặc điểm về kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 37 - 40)

7. Bố cục của Khóa luận

1.2.3. Đặc điểm về kinh tế, xã hội

Cuộc sống của con người nơi đây gắn liền với dòng sông Ô Lâu. Nhìn chung người dân Phước Tích sinh sống bằng các nghề thủ công truyền thống là chính, trong đó chủ yếu là nghề gốm. Theo các kết quả điều tra khảo cổ học, hoạt động sản xuất gốm có thể xác định niên đại từ thế kỷ XVII. Đến thế kỷ XX, làng đã là một làng gốm tiêu biểu ở miền Trung không những tạo ra những sản phẩm sinh hoạt hằng ngày mà các sản phẩm gốm theo đường thủy, đường bộ được vận chuyển tới Huế - kinh đô của Vương triều cuối cùng của Việt Nam và tới Hội An – thương cảng sầm uất quốc tế thời bấy giờ.

Bên cạnh nghề gốm, người dân Phước Tích còn có nghề làm dầu chuồn, nghề làm bánh truyền thống được làm từ bột gạo tinh chế nhào thêm chút bột lọc như: bánh ít lá gai, bánh phu thuê, bánh bông cây, bánh tai vạt,…nghề điêu khắc gỗ, nghề làm tò he, nghề đánh bắt cá,… Nhưng hiện nay hầu hết các nghề truyền thống đều đang đứng trước nguy cơ bị mai một, thậm chí có một số nghề đã không còn hoạt động nữa bởi lớp trẻ dần rời xa quê làm ăn xa, học hành nên người trong làng chủ yếu là người già và làm nghề buôn bán nhỏ để sinh sống.

Song những năm gần đây với sự bùng nổ của DL, đặc biệt từ năm 2014, khi Lễ hội “Hương xưa làng cổ” được tổ chức đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của làng thông qua các hoạt động, dịch vụ như tham quan, lưu trú, ăn uống,… Nhờ vậy, diện mạo làng xã thay đổi, đời sống của người dân cũng thêm phần khỏi sắc.

Cấu trúc và tổ chức không gian làng Phước Tích có thể được coi là điển hình cho mô hình cư trú nơi thôn quê của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ. Đó là cấu trúc mở với những căn nhà trong vườn, nhà vườn, dân cư sống san sát. Điều này tạo điều kiện cho quan hệ xóm làng gắn bó khắng khít với nhau. Các gia đình này hầu hết là gia đình mở, 3-4 thế hệ cùng chung sống với nhau, bao gồm ông bà, cha mẹ và con cái.

Làng Phước Tích trước đây chia làm ba xóm, gọi là Tam Hòa: Thượng Hòa (xóm Ngoài), Trung Hòa (xóm Giữa) và Hạ Hòa (xóm Dưới). Trong đó, xóm Giữa (xóm Lò bây giờ) cồn đất nổi cao thuận lợi cho việc dựng các lò gốm, nên dân cư của xóm này có đời sống khá giả hơn các xóm khác. Về sau đổi làm hai phe gọi là Nhị Giáp: Đông giáp (phe Đông) và Tây giáp (phe Tây). Hiện nay, làng Phước Tích có các xóm: Xóm Xuân Viên (xóm Hội), xóm Cừa, xóm Cây Thị, xóm Đình và xóm Cầu [48].

Về phương diện giao thông, từ xưa Phước Tích đã có nhiều thuận lợi về đường thủy lẫn đường bộ. Dòng Ô Lâu và nhánh của nó chảy xuyên qua hầu hết địa phận cư trú của các làng từ Phước Tích, Phú Xuân, Mỹ Xuyên đến Ưu Điềm. Đường vào làng có duy nhất một chiếc cầu ở phía Tây, ngày trước phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền. Từ Phước Tích người dân có thể sử dụng thuyền để lên rừng khai thác lâm thổ sản, ra đầm phá đến cửa biển vào Thanh Hà - Phú Xuân - Huế để giao lưu kinh tế, VH.

Phước Tích cách quốc lộ 1A khoảng 1km nằm trên đường quốc lộ 49B có vị trí thuận lợi cho việc đi lại vận chuyển, khai thác nguyên vật liệu, lưu thông hàng hóa, dễ dàng cho việc đón nhận, tiếp xúc những luồng VH, tư tưởng từ nơi khác tới, góp phần thích đáng cho sự giao lưu kinh tế - VH - xã hội. Tuy nhiên, do có sông Ô Lâu bao quanh, Phước Tích bị bó lại trong một tổng thể không thể thoát ra được, đất đai không có khả năng mở rộng ra, sự giao lưu bên ngoài bị hạn chế, người dân có cuộc sống khép kín, hướng nội.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, khóa luận đã trình bày cơ sở lý luận chung về DLDVCĐ, bao gồm những vấn đề sau: khái niệm DL, CĐ và DLDVCĐ; đặc điểm và nguyên tắc của DLDVCĐ; điều kiện phát triển DLDVCĐ; thành phần tham gia DLDVCĐ và một số SPDL có sự tham gia của CĐ; các mức độ tham gia của CĐ vào hoạt động DL và kinh nghiệm phát triển DLDVCĐ ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả đã giới thiệu tổng quan làng cổ Phước Tích về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã

hội. Toàn bộ các vấn đề được trình bày ở chương 1 sẽ là nền tảng lý luận vững chắc tạo tiền đề cho việc trình bày các vấn đề quan trọng tiếp theo ở chương 2 và 3 của khóa luận.

CHƢƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở làng cổ phước tích, thừa thiên huế (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)