Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Bảo Lộc giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 70 - 73)

3.1. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Na m Chi nhánh Bảo

3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Bảo Lộc giai đoạn 2011-

2011-2015

Công tác huy động vốn

Với quyết tâm ổn định và phát triển nguồn vốn huy động tại chỗ, Ban lãnh đạo chi nhánh đã xác định Huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, cần ưu tiên hàng đầu. Nhờ có định hướng đúng và có sự đầu tư phù hợp, nên huy động vốn của chi nhánh đã có sự tăng trưởng cao trong giai đoạn 2011-2015. Năm 2011, nguồn vốn huy động chỉ đạt 614 tỷ đồng nhưng đến năm 2015 nguồn vốn huy động đã tăng lên 1.443 tỷ đồng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động không đồng đều qua các năm. Số liệu cụ thể được thể hiện qua hình 3.1

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 3.1 Nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng tại BIDV Bảo Lộc

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao nhất vào năm 2012 với tỷ lệ là 58% và thấp nhất vào năm 2013 với tỷ lệ là 1,6%

Trong giai đoạn 2011-2015, cơ cấu vốn theo kỳ hạn có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn và tăng dần tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là hệ quả tất yếu của lạm phát và cuộc cạnh tranh lãi suất huy động giữa các ngân hàng.

Huy động vốn dân cư ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Tỷ trọng của nguồn vốn này có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2011-2015, trong đó năm 2015: chiếm tỷ trọng trên 80%

Hoạt động HĐV của chi nhánh luôn được quan tâm đúng mức nên đã có sự tăng trưởng đánh kể. Tuy nhiên trong công tác HĐV tại chi nhánh còn một số vấn đề cần lưu tâm:

- Mặc dù có thị phần HĐV lớn nhất địa bàn, nhưng tốc độ tăng trưởng HĐV giai đoạn 2011-2015 đã giảm và không ổn định. Điều này thể hiện nguồn tiền nhàn rỗi tại các doanh nghiệp và cá nhân đã có dấu hiệu bão hoà do vậy dự báo trong giai tiếp theo HĐV sẽ có mức tăng trưởng chậm.

- Tại địa bàn Bảo Lộc đã tập trung hầu hết các ngân hàng lớn do vậy dự báo trong giai đoạn tiếp theo cạnh tranh trong công tác HĐV sẽ hết sức gay gắt và thị phần HĐV của chi nhánh sẽ bị chia sẻ.

Hoạt động tín dụng

Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn là sự gia tăng về dư nợ tín dụng. Trong giai đoạn 2011 – 2015, dư nợ tín dụng của chi nhánh đã tăng nhanh chóng từ 980 tỷ đồng năm 2011 đến 2.344 tỷ đồng vào năm 2015. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức rất cao và gia tăng liên tục qua các năm. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2015 cao nhất đạt 43,1% và thấp nhất vào năm 2012 đạt 12%.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao nhưng tỷ lệ nợ xấu vấn được kiểm soát dưới 3% và có xu hướng giảm dần qua các năm.

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 3.2 Tình hình dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng của BIDV Bảo Lộc

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV chi nhánh Bảo Lộc, 2011 – 2015

Dịch vụ

Tính đến thời điểm hiện nay nhóm khách hàng sử dụng và đem lại nhiều lợi nhuận nhất vẫn là nhóm khách hàng doanh nghiệp (chiếm khoản 65% tổng thu dịch vụ). Về định hướng chi nhánh tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ các sản phẩm có thế mạnh của chi nhánh như: bảo lãnh, thanh toán, tài trợ thương mại,....

Một số kết quả hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn 2011 – 2015 với sự nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên của chi nhánh đã mang lại kết quả kinh doanh khả quan cho toàn chi nhánh. Lợi nhuận của chi nhánh không ngừng gia tăng qua các năm, lợi nhuận bình quân theo đầu người theo đó cũng tăng lên.

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 3.3 Kết quả kinh doanh của BIDV chi nhánh Bảo Lộc

Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV chi nhánh Bảo Lộc, 2011 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 70 - 73)